Hôm nay,  

Chì Có Ảnh Hưởng Gì Đến Sức Khỏe Của Chúng Ta?

15/03/202400:00:00(Xem: 1629)

Bột-Than-Chì
Từ hàng ngàn năm nước, chì là một trong những kim loại đầu tiên được con người khai thác và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Nhưng nhiễm độc chì hiện đang là mối lo lớn cho sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là đối với trẻ em. Hình: bột than chì.


Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không có mùi và cũng chẳng có vị, những lượng nhỏ chì (lead) hiện diện trong các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trong nhà chúng ta ở, và cả trong nước chúng ta uống. Thậm chí, chì còn xuất hiện trong các bình nước tái sử dụng, như việc phát hiện ra chì trong đáy ly Stanley. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và khơi dậy sự chú ý của người tiêu dùng đối với một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu.
 
Các nguồn tự nhiên như những trận phun trào núi lửa chỉ góp một phần không đáng kể vào lượng chì có trong môi trường, còn thủ phạm chính gây ra tình trạng ô nhiễm chì toàn cầu – khiến khoảng 5.5 triệu người chết mỗi năm – là các hoạt động của con người.
 
Alexander More, khoa học gia về khí hậu và sức khỏe tại Đại học Massachusetts và Đại học Harvard, người dẫn đầu các nghiên cứu về chủ đề này, cho biết: “Trên thực tế, lượng chì trong không khí xuất phát từ các nguồn tự nhiên thường rất là ít, trừ khi quý vị đang ở ngay sát một ngọn núi lửa. Chì mà quý vị hít vào thở ra hàng ngày chủ yếu đến từ các hoạt động của con người.”
 
Nguồn ô nhiễm chì phổ biến nhất là các hoạt động khai thác mỏ và các quy trình công nghiệp như lò chế biến chì và lò đốt chất thải, tiếp theo là việc thêm chất phụ gia (có chứa chì) trong quá trình sản xuất xăng và sơn. Ngoài ra, quá trình sản xuất pin và một số dịch vụ công cộng khác cũng góp phần gây ra ô nhiễm chì.
 
Chì được dùng để làm gì?
 
Chì là một trong những kim loại đầu tiên con người khai thác từ quặng hàng ngàn năm trước, và kể từ đó kim loại này đã được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Tiền xu cổ, mỹ phẩm, đồ gốm và đạn dược… đều là những thứ từng được làm từ chì. Thậm chí, chì còn được người La Mã cổ đại sử dụng trong hệ thống cung cấp nước, trong quá trình sản xuất và lên men rượu, và dùng để thêm vị ngọt cho thức ăn.
 
Con người có thể đã biết được những nguy hại cho sức khỏe từ việc tiếp xúc với nhiễm chì từ thời Đế chế La Mã. Tuy nhiên, thế giới vẫn tiếp tục sử dụng kim loại này cho nhiều mục đích khác nhau, từ việc nghiên cứu giả kim thuật (alchemy) ở thời Trung cổ cho đến chất phụ gia xăng dầu trong thế kỷ XX. Từ đó cho đến gần cuối thế kỷ 20, Hoa Kỳ đã trở thành quốc gia hàng đầu trong sản xuất và tiêu thụ chì tinh luyện, thải ra hàng triệu tấn chì vào môi trường thông qua các loại nhiên liệu dùng để vận hành các phương tiện giao thông.
 
Phải đến cuối thế kỷ 20, ngay sau khi Quốc Hội ban hành Đạo Luật Không Khí Sạch, Hoa Kỳ mới bắt đầu hạn chế sử dụng chì. Năm 1973, Sở Bảo Vệ Môi Sinh Hoa Kỳ thực thi các quy định đầu tiên nhằm giảm dần lượng chì trong xăng, nhưng phải mất gần nửa thế kỷ trước khi xăng dầu có chì bị cấm bán trên toàn thế giới, theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO). Việc loại bỏ chì khỏi xăng đã làm giảm đáng kể nồng độ chì trong máu của người dân trên toàn thế giới, bao gồm cả Hoa Kỳ.
 
Dù vậy, vẫn chưa có quy định cấm chì trong nhiên liệu dành cho máy bay, vậy nên đây là nguồn phát thải chì lớn nhất còn sót lại trên toàn quốc. Tháng 10 năm ngoái, EPA đã xem xét và xác định rằng việc tiếp tục sử dụng xăng máy bay có chứa chì là mối nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
 
Theo giáo sư Tomás Guilarte, nhà nghiên cứu chất độc thần kinh tại Đại học Quốc tế Florida, không giống như nhiều hóa chất khác, chì không phân hủy sinh học theo thời gian – đây phần nào là lý do tại sao tiếp xúc với chì là một vấn đề nghiêm trọng về công bằng môi trường.
 
Các cộng đồng thu nhập thấp và người gốc da màu ở Hoa Kỳ đang phải đối mặt với mức độ tiếp xúc với chì cao nhất, chủ yếu là do môi trường và nơi sinh sống của họ là những nơi nằm gần đường cao tốc hoặc các khu vực có đất bị ô nhiễm chì nặng nề.
 
Trẻ em có bị ảnh hưởng gì không?
 
Olivia Halabicky, khoa học gia về sức khỏe môi trường tại Đại học Michigan, cho biết: “Với chì thì chẳng có mức độ nào là an toàn cả.”
 
Bà khuyến khích mọi người nên thực hiện kiểm tra nồng độ chì không chỉ trong máu mà còn trong nguồn nước, nhà ở và thậm chí là trong đất đai xung quanh. Các sản phẩm tiêu dùng chứa chì như thực phẩm, đồ trang sức và đồ chơi trẻ em cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Halabicky cho biết thêm: “Chúng ta cần phải ngăn chặn mọi người khỏi nguy cơ tiếp xúc với chì hoặc hết thảy những thứ liên quan đến chì.”
 
Theo Guilarte, trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương nhất bởi chì, vì bộ não của trẻ còn đang trong giai đoạn phát triển, và chì có thể gây ảnh hưởng tiêu cực và nghiêm trọng đến sự phát triển này.
 
Tiếp xúc với chì ở mức cao có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho bộ não và hệ thần kinh trung ương của trẻ, khiến trẻ lâm vào tình trạng hôn mê, co giật và thậm chí là tử vong. Dù may mắn sống sót sau khi bị nhiễm độc chì nghiêm trọng, trẻ vẫn có thể bị suy giảm trí tuệ và rối loạn hành vi suốt đời. Ngay cả việc tiếp xúc với chì ở mức thấp cũng có thể làm giảm chỉ số IQ, khiến trẻ bị sa sút khả năng học tập cùng kết quả yếu kém.
 
Guilarte giải thích: “Thử tưởng tượng một cửa hàng gốm sứ đang bày bán rất nhiều món quý hiếm và dễ vỡ. Rồi bất ngờ, một con bò ở đâu lao vào khiến cho mọi thứ tan hoang. Đó chính xác là những gì xảy ra khi bộ não tiếp xúc với chì.”
 
Chì còn gây hại cho cơ thể như thế nào?
 
Chì không chỉ gây hại cho bộ não, nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng tiếp xúc với chì ở mức cao có thể gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác, chẳng hạn như tim.
 
Và không chỉ nồng độ cao mới có tác hại.
 
Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy khoảng 400,000 trường hợp tử vong mỗi năm ở Hoa Kỳ có thể liên quan đến việc tiếp xúc với chì ‘mức độ nhẹ’ – hơn một nửa là do bệnh tim mạch. Theo một tuyên bố khoa học năm 2023 của Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ, việc tiếp xúc lâu dài với chì chỉ cần ở mức nhẹ hoặc trung bình cũng đã có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
 
Trong khi đó, một nghiên cứu khác năm 2022 phát hiện rằng hơn 170 triệu người ở Hoa Kỳ hiện nay, tương đương với hơn một nửa dân số Hoa Kỳ, đã từng tiếp xúc với chì ở mức cao khi còn nhỏ. Khoảng 10 triệu người có thể đã từng tiếp xúc với chì ở mức cao gấp 7 lần ngưỡng mà các chuyên gia y tế lo ngại.
 
Theo Guilarte, để giải quyết một vấn đề ‘không chỉ của riêng ai’ như thế, chúng ta cần phải xem xét lại về cách kiểm tra độ an toàn của sản phẩm, cũng như cách sàng lọc và đánh giá mức độ chì trong cơ thể.
 
Ông nói: “Ở Hoa Kỳ có quy định là mọi trẻ em dưới hai tuổi đều phải được xét nghiệm kiểm tra xem có bị nhiễm chì hay không. Và rất nhiều tiểu bang không làm đúng theo quy định đó. Chúng ta còn nhiều việc phải làm lắm.”
Nguyên Hòa biên dịch
 
Nguồn: “This is what you need to know about lead and your health” được đăng trên trang Nationalgeographic.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Số ca nhiễm vi rút hợp bào hô hấp (RSV) gia tăng, bệnh cúm đang lây lan rộng rãi và số lượng bệnh nhân phải vào bệnh viện cấp cứu ngày càng tăng. Tốt nhất là nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân, khách khứa và gia đình quý vị. Theo một cuộc khảo sát của tổ chức vô vụ lợi KFF (trước đây gọi là Kaiser Family Foundation), một nửa người dân Hoa Kỳ dự định thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe trong mùa lễ này. Một số lo lắng về nguy cơ mắc bệnh của chính mình; những người khác muốn bảo vệ người thân vì các loại bệnh hô hấp rất dễ lây truyền.
11 năm trước, các khoa học gia Jennifer Doudna và Emmanuelle Charpentier lần đầu tiên mô tả một phương pháp mới để chỉnh sửa gen, được gọi là CRISPR, trong một bài báo khoa học. Phát hiện mới rất quan trọng và đã giúp cho hai khoa học gia đoạt giải Nobel Hóa học năm 2020: nó có thể thay đổi cách điều trị các căn bệnh di truyền. Vào ngày 8 tháng 12 năm 2023, Cơ Quan Kiểm Soát Thực-Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chính thức chuẩn thuận phương pháp điều trị đầu tiên dựa trên công nghệ này ở Hoa Kỳ.
Dù lệnh cấm đã được công bố rộng rãi và có hiệu lực, người dân California – kể cả trẻ vị thành niên – vẫn có thể mua thuốc lá điện tử có hương vị trên mạng. Điều này được chỉ ra qua một nghiên cứu mới được xuất bản trên JAMA Network Open. Vào ngày 21 tháng 12 năm 2022, California ban hành Senate Bill 793 của Thượng viện, cấm bán hầu hết các sản phẩm thuốc lá có hương vị (flavored tobacco), bao gồm cả thuốc lá điện tử (e-cigarettes), cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Shisha, các loại xì gà cao cấp và thuốc lá không khói (loose-leaf tobacco) được miễn khỏi luật này.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, tình trạng buồn nôn và nôn mửa thường xảy ra trong giai đoạn ba tháng đầu của thai kỳ chủ yếu do một loại hormone gây ra. Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện này có thể dẫn tới những phương pháp điều trị tốt hơn cho tình trạng ốm nghén, kể cả những trường hợp hiếm gặp, nguy hiểm đến tánh mạng.
Thời tiết thay đổi có thể khiến cho tâm trạng và cảm xúc thay đổi theo, mùa lễ cũng có thể gây ra những thay đổi trong tâm trạng và hành vi của mọi người. Vào khoảng thời gian này trong năm, sẽ có nhiều người trong chúng ta cảm thấy căng thẳng, lo lắng và bực bội hơn bình thường. Những nguyên nhân gây căng thẳng có thể dẫn tới nguy cơ cao về các bệnh tim mạch, ngộ độc rượu và cả tỷ lệ tử vong do đột quỵ.
Salmonella lại hoành hành. Vào đầu tháng 12, các cửa hàng thực phẩm trên khắp Hoa Kỳ đã thu hồi dưa vàng (cantaloupes) sau khi người ta phát hiện ra rằng cả trái nguyên và loại cắt sẵn đều bị nhiễm khuẩn Salmonella ở 34 tiểu bang – và đã gây ra hai trường hợp tử vong. Dưa cantaloupes nhiễm salmonella cũng được phát hiện ở Canada, các viên chức y tế công cộng cũng ra lệnh thu hồi loại trái cây này.
Mỗi ngày, cơ thể chúng ta đều đối mặt với rất nhiều kẻ xâm nhập tiềm ẩn, đặc biệt là trong mùa lạnh và ở những vùng khí hậu lạnh. Những vi sinh vật này, được gọi là các tác nhân gây bệnh (hay mầm bệnh), xuất hiện dưới nhiều hình thức như vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm. Hệ thống miễn dịch của cơ thể thiết lập nhiều tuyến phòng thủ để chống lại chúng. Và đây là cách hệ thống đa tầng này hoạt động.
Vào ngày Chủ Nhật 7 tháng 12 2023, tại Trung Tâm Thực Hành Chánh Niệm Nam Cali (MPC), Tiến Sĩ Giáo Dục Bạch Xuân Phẻ đã có buổi chia sẻ về cách hướng dẫn cho các em tuổi teen thực hành chánh niệm. Cùng tham dự buổi chia sẻ còn có chị Chơn Nguyên, y tá của Học Khu Centralia (Buena Park), huynh trưởng Gia Đình Phật Tử, nhiều bậc phụ huynh có con em đang ở tuổi teen, tăng thân Xóm Dừa, Nụ Hồng…
Thuốc diệt siêu vi (Antiviral drugs) thường được coi là một phát minh của thế kỷ 20. Nhưng một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra một điều bất ngờ trong hệ thống miễn dịch của chúng ta: Nó có thể tự mình tổng hợp các phân tử diệt siêu vi (antiviral) để phản ứng chống lại sự lây nhiễm của vi rút. Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu về một loại protein tạo ra các phân tử diệt siêu vi tự nhiên. Khác xa với phát minh hiện đại của nhân loại, tự nhiên đã tiến hóa các tế bào tiến hóa để tạo ra “loại thuốc” của riêng chúng – biện pháp phòng vệ xa xưa nhất để chống lại virus.
Trí tuệ nhân tạo / AI (Artificial Intelligence) gần đây được nhắc đến rất nhiều không những trong giới công nghệ máy tính mà cả trong các môi trường chính trị, kinh tế, xã hội vì tác dụng tiềm năng của nó trên mọi lãnh vực của đời sống con người. Riêng trong lãnh vực y học, AI đã và đang có những bước tiến đáng kể. AI đang được sử dụng để cải thiện kết quả của bệnh nhân, giảm chi phí và tăng hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe, có khả năng cách mạng hóa y học bằng cách cung cấp các chẩn đoán chính xác hơn, kế hoạch điều trị cá nhân hóa và cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.