Hôm nay,  

Chuyện Vui Cao Niên Hải Ngoại: Không Ăn Thì Lỗ Còn Ăn Thì Lại Khổ

27/12/201200:00:00(Xem: 13315)
Xuân đến, Xuân đi, Xuân lại về…
Chúng ta hiện đang bước dần vào mùa lễ lộc... Thôi thì tiệc tùng lu bù liên miên, ăn uống mệt nghỉ!

Tiệc cuối năm trong cơ quan, trong sở, trong hãng; tiệc khao mừng xếp lớn xếp nhỏ; tiệc gây quỹ của hội đoàn; tiệc ái hữu, tiệc từ thiện, tiệc cứu trợ; thêm tiệc họp mặt bạn bè ta hát ta nghe ta vỗ tay hay tiệc gia đình, v.v...

Nhưng cũng còn đỡ hơn ngày xưa, mỗi năm bị mời đi 2-3 cái đám cưới ứ hự, giá bạn bè thân thích là 200$ cho cả hai vợ chồng coi mới được. Cho 100$ cũng được nhưng có vẻ hơi kẹo kéo quá xá. Thà từ chối quách đi cho rồi thì còn hay hơn.

Lúc rày không còn thấy đám cưới đâu hết, cũng đỡ, chỉ còn thỉnh thoảng phải đi viếng đám tang bạn bè mà thôi nên…ít tốn tiền hơn xưa.

Tiệc tùng là dịp để chúng ta gặp gỡ bạn bè, đấu láo, thăm hỏi đẩy đưa những câu đầu môi chót lưỡi, toàn chuyện huề vốn thí dụ như lúc rày có khỏe mạnh không? có bệnh hoạn gì không? có về Việt Nam chơi không? con cái lúc nầy ra sao? có cháu nội ngoại gì chưa? có tính đi du lịch đâu không? có đi Trung Quốc hay có đi cruise gì chưa?

Hoặc chuyện thằng cha nầy con mẹ nọ, vân vân và vân vân.

Hỏi tới tấp chẳng khác gì công an bên nhà hỏi…tội.

Toàn là chuyện hỉ nộ ái ố hoặc chuyện trên trời dưới đất không hà!

Tiệc tùng là dịp để chúng ta cùng nhau nhậu nhẹt, cụng ly ngất ngư con tàu đi, rồi sẵn đó còn bàn tính chuyện kinh bang tế thế thí dụ như chuyện làm từ thiện bên nhà, chuyện TT. Obama thắng cử, chuyện xã hội Hoa Kỳ không hiểu nỗi với những vụ nổ súng bừa bãi vào trẻ em vô tội, vân vân; chuyện tập thiền hay tập tài chi hoặc tập dưỡng sinh; chuyện sex của người già yamaha; chuyện ước nguyện sau khi chết thí dụ như chết nên chôn hay đốt, nếu chôn thì chôn ở đâu, còn đốt thì tro để chỗ nào, trong chùa hay rãi sông biển, vân vân.
cao_nien_nl_ntc
Hai vợ chồng cao niên Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan. (Photo NTC Dec 09/2012)
Chỉ riêng chuyện cát bụi ta trở về với cát bụi không thôi mà cũng gây ra nhiều tranh cãi mất thì giờ nhiều nhất. Chuyện tro hỏa táng đưa vô chùa hoặc vô từ lăng columbarium cất giữ là chuyện xưa rồi diễm, tốn kém từ 500$ đến 2000$ vô ích, uổng tiền quá...Theo nhà văn Song Thao cho biết, hiện nay cái mode đem rải tro trên núi hay ngoài biển rất thịnh hành, vừa tiết kiệm được tiền lại vừa hợp vệ sinh và môi sinh. Không thể đem tro về nhà vì ghê quá. Vậy cho nên sau khi chết hổng biết tro hỏa thiêu của mình đem lên núi Mont Royal (Montréal) để dưới gốc cây cho nó theo gió bay đi làm phân bón cỏ cây, hay nên đem thả xuống sông St-Laurent cho linh hồn được mát mẻ…Lo quá!

Các nhà quàn bây giờ đều có cả dịch vụ bao trọn gói về vấn đề nầy.

Các bạn có thấy toàn là chuyện tào lao hay không?

Hỏi cho vui, cho đã cái miệng móm mém, cho xả bớt cái xú bắp đang đầy ắp, vậy thôi!

Và câu trả trả lời hợp tình hợp cảnh là “anh sao tui vậy” cho nó huề vốn và cho vui vẻ cả làng! Còn trả lời lạng quạng theo kiểu kên-xì-po mốc họng hay kiểu hách-xì-xằng thì chẳng những bị thiên hạ ghét, mà còn chửi là già rồi mà còn làm phách, chết tới nơi mà hổng lo (chả hiểu lo cái gì?).

Cũng dễ hiểu và cũng nên thông cảm cho bọn senior chúng tôi. Ở nhà hổng có dịp bàn luận mấy cái chuyện bá vơ tào lao nầy với bà xã được vì sẽ bị mấy bả nẹt liền, hết hứng.

Nói thiệt với các bạn, nếu được ngồi chung một bàn toàn dân đực rựa không thì đã biết mấy.Tự do, tha hồ mà đấu láo bất cứ chuyện gì cũng được mà hổng sợ bị mấy bả kiểm duyệt bắt lỗi bắt phải nầy nọ khó chịu lắm...

Cũng có mấy cha hay mấy mẹ mắc phải bệnh than mãn tính. Bệnh nầy hay lây lắm. Ngồi gần mà phải nghe than suốt cả buổi làm mình cũng phát chán đời theo luôn. Bộ trên đời nầy chỉ có một mình mình độc quyền có problem nầy nọ hay sao vậy kìa?

Tiệc tùng cũng là cơ hội để các bà chị có dịp ăn diện thời trang, áo dài thật đẹp, thật à la mode hết xẩy, toàn là đồ xịn may bên VN không hà. Đi tới đi lui, xề qua bàn nầy, xẹt qua bàn nọ, làm điệu làm dáng, ẹo qua ẹo lại, ỏn a ỏn ẻn, tưởng mình còn như là con gái đôi mươi nhân ba hay bốn gì đó, cho bà con thiên hạ nhìn ngắm cho đã con mắt, cho đã thèm, ai tức ráng chịu, ai biểu dòm!

Mà đẹp thiệt, nhờ son phấn, nhờ chích botox, nhờ đội thêm tóc giả, nhuộm hoe hoe như đầm thứ thiệt nên thấy có bà nhìn cũng còn mướt con mắt lắm chớ chẳng phải chơi đâu. Có bà mới đi làm tóc, đầu còn mới tinh cứng ngắt chẳng khác gì đầu cô dâu trong buổi tiệc cưới!

Nghe thiên hạ nói có nhiều bà chị nhân chuyến về VN thăm nhà và làm từ thiện, sẵn dịp tân trang lại nhan sắc mùa thu lá bay hay mùa đông băng giá gì đó, mục đích làm cho ông xã đã xệ của mình lé con mắt để có thể tìm lại cảm xúc tưởng chừng như đã tắt lịm tự bao giờ...Nghe nói bên đó có lắm bác sĩ tài ba khéo tay lắm mà lại tính hô nô re rẻ rề!
cao_nien_ntc_nl
Ra cửa sông Saint Laurent – Québec, mặc sức mà rải tro (photo NTC 2012). Ca sĩ nghiệp dư-Cao niên Ngọc Lan đang trổ tài. (photo NTC 2006)
Còn các ông thì gọi nhau ơi ới, rượu vào lời ra, dô dô tới tấp, múa tay múa chân, mặt mày đỏ gay như trái gấc, thường hay thích kể chuyện tiếu lâm, chuyện miệt dưới càng mặn càng tốt, rồi nhe răng giả trắng hếu cười hô hố, nghe rần rần như cái chợ cá Trần Quốc Toản Sài Gòn năm xưa vậy đó.

Đồng ke! Các bà cũng ráng lắng tai nghe, nhưng sau đó nếu thấm ý thì chửi là thứ đồ mắc dịch, mắc toi, già dịch, hay già hổng nên nết (có nết gì đâu mà nên), đồ tầm xàm bá láp gì đâu không

hà... Làm mấy cha cụt hứng, tiu nghỉu, bị đứt dây xìu hết!

Ai muốn hát thì cứ việc lên hát, ai muốn nói chuyện thì cứ nói, hổng ai phiền ai gì ráo trọi!

Không khí quá ư là…tự do ồn ào, y như là cái chợ cá không sai! Vui lắm các bạn ơi!

Có ông anh ngồi thừ ra, nét mặt trầm tư mặc tưởng. Chắc có lẽ mới bị bà chị…đì!

Ông khác thì có vẻ như ngủ gà ngủ gật, lim dim mơ màng trên bàn tiệc như đang thiền vào cõi nào đâu, giao khoán hết mọi việc cho bà nhà muốn nói gì hay làm gì thì cứ tự tiện...

Ờ, còn chuyện nầy nữa. Bạn có khi nào để ý hầu như trong những buổi tiệc ở nhà hàng Tàu mấy bà hay có cái lệ hay bảo phổ-ky đem thêm cho mấy cặp dao nĩa nữa, không biết để lấy đồ ăn cho dễ hay để ăn cho nó có vẻ lịch sự noble như đầm?

Ăn riết tại mấy cái tiệm Tàu thì cũng có bấy nhiêu món đó mà thôi, thí dụ như tổ chim đồ biển, mực xào nấm đông cô, thịt bò xào gai lan, vân vân, khó gắp bằng đũa thấy mẹ, và toàn là mỡ là dầu là bột ngọt, thấy mà phát ngán phát sợ luôn!

Có bàn ăn không hết, nhà hàng đem hộp ra cho ai muốn đem thức ăn dư về nhà thì cứ tự nhiên, đừng có ngại ngùng, đừng có mắc cỡ gì hết...Tiền đã trả rồi, thời buổi khó khăn, gạo châu củi quế, bỏ phí uổng lắm và cũng tội chết đi!

Mà có phải rẻ gì đâu. Cách nay 5 năm, tại Montréal, trung bình vừa ăn, vừa nghe ca sĩ cây nhà lá vườn hát, vừa vợ ai nấy ôm nhảy nhót loạn xạ, ban tổ chức chỉ lấy tượng trưng thôi, nhưng từ vài năm nay giá vé đã nhảy vọt lên lối gấp đôi gấp ba. Rồi còn vé ủng hộ, vé VIP, vé mạnh thường quân nữa...Hình như bên Mỹ người ta tính rẻ hơn.

Đó là chưa kể chuyện ủng hộ ngoài lề (mua vé số, bỏ thêm chút đỉnh vô bao thơ để giúp từ thiện, bán đấu giá mấy bức tranh, ép mua báo xuân, v.v...).

Kẹt một nỗi là phần đông chúng ta đều lớn tuổi cả rồi. Đến dự để gặp gỡ bạn bè cho vui vậy thôi chớ còn ăn uống thì có bao nhiêu đâu, vì phải kiêng cữ nầy nọ đủ thứ.

Tiền hưu, tiền già cũng hạn chế, nên mỗi lần đi cũng đắn đo, cũng hao tài lắm chớ bộ!

Ngoài ra, ai nấy cũng đều có ít nhiều vấn đề sức khỏe nầy nọ!

Đầu óc thì khi nhớ khi quên, thứ mình cần xài thì lần lần mất đi. Còn những thứ khác cần nó giảm đi thì nó lại tăng lên hoài chẳng hạn như đường cao, máu cao, đau lưng nhức mỏi kinh niên.

Mắt mũi thì lèm nhèm, hay lãng tai, quên trước nhớ sau, hay nói đi nói lại hoài nên đôi khi làm con cháu bực mình bực mẫy quá trời quá đất, sinh ra đổ quạu!

Hỏi thăm nhau, người nào người nấy cũng ít nhiều đều giống nhau hết!

Trăm cái khổ của tuổi già nên ăn uống cũng phải cẩn thận tốp tốp bớt lại, kiêng cái nầy, cữ cái kia, rất phiền phức chớ không được thoải mái tự nhiên như hồi còn trẻ đâu.

Đôi khi nhìn thực đơn, thấy ngon, thích ngó bằng mắt hơn là thích ăn bằng miệng!

Mấy năm trước, trong bàn tiệc, vợ chồng tác giả thấy có vài cụ niên trưởng lúc ăn đến món thịt, rút cây kéo nhỏ thủ sẵn ra, cắt xơ xơ rồi mới ăn được, ăn uống đổ tháo tùm lum. Sao mà thê thảm quá vậy. Nay thì phần đông các cụ nầy đã quy Tiên ráo trọi rồi!

Bây giờ là lớp của người gõ tấn lên thế dần vào lớp bô lão đó. Kẻ trước người sau mà thôi!

Cười người hôm trước, hôm sau người cười! Đúng quá xá!

Thiệt khổ cho cái thân già mà còn đèo bồng. Ai biểu già mà ham làm chi!

Không ăn thì lỗ, còn ăn thì lại khổ!

Nhưng, thôi thì thà chịu khổ, vì một năm chỉ gặp lại bạn bè đôi ba lần cũng là một điều hữu ích cho sức khỏe…tâm thần của chúng ta vậy!

Đọc thêm;

- Nguyễn Thượng Chánh

Chết tốn bao nhiêu tiền?
http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-98_4-14401_5-50_6-1_17-162_14-1_15-1/

- Dispositions relatives à la destination des cendres après la crémation
http://agora.qc.ca/thematiques/mort/dossiers/dispositions_relatives_a_la_destination_des_cendres_apres_la_cremation

Montréal, Dec 26, 2012

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo tờ Smithsonianmag, trong một cuộc phẫu thuật thử nghiệm đột phá, các khoa học gia đã điều trị cho bốn bệnh nhân bị thương nặng ở một mắt bằng cách cấy ghép tế bào gốc từ mắt còn lại. Ula Jurkunas, bác sĩ nhãn khoa tại Massachusetts Eye and Ear và là tác giả đầu tiên của nghiên cứu mới, cho biết: “Báo cáo từng trường hợp cụ thể về bốn bệnh nhân cho thấy một số thông số đã có sự cải thiện, đồng thời cơn đau cũng như các triệu chứng khó chịu đều có giảm bớt.”
Các bác sĩ tại NYU Langone Health trong tuần qua cho biết ca ghép thận heo (đã biến đổi gen) cho một người đàn ông (đã chết não) thành công và thận vẫn tiếp tục hoạt động sau 32 ngày, tờ Washington Post đưa tin. Đây là một bước tiến lớn tới khả năng cấy ghép dị chủng. Theo báo cáo, trong vài phút đầu tiên sau khi được cấy ghép, trái thận không bị cơ thể người nhận đào thải – điều này thường là một vấn đề lớn trong cấy ghép dị chủng (sử dụng cơ quan từ loài khác để cấy ghép). Trái thận đã bắt đầu sản xuất nước tiểu và đảm nhận các chức năng của thận người như đào thải các chất độc.
Nếu thuở nhỏ quý vị từng bị rầy la vì vụ đọc sách, truyện trong bóng tối hoặc nếu có xài mắt kính chặn ánh sáng xanh khi làm việc trên máy tính, thì có thể quý vị chưa hiểu đúng về sức khỏe của mắt. Theo Cơ Quan Kiểm Soát và Phòng Bịnh (CDC), ở Hoa Kỳ cứ 10 người trưởng thành thì có khoảng 4 người có nguy cơ cao bị suy giảm thị lực. Bác sĩ Joshua Ehrlich, giảng sư về nhãn khoa và khoa học thị giác tại Trường Michigan cho biết, có nhiều bịnh về mắt có thể điều trị hoặc phòng ngừa được. Và sau đây là một số niềm tin phổ biến của mọi người về thị lực và những nhận xét của các chuyên gia.
Gần đây các tin thời sự nói nhiều về vấn đề sinh sản. Những nước Á châu đang phát triển kinh tế tột bực như Nhật, Đài Loan và Đại Hàn đều gặp phải vấn đề mức sinh sản quá thấp. Phụ nữ các xứ này học càng ngày càng lâu, lập gia đình chậm hoặc từ chối lập gia đình, có con ít hoặc chọn lựa không sinh con cái để tiếp tục sự nghiệp cá nhân, nếp sống tự do không vướng bận con cái, hoặc lo ngại không đủ tiền của để giáo dục nuôi dưỡng một đứa trẻ.
Một nhóm các nhà nghiên cứu vây quanh Keith Thomas, 45 tuổi, và nhìn chằm chằm vào bàn tay phải của ông. “Mở ra nào, mở ra nào, mở ra nào,” họ thúc giục, và reo hò khi những ngón tay của Thomas xòe ra và cuộn lại theo các hình ảnh trên màn hình máy tính. Vào tháng 7 năm 2020, bị tai nạn trong một chuyến đi lặn, Thomas bị liệt từ ngực trở xuống. Nhưng giờ đây, ông đã có thể cử động tay trở lại sau một thử nghiệm lâm sàng thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Feinstein Institutes for Medical Research của Northwell Health ở New York.
Mùa hè đang vẫy gọi với những chuyến du lịch sôi động, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi số ca nhiễm COVID-19 dần tăng trở lại. Một số tiểu bang ở Hoa Kỳ, số người phải vào bệnh viện do COVID-19 cũng đang tăng, đặc biệt là những người cao niên. Theo Cơ Quan Kiểm Soát và Phòng Bịnh (CDC), số người phải vào bệnh viện hàng tuần đã tăng nhẹ kể từ giữa tháng 6, từ khoảng 6,300 ca lên hơn 8,000 ca trong tuần kết thúc vào ngày 22 tháng 7. Kể từ khi kết thúc tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng do COVID-19 vào tháng 5, CDC không còn báo cáo về số ca nhiễm COVID-19 trên toàn quốc. Điều này có nghĩa là các sở y tế của tiểu bang không còn phải báo cáo dữ liệu này cho CDC.
Giác mạc (cornea) là một lớp mô cứng, trong suốt bao phủ phía trước mắt. Nó giúp tập trung ánh sáng vào võng mạc (retina). Nếu giác mạc bị tổn thương do bệnh tật hoặc chấn thương, nó có thể gây ảnh hưởng đến thị lực. Trên toàn thế giới, gần 13 triệu người bị mù do các vấn đề về giác mạc.
Các phòng khám ‘lang băm’ hô hào có bán các liệu pháp tế bào gốc (stem cell therapies) mọc lên nhan nhản khắp mọi nơi. Trên thế giới, có hàng ngàn phòng khám, cơ sở tuyên bố có thể chữa được bách bệnh, từ bệnh tự kỷ cho đến bại não. Những nơi có nhiều ‘phòng khám trị liệu tế bào gốc’ nhất là ở Hoa Kỳ, Mexico, Ấn Độ và Trung Quốc. Rất nhiều người đang đi khắp mọi nơi để tiếp cận những phương pháp điều trị này, dẫn đến một hiện tượng được gọi là du lịch tế bào gốc (stem cell tourism).
Cứ bốn năm ngàn bé trai ra đời là có một bé bị một chứng bệnh di truyền làm chúng bại liệt, yếu dần và tử vong sớm. Ngày 22 tháng 6, 2023 Cơ quan quản trị thực phẩm và thuốc của Hoa Kỳ FDA chuẩn thuận một trị liệu dùng gen (di thể) mới nhất, với giá cao chưa từng thấy là trên 3 triệu đô la cho mỗi liều thuốc (may mắn là chỉ cần một liều duy nhất). Trước hết chúng ta bàn về bệnh này. Tên của bệnh là “loạn dưỡng cơ Duchenne” dịch từ danh từ khoa học quốc tế: tiếng Anh là Duchenne Muscular Dystrophy (DMD). Duchenne là tên của một bác sĩ chuyên khoa thần kinh tiên phong thế kỷ thứ 18 công bố về bịnh này (sau vài người khác) và bs đầu tiên làm sinh thiết (biopsy) các cơ bắp trong những đứa trẻ bị liệt trong bịnh này.
Một loại thuốc hứa hẹn mới sẽ là phương pháp đầu tiên trên thế giới giúp người lớn có thể mọc lại răng một cách tự nhiên, hoặc giúp trẻ em mắc chứng “anodontia” bẩm sinh có thể mọc răng như bình thường. Nghiên cứu mới do các khoa học gia tại Trường Kyoto và Trường Fukui thực hiện, dẫn đầu bởi Katsu Takahashi. Ông cho biết: “(Phương pháp) làm mọc răng mới là giấc mơ của mọi nha sĩ. Tôi đã nghiên cứu nó từ khi còn là sinh viên. Tôi tin rằng mình có thể làm được điều đó.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.