Hôm nay,  

Xin Lương Tâm Nhân Loại Hãy Xót Thương Loài Cọp

21/08/201200:00:00(Xem: 15876)
Bác sĩ Thú y Nguyễn Thượng Chánh

Năm 2012 Việt Nam nhận được hai thẻ đỏ (quốc gia tệ nhất thế giới) trong vấn đề bảo vệ loài tê giác và loài cọp.

(Among the worst performers is Viet Nam that received two red scores, for rhinos and tigers. The World Wildlife Fund, or WWF, ranked Vietnam the worst country for wildlife protection among 23 nations assessed for enforcement and protection of species prone to poachers, such as rhinos, elephants and tigers.)

Contries fail to protect endangered species from illegal trade.
http://wwf.panda.org/wwf_news/?205743

Cọp là chúa sơn lâm. Mạnh như cọp và dữ như cọp là những điều không ai có thể chối cãi được.

Cọp trong y học cổ truyền

Từ cả ngàn năm nay, y học cổ truyền Trung Quốc đã xem cọp như một loài vật vô cùng hiếm quý để cung cấp nguyên liệu dùng làm thuốc.

Chính lý do nầy là nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của giống cọp trong một tương lai sắp tới.

Mặc dù cọp được tổ chức quốc tế CITES (Convention on International Trade in Endangered Species) bảo vệ, ngăn cấm việc mua bán đổi chác các phần và bộ phận lấy từ cọp nhưng nguy cơ bị tuyệt chủng vẫn còn đe dọa trước mắt.

Lý do chánh yếu vẫn là dân tộc Á Châu còn bị bị tiêm nhiễm nặng ý tưởng về khả năng trị liệu vô song của loài cọp. Có lẽ đây là một nét văn hóa đặc thù đã có từ cả ngàn năm nay nên không thể nào một sớm một chiều gột bỏ đi được.

Trung Quốc và Việt Nam đều là hội viên của CITES.

Hai quốc gia nầy đều có ban bố những điều luật khắt khe nghiêm cấm việc mua bán, đổi chác sang nhượng, sử dụng nguyên liệu lấy từ cọp để sản xuất thuốc.
cop_bs_nguyen_thuong_chanh
Bs Thú y Nguyễn Thượng Chánh và bạch hổ (nhồi), Miami Zoo 2011.
Dân chúng cũng được giáo dục để họ có ý thức hơn trong việc bảo tồn giống cọp, đồng thời được khuyến khích nên sử dụng dược liệu rẻ tiền hơn và hữu hiệu hơn là cao hổ cốt để trị bệnh đau nhức.

Nhưng thực tế cho thấy, ngoài đời khó áp luật dụng một cách cho có hiệu quả được cũng tại vấn đề $$$ quá hấp dẫn mà thôi!

Cọp dùng để trị bệnh gì?

Y học cổ truyền Trung Quốc rất mạnh về việc sử dụng các bộ phận của cọp để làm thuốc.

Ngược lại, y học phương Tây thì chống lại vấn đề trên vì thiếu khảo cứu khoa học đáng tin cậy và xem đây là một nguyên nhân làm tuyệt chủng loài cọp trên thế giới.

Theo Đông y, hầu như tất cả các phần và bộ phận của cọp đều có thể dùng để làm thuốc được.

Qua tài liệu Tây phương, y học cổ truyền Trung Quốc đã sử dụng các phần sau đây:

Animal parts & Chinese medicine
http://factsanddetails.com/china.php?itemid=331&catid=13&subcatid=83

- Râu cọp: trị nhức răng và tăng cường sức khỏe;

- Mắt cọp: trị co giật convulsion, kinh phong epilepsy, sốt rét malaria, cườm mắt cataract, an thần kinh (nervousness);

- Mũi cọp: trị kinh phong;

- Đuôi cọp: dùng trị bệnh ngoài da;

- Răng cọp: dùng làm đồ trang sức đeo ở cổ để trừ tà ma, đạn bắn không trúng (?)

Răng được dùng để trị bệnh dại, hen suyễn, đau ở chim;

- Óc cọp: trị uể oải, làm biếng;

- Huyết cọp: giúp tăng sinh lực;

- Da cọp: trị bệnh tâm thần;

- Thịt cọp: trị sốt rét, tăng cượng sinh lực, ói mửa;

- Dái cọp: trị ho lao;

- Mật cọp: trị co giật ở trẻ em;

- Sạn mật cọp: trị mệt mỏi, chảy nước mắt;

- Phân cọp: trị co giật, sốt rét, ung loét…

Video: Hổ bị nấu cao; chồn, rắn thành món nhậu
http://www.youtube.com/watch?v=A1vK6jZXxRg

Tại Đài Loan, một chén cháo cọp bán ra với giá 320$US, quảng cáo nói là đại bổ giúp cho các ông cường tráng, múa lân hoài mà không biết mệt...

Thịt cọp ăn có mùi tương tợ như thịt heo, nhưng chứa nhiều nạt hơn thịt heo.

** Xương cọp hay hổ cốt: xay thành bột, ngâm rượu, nấu cao trị phong thấp, viêm khớp, tăng lực cơ, kéo dài tuổi thọ.

** Rượu hổ cốt tiger bone wine: tạo sinh lực, cường tráng.

Cọp trưởng thành cho lối 12kg xương.

Cũng như các loài động vật khác, xương cọp chứa chính yếu chất phosphorus, calcium và chất sắt.

Theo khoa học Tây phương, thì xương cọp chả có một giá trị gì cả trong trị liệu.

Đây là chưa kể có thể là hàng dỏm, làm từ xương chó, hoặc đôi khi được trộn thêm các loại thuốc Tây (như Viagra) v.v.

Các nhà chuyên môn Việt Nam nói gì về cao hổ cốt?

Về mặt Đông Y, người gõ xin quý bạn đọc các bài sau đây:

Bs Lê Văn Lân: Hổ cốt: Cao & Rượu đăng trong trang KhoaHoc.net

“…Xương cọp và vuốt cọp cùng lông bàn chân cọp làm bùa cho con nít đeo. Xương cọp treo trên nóc nhà thì đuởi quỉ ma khiến người nhà không bị ác mộng. Hình vẽ cọp treolàm bùa gọi là Hắc hổ trấn phủ (búa cọp đen) như phong tục VN ngày xưa thường làm để cho con nít dễ nuôi, khỏi sài đen hay ma quỉ bắt. Đôi khi dân ta còn treo bùa Ngũ hổ(5 ông thần cọp) với đủ 5 sắc của ngũ hành: xanh, đỏ, vàng, trắng, đen.

Hổ cốt được coi là thuốc quí trong những thứ khác trong ý niệm dân Á Đông.

Những khảo sát thực nghiệm về hổ cốt:

Hổ cốt có chứa: collagen, mỡ, calcium phosphate, calcium carbonate, magnésium phosphate, kalium carbonate. Collagène là hoạt chất chánh. Gélatine của hổ cốt chứa 17 amino acids.

Ở Hoa lục, người Tàu đã làm nhiều khảo sát, tuy nhiên tính chất chính xác, khoa học của sự khảo sát và sự hiệu nghiệm trên dược lực học và áp dụng lâm sàng ra sao, thế giới bên ngoài chưa đủ dữ kiện và bằng chứng để đánh giá vì tất cả những khảo sát đều thi hành trong nội địa khép kính của nước Trung Hoa. Người ta chắc còn phải chờ đợi và đọc thêm nhiều tài liệu thư tịch từ các xứ khác.

Cuốn sách mà tôi tra cứu duy nhất là cuốn Pharmacology and applications of chinese materia medica ấn hành do World Scientific Publishing Co, 1987 do hai tiến sĩ Hsou Mou Chang v2 Paul Pui thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu về Dược Liệu Trung Y của The Chinese University of HongKong. Theo sự khảo sát về dược học trên loài vật trong phòng thí nghiệm thì hổ cốt có những công hiệu rõ: kháng viêm chỉ thống, an thấn, và làm lành xương gẫy. Còn về khảo sát lâm sàng thì hổ cốt trị được viêm khớp do phong thấp và nhiều dạng phong thấp khác và trường hợp gẫy xương với kế quả rất cao từ 65- 92%...» (Ngưng trích-Bs Lê Văn Lân)

Thực hư cao hổ cốt?
http://giadinh.net.vn/2010112704041960p0c1000/thuc-hu-cao-ho-cot.htm

“…Còn Theo Giáo sư Hoàng Bảo Châu – nguyên Viện trưởng Viện Y học cổ truyền dân tộc thì: Thành phần của cao hổ có các nguyên tố vi lượng và 19 loại axít amin, tuy nhiên ở một số loại động vật khác lượng Axít amin còn cao hơn. Tác dụng lâm sàng của loại cao này có tác dụng chống viêm, giảm đau, giúp xương gẫy phục hồi. Theo đánh giá của giáo sư này chứng tỏ xương hổ chưa thể được coi là thứ xương có các loại Axít Amin có thể “vượt mặt” các loại xương khác như người ta vẫn quan niệm.

Còn tiến sỹ, bác sỹ Lê Lương Đống – Vụ Y học cổ truyền Bộ Y tế thì: Trong một số kết quả phân tích lẻ tẻ (nghĩa là cũng chưa có một nghiên cứu cụ thể, bao trùm) của các nhà khoa học thì loại cao này có những khoáng chất và nguyên tố vi lượng chỉ có ở một số loài.

Từ những trao đổi này, từ người bình thường đến các nhà có kiến thức chuyên ngành có thể dẫn đến những suy luận: Chưa ai dám khẳng định tác dụng đến mức được coi là thần dược như hiện nay người ta đang quan niệm về cao hổ cốt.

Hổ bị săn lùng, bị hạ sát, cao hổ tăng giá đến chóng mặt hiện nay chính là do “miệng lưỡi” và sự đồn thổi đến quá khích của thiên hạ…”(Ngưng trích- Theo Đơn Thương- Đại đoàn Kết)

Làm sao biết cọp thật cọp giả?

Kiểu Việt Nam

Mời các bạn đọc bài sau đây của Thạc Sĩ Hoàng Khánh Toàn (báo Khoa Học & Đời Sống)
http://www.toquoc.gov.vn/Thongtin/Suc-Khoe/Cach-Phan-Biet-Cao-Ho-Cot-That-Gia.html

“...Thực ra, với mắt thường rất khó phân biệt đâu là cao hổ thật và đâu là cao hổ giả. Trong dân gian, người ta có một số cách thử như: nếu là cao hổ thật thì ngọn cỏ tươi cắm trên mặt cao phải héo úa, chó ngửi thấy phải bỏ chạy hoặc cho chó tiếp xúc với bộ xương hổ chó sẽ rên hư hử và rúm ró toàn thân, người uống cao sẽ cảm thấy một luồng khí nóng chạy khắp cơ thể. Tuy nhiên những cách thử này xem ra cũng thiếu căn cứ khoa học.

Phương pháp thử nghiệm khoa học theo kiều Tây phương

Để biết sản phẩm có chứa chất liệu thật sự của cọp hay không, các nhà khoa học Anh đã sử dụng đến phương pháp DNA, chính là để tìm vết tích của di thể đặc thù của loài cọp gọi là cytochrome b gene fragments. Mục đích là để có đủ bằng chứng pháp lý để truy tố con buôn ra tòa. Được biết Cọp là loài thú được tổ chức CITES bảo vệ. Cấm mua bán hoặc đổi chác.
http://www.fsigeneticssup.com/article/PIIS1875176808001546/fulltext

Huyền thoại về râu cọp.

Trong dân gian Việt Nam, thường nghe nói đến huyền thoại về chuyện râu cọp làm chết người…

Râu cọp cấy vào mụn măng non, khi măng già đi thì nơi cấy sẽ sinh sản ra một con sâu ỉa ra cứt đen.

Đây là một loại độc tố vô cùng lợi hại. Chỉ cần lấy một tí phân bằng đầu cây tăm bỏ vô lu nước cũng đủ giết chết cả nhà người ta.

Vì vậy, hễ mỗi khi vừa bắn hạ được một con cọp thì việc đầu tiên của người thợ săn có lương tâm phải dùng lửa thui hết các sợi râu quanh miệng con vật để kẻ gian ác không thể sử dụng làm thuốc độc để ám hại người khác (?).

Xin nói rõ trên đây là tin đồn….

Bác sĩ ngoại quốc nói gì về việc sử dụng cu cọp để trị bệnh xìu của đàn ông.

Các vị bác sĩ chuyên khoa tại Singapore đều đả phá huyền thoại cu cọp có tính năng tăng cường khả năng tình dục, và trị được bệnh liệt dương ở các ông.

Đó chỉ là một huyền thoại, là một yếu tố tâm lý giả tạo placebo mà thôi!

Chẳng có một căn bản khoa học ráo trọi nào cả!

“Three urology specialists dismissed the belief that problems like erectile dysfunction (ED) can be cured by consuming tiger genitalia.

'It consists of nothing extraordinary except muscle, blood vessels and fats with no real remedy. What we recommend is a proper history and physical examination,' said Dr Lim Kok Bin, registrar of Singapore General Hospital's urology department.

Dr James Tan of Tan Tock Seng Hospital, who was the principal researcher in Singapore's first major study on ED, said it's all 'very mythical'.

'Drying or cooking the tiger penis, or soaking it in wine, will denature the hormones, so there will be no effect.'

Adjunct professor Peter Lim, medical director of Gleneagles' Andrology Urology and Continence centre, agreed: 'Even if you eat it raw, it will just be digested.”

Viagra có thể là cứu tinh của loài cọp không?

Thăm dò của một số nhà chuyên môn thực hiện tại Hồng Kông, cho thấy phần lớn những người đàn ông từ trước tới giờ vẫn thường hay dùng sản phẩm mắc tiền như cao hổ cốt, hoặc dương vật hổ để giúp họ trị đau nhức và phong thấp, đồng thời cải thiện được khả năng tình dục bết bát của họ...

Nay họ nói sẽ sẵn sàng chuyển qua các loại thuốc Tây như Viagra.

Xin nói rõ, là Viagra thứ thiệt giá cũng phải 10$US/viên mua tại Hoa Kỳ, và nó không phải là thuốc làm tăng sự ham muốn tình dục (libido), nhưng chỉ là thuốc giúp thằng nhỏ được cứng lên mà thôi.

Bởi lý lẽ trên mà có nhiều người lạc quan, trong đó phải kể đến nhà bào chế Pfizer hy vọng viên thuốc màu xanh sẽ đóng vai trò không nhỏ trong việc gián tiếp giúp cho Ông Ba Mươi khỏi bị tuyệt chủng!

Phải chăng Viagra sẽ giúp cọp khỏi rơi vào nguy cơ bị tuyệt chủng?
http://www.news-medical.net/news/2005/10/10/13664.aspx

Riêng cá nhân người gõ thì nghĩ rằng Viagra chẳng có thể giúp ích gì trong việc ngăn ngừa loài cọp khỏi bị tuyệt chủng đâu, vì đa số người Á Châu nói chung, và dân Việt Nam chúng ta nói riêng vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của nét văn hóa cổ truyền, xem cái gì của con cọp cũng là số một number one hết trọi!

Thực đơn thịt cọp tại Mã Lai

Vào năm 2004 vừa qua, báo chí có cho biết là một số nhà hàng tại Mã Lai có bán thịt cọp. Nguồn cung cấp đồ quốc cấm nầy là vùng rừng rậm phía nam của bang Johor, thuộc về Mã Lai.

Món thịt cọp đã thu hút được khá nhiều khách đến từ Singapor, một quốc gia lân cận với Mã Lai.

Giá bán 1kg thịt cọp bán ra lối 1.000 ringgits (263$US), xương cọp 600 ringgits (200$US).

Mỗi con cọp săn được, thổ dân bộ lạc Orang Asli sẽ được trả 15.000 ringgits tương đương (4.000$US), và phần các người trung gian môi giới thì được trả nhiều hơn gấp bội.

Trại nuôi cọp ở Việt Nam: bình phong bán lậu xương, da
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=152613&zoneid=2

“Cho tới nay, chưa có một chương trình bảo tồn cọp nào thành công trong việc trả chúng về rừng. Một số người bênh vực cho các trang trại loại này nói rằng chúng giúp giảm bớt số lượng thú dữ sống hoang dã tức là giảm thiểu nạn săn bắt bất hợp pháp để giết lấy da lấy xương. Tuy nhiên, tổ chức WWF cho rằng luật lệ lỏng lẻo chỉ làm đầu cầu cho những hoạt động bất hợp pháp.

Tuy có luật lệ bảo vệ thú hoang dã quý hiếm, Việt Nam hiện đang bị cáo buộc là một trong những trung tâm hấp dẫn các dịch vụ mua bán lậu xuyên quốc gia, qua các đại lục. Ðặc biệt, việc nhà cầm quyền hậu thuẫn cho các trang trại nuôi cọp sẽ chỉ làm cho sự tuyệt chủng của các loại thú quý hiếm đến nhanh hơn.

Theo tin tức, một 100 gram cao hổ cốt được bán với giá $1,000 trên thị trường chợ đen.

Trên thế giới, hiện chỉ còn khoảng 3,500 con cọp trong số khoảng hơn 100,000 con trước kia. Người ta ước tính trong các rừng núi của Việt Nam, hiện còn không quá 50 con, có thể ít hơn nhiều.

Một số chuyên viên cho rằng các con cọp nuôi trong các trang trại có tỉ lệ tử vong rất cao và có thể không duy trì được con số báo cáo nếu không có các con cọp được đem tới điền thế từ bên ngoài”.( ngưng trích TN, Trang mạng Người Việt.com 28/7/2012)

Kết luận

Phải ít nhứt 200 năm nữa, đến thế hệ cháu chắt chúng ta, tư duy con người mới có thể thay đổi được, và huyền thoại về cọp trong trị liệu pháp mới hy vọng được chấm dứt trong quên lãng, vì lúc đó loài cọp hoang dã đã bị tuyệt chủng từ lâu, lâu lắm rồi vậy!

Vậy, ngay từ bây giờ chúng ta phải có bổn phận bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ loài cọp vì chúng là một thành phần quan trọng của sinh thái.

...“ Đức Thích Ca Mâu Ni thương xót tất cả chúng sanh. Dưới mắt Phật tuy muôn loài có hình dạng khác nhau nhưng có cùng nguyên thủy nguồn gốc và chịu chi phối bởi luật luân hồi nhân quả. Chúng sanh tùy theo tạo nghiệp ác hoặc duyên lành mà luân hồi kiếp này sang kiếp khác trong sáu cõi khổ. Cõi khổ thì vô cùng. Trong phạm vi bài viết này tôi xin nêu lên một cảnh khổ vì sự tàn ác không đáng phải có và cần phải chấm dứt ngay tức khắc vì sự vô nhân đạo cùng cực của nó.” (Trích từ Thuvienhoasen “Mật gấu và sự tàn ác trong xã hội quanh ta”- T.S. Võ Thanh Liêm B.A., B.Sc. (Hons.), Ph.D Úc Châu)

. Tham khảo:

- Adrian Linacre. On the Trial of Tigers-Tracking Tigers in Traditional East Asian Medicine
http://www.fsigeneticssup.com/article/PIIS1875176808001546/fulltext

- International Tiger Coalition. Facts of Tiger & Farming
http://www.endtigertrade.org/pdf/Tiger_Farming_facts_en.pdf

*Xin lương tâm nhân loại hãy xót thương loài gấu
http://nguoivietboston.com/?p=8136

*Sừng tê giác và sự tàn ác của con người
http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-168_5-50_14-1_6-2_17-64_4-16170_15-1/

- Bs Nguyễn Thượng Chánh
Montreal, 2012

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong cuốn tiểu thuyết Chuyện Hai Thành Phố (A Tale of Two Cities) của Charles Dickens, được xuất bản năm 1859 và lấy bối cảnh thời Cách Mạng Pháp, có đoạn viết: “Đó là thời đại tốt đẹp nhất, cũng là thời đại tồi tệ nhất, đó là thời đại của sự khôn ngoan, cũng là thời đại của sự ngu xuẩn.” Đại dịch COVID-19 cũng là một thời đại như thế. Một mặt, khoa học đã cứu sống được nhiều người. Chưa đầy một năm sau khi phát hiện virus, Hoa Kỳ đã tạo ra và thử nghiệm vắc xin, rồi cho sản xuất, phân phối và triển khai tiêm chủng hàng loạt miễn phí cho người dân. Ước tính vắc xin COVID đã cứu được ít nhất 3.2 triệu người chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Những thành tựu này tạo ra hy vọng về việc chúng ta có thể nhanh chóng ứng phó với đại dịch trong tương lai.
Hơn một thập niên trước, Shria Kumar, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Miami, bắt đầu chú ý đến một dấu hiệu đáng lo ngại. Có một số bệnh nhân ung thư dạ dày đến gặp bà ở độ tuổi rất trẻ, và rất nhiều người là phụ nữ. Khuynh hướng này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Các khoa học gia đang nỗ lực tìm hiểu tại sao điều này lại xảy ra. Vào mùa xuân năm ngoái, họ đã xác nhận rằng hiện tượng này đang diễn ra ở Hoa Kỳ. Sau khi kiểm tra hệ thống các cơ sở dữ liệu chứa các thông tin chi tiết về các trường hợp ung thư ở nhiều tiểu bang trên toàn quốc, các nhà nghiên cứu nhận thấy ung thư dạ dày đang gia tăng nhanh hơn ở phụ nữ trẻ.
Wegovy, Ozempic và Mounjaro là các loại thuốc giảm cân và điều trị tiểu đường đã gây được tiếng vang lớn trong lĩnh vực tin tức y tế. Chúng nhắm vào các con đường điều tiết liên quan đến cả bệnh béo phì và tiểu đường, và được nhiều người coi là bước đột phá trong việc kiểm soát cân nặng, đường và huyết áp. Nhưng liệu những loại thuốc này có giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của hội chứng chuyển hóa (metabolic disease) không? Điều gì đã thúc đẩy sự phát triển của chúng từ ban đầu?
Gần đây quý vị vừa bị cảm lạnh, cúm, RSV hoặc COVID, bệnh đã qua nhưng mãi vẫn không thể hết ho? Rất nhiều người bị giống như vậy. Triệu chứng này có thể tồn tại trong nhiều tuần sau khi cơ thể chúng ta đã loại bỏ vi-rút. Michael Shiloh, một bác sĩ chuyên nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế UT Southwestern cho biết những bệnh nhân bị ho thường kể là họ đã bị bịnh từ 8 tuần trước khi đến gặp ông. Ông nói: “Chúng tôi thực sự không thể phát hiện thấy vi rút gì ở những người này nữa nhưng họ vẫn bị ho.”
Bằng cách bắt chước cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, một nhóm nghiên cứu ở Lund, Thụy điển hy vọng có thể ngăn chặn tình trạng viêm phát triển thành nhiễm trùng máu, theo đài truyền hình SVT, Thụy điển. Nhiễm trùng máu là tình trạng nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng. Thông thường nguyên nhân là do viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng vết thương. Nghiên cứu từ Lund cho thấy hiện nhiễm trùng huyết phổ biến hơn so với trước đây.
Ngày nay, có nhiều người lớn hơn bao giờ hết đang phải đối mặt với chứng rối loạn khả năng tập trung- thiếu khả năng chú ý, hay ADHD. Người ta nghi ngờ nguyên nhân chính của vấn đề này là do công nghệ hiện đại đang gây áp lực lên não bộ của họ. Trong khi có gần 10% trẻ em được chẩn đoán mắc chứng ADHD, một phân tích tổng hợp gần đây từ nhiều nghiên cứu cho thấy gần 6.8% người lớn mắc chứng ADHD – tăng từ 4.4% vào năm 2003.
Bộ não của chúng ta thường có khuynh hướng tìm kiếm và phản ứng với những điều mang lại sự hài lòng, gọi là phần thưởng. Khi chúng ta đói, bộ não hiểu rằng thức ăn là một phần thưởng, còn khi ta khát, nước sẽ là phần thưởng. Nhưng lạm dụng các chất gây nghiện như rượu và các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến các con đường tìm kiếm phần thưởng tự nhiên trong bộ não, tạo ra những ham muốn khó kiểm soát và làm giảm khả năng kiểm soát hành vi của chúng ta.
Aissam Dam, cậu bé 11 tuổi, lớn lên trong một thế giới im lặng tuyệt đối. Em sinh ra đời đã bị điếc và chưa bao giờ nghe thấy bất kỳ tiếng động nào. Khi sống trong một cộng đồng nghèo ở Maroc, em đã học cách diễn đạt bằng ngôn ngữ ký hiệu do chính mình phát minh ra và không được đi học. Năm ngoái, sau khi chuyển đến Tây Ban Nha, gia đình đưa em đến gặp một chuyên gia về thính giác, người đã đưa ra một gợi ý đáng ngạc nhiên: Aissam có thể đủ điều kiện tham gia thử nghiệm lâm sàng sử dụng liệu pháp gen. Vào ngày 4 tháng 10, Aissam được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia, trở thành người đầu tiên được điều trị bằng liệu pháp gen ở Hoa Kỳ cho bệnh điếc bẩm sinh. Mục đích là cung cấp cho em thính giác, nhưng các nhà nghiên cứu không biết liệu phương pháp điều trị này có hiệu quả hay không, và nếu có thì em sẽ nghe được bao nhiêu.
Sau mùa lễ cuối năm là lúc các bậc phụ huynh lo lắng về con đường đại học của con cháu mình. Những con số điểm, những chữ viết tắt như GPA, SAT và ACT sẽ làm phụ huynh nhức đầu và chúng ta sẽ bàn lại về vai trò các điểm này và nhất là tương quan giữa SAT và IQ trong khung cảnh của các thay đổi gần đây ở Mỹ. Năm ngoái, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ quyết định cấm dùng màu da, nguồn gốc sắc tộc để quyết định tuyển chọn một ứng viên, từ chối không cho Đại học Harvard thực hành “tác dụng khẳng định” (affirmative action) để tăng sỉ số da màu không được đại diện đúng mức so với tỷ lệ trong dân số nói chung. Một trong những biện pháp được dùng để giảm bớt sỉ số dân Á Châu là gạt bỏ kết quả kỳ thi SAT hoặc giảm bớt tầm quan trọng của SAT, vì người gốc Á Châu có điểm SAT cao hơn nhiều so với các sắc dân khác.
Hội chứng người cứng đơ (Stiff Person Syndrome – SPS) là một căn bịnh có thể gây co thắt dữ dội và làm suy nhược các cơ, nhưng hầu hết mọi người đều không biết gì về nó mãi cho đến cuối năm ngoái, khi nữ danh ca Celine Dion công bố tình trạng bịnh của mình. Chứng rối loạn thần kinh và tự miễn dịch hiếm gặp này được cho là chỉ ảnh hưởng đến 1 hoặc 2 người trong một triệu người – và hai phần ba trong số những người bị là phụ nữ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.