Hôm nay,  

Thịt Heo Bị Nhiễm Chất Cấm

13/03/201200:00:00(Xem: 13969)
Năm 2011 vừa qua Trung quốc sôi động lên vì biến cố thịt heo bị nhiễm hóa chất cấm. Đó là chất Clenbuterol (thuộc nhóm béta agonist) đã làm dư luận hết sức hoang mang...Gần đây báo chí bên nhà cũng đã la hoảng lên là có lối 30% thịt heo bày bán tại Việt Nam cũng bị nhiễm hóa chất trên. Được biết, một số nhà chăn nuôi vì lợi nhuận, đã cố tình sử dụng Clenbuterol để giúp heo tăng trọng nhanh và cho một loại thịt nhiều nạc nhưng lại rất ít mỡ…Đó là thịt siêu nạc.
thit_heo_saigon_sap_medium
Thịt heo bán ở sạp Sài Gòn

“Gần 30% thịt heo bày bán ở Việt Nam nhiễm chất độc
http://dantri.com.vn/c728/s728-573313/gan-30-thit-heo-bay-ban-o-viet-nam-nhiem-chat-doc.htm
Ngày càng nhiều mẫu thịt bị phát hiện có chất cấm gốc B-Agonit (tăng trọng, kích nạc). Đây là chất có thể làm tim đập nhanh, run cơ, đau đầu, buồn nôn... cho người sử dụng và đã bị cấm sử dụng hơn 10 năm nay.

Kết quả kiểm tra, giám sát của Cục Thú y cho thấy, 43% số mẫu nước tiểu tại các trang trại chăn nuôi dương tính với nhóm B- Agonit. Còn với các loại thịt tại lò giết mổ, kết quả kiểm tra tới 26% số mẫu phát hiện các chất cấm tăng trọng, kích thích gốc B-Agonit.” (theo DânTrí 09/03/2012)
Video: Tainted pork scandal in China
http://www.dailymotion.com/video/xhqptz_tainted-pork-scandal-in-china_news

Clenbutérol là thuốc gì?

Clenbuterol là một loại thuốc non steroidal anabolic thuộc nhóm bêta -2 agonist hay sympathomimetic amine có tác dụng làm giãn nở phế quản, trị hen suyễn và đồng thời có tính kích thích như các thuốc amphetamine, ephedrine (làm tăng nhịp đập tim, tăng áp huyết...).

Tại một vài quốc gia Clenteburol trong được sử dụng để trị hen suyễn ở người.

Thực tế cho thấy Clenteburol thường được dùng rộng rãi ngoài chỉ định (off label) trong nhiều trường hợp chẳng hạn như doping trong lãnh vực tranh tài thể thao, thể hình thẩm mỹ, giúp các chị làm đẹp đốt mỡ giảm cân.

Con buôn và nhà chăn nuôi heo thiếu lương tâm đã sử dụng Clenbuterol nhằm mục đích sản xuất thịt siêu nạc.
Tại hầu hết các quốc gia Âu Mỹ Clenbuterol không được dùng cho người.

Clenbuterol (tên thương mại là Ventipulmin) chỉ đặc biệt được sử dụng trong thú y để trị bệnh đường hô hấp ở loài ngựa mà thôi.

Hoa Kỳ và Canada cấm việc dùng Clenbuterol trong chăn nuôi thú thịt như bò, heo, dê cừu....

Thuốc được trình bày dưới dạng tiêm, và dạng uống (sirop, viên và hạt nhỏ).

Clenbuterol được sản xuất tại đâu?

Phần lớn thuốc được sản xuất tại Âu Châu, Mexico và China (Clenbuterol 40mcg/tablet/box 100/ $236 USD-hai nhà sản xuất: Shaanxi Dafreng và Yalang).
Có thể mua qua Internet.

Clenbuterol is not produced in the U.S., so avoid anything bearing a U.S. company name. Clenbuterol should only be trusted when found with a proper brand name from a foreign drug maker. Spiropent, Novegam and Oxyflux from Mexico are the most common products here in the U.S., and all are safe buys. From Europe, one should look for the popular brand names of Spriopent, Broncoterol, Clenasma, Monores, Contraspasmin and Ventolase. The Bulgarian Clenbuterol is also a safe buy when packaged in strips.

Thị trường chợ đen Clenbuterol (giới giang hồ gọi là Clen) rất phát triển.

Thuốc giả, thuốc dỏm cũng nhiều.

Giới thể thao và những club thể dục thể hình thẩm mỹ là nguồn tiêu thụ chính.

Mặt trái của Clenbuterol

*Clenbuterol là một loại thuốc giúp lực sĩ doping để tăng thành tích thi đấu.

Trong quá khứ rất nhiều lực sĩ đã bị treo giò, hay mất huy chương sau khi kết quả xét nghiệm cho biết cơ thể họ có chứa chất tồn dư Clenbuterol lúc tranh tài.

Nổi tiếng nhất là gần đây, vụ tay đua xe đạp Tây ban Nha Alberto Contador (3 lần áo vàng), nhưng trong Tour de France 2010 bị xét nghiệm dương tính chất Clenbuterol nên bị mất áo vàng sau đó. Anh ta đổ lỗi là tại vì anh ta có ăn steak filet mignon thời gian trước khi đua.Nghi lắm!

Được biết, Clenbuterol là một trong nhiều loại thuốc và hóa chất cấm trong danh sách của Ủy ban Quốc tế Thế vận IOC.

*Clenbuterol rất được các vận đông viên thể hình thẩm mỹ ưa chuộng để giúp họ tăng khối lượng các bắp cơ (bodybuilding).

*Đây cũng là thuốc làm đẹp của các bà và các cô. Tác dụng của thuốc là đốt bớt mỡ, giúp giảm cân để tạo nên những thân hình thon thả mát mắt.

*Nhưng quan trọng hơn hết là tuy bị cấm sử dụng trong chăn nuôi thú thịt nhưng Clenbuterol vẫn là một loại thuốc được giới chăn nuôi ưa thích.

Thuốc giúp thúc đẩy tăng trưởng. Heo tăng trọng nhanh, và cho nhiều thịt nạc mỡ ít. Bán có giá.

*Tại Hoa Kỳ, Clenbuterol cũng thường được sử dụng một cách bất hợp pháp và gian lận doping, nhằm o bế ngoại hình (bê hay cừu) trước khi chúng được gởi đi dự thi trong show thú đẹp tại hội chợ.

Khi bị hạ thịt những thú nầy có thể còn giữ chất tồn dư residue Clenbuterol trong thịt, trong gan, thận, mỡ.. .

Tình hình tại Trung Quốc

Tại Trung Quốc, tình hình thịt heo bị nhiễm Clenbuterol càng ngày càng có vẻ trầm trọng hơn xưa.

Tuy chánh phủ bên đó cấm sử dụng Clenbuterol trong chăn nuôi, nhưng thực tế người dân nông thôn rất ưa chuộng loại “bột trắng siêu nạc” (lean meat powder) để nuôi heo vì nó giúp cho con vật tăng trọng rất nhanh, cho nhiều thịt nạc, rất ít mỡ, và giữ được vẻ tươi mới lâu nên thịt bán được giá cao, lời nhiều...

Ngoài ra, thịt nhiều nạc ít mỡ, ít cholesterol cũng đáp ứng được phần nào sự mong đợi của người tiêu thụ muốn có được một sức khỏe tốt(?)


Trong những năm qua tại Thượng Hải, Quảng Châu, Quảng Đông và vùng Nam Trung Quốc , vẫn thỉnh thoảng thấy xảy ra những vụ ngộ độc thực phẩm sau các bữa tiệc có thịt và đồ lòng (gan) heo...

Chánh phủ Trung Quốc rất đặc biệt“quan tâm” đến vấn đề “bột siêu nạc” Clenbuterol, nhưng họ cũng chưa có thể đo lường được sự trầm trọng thật sự của vấn đề cũng như đề ra các biện pháp để giải quyết. Đã có nhiều người vi phạm đã bị đem ra xử khá nặng để làm gương.

Đất nước Trung Quốc quá rộng lớn và quá đông dân. Bên cạnh chăn nuôi heo công nghiệp còn phải kể đến hình thái chăn nuôi gia đình hay cá thể cũng rất đáng kể tại những vùng nông thôn. Thật phức tạp và khó kiểm soát vô cùng.

Tình hình thịt heo tại Canada và Hoa Kỳ

Năm vừa qua, trang mạng Taipei Times ngày 21 jan 2011 có nêu ra vấn đề là trong một cuộc xét nghiệm ngẫu nhiên random test, giới chức y tế Đài Loan đã phát hiện ra trong số 43 mẫu xét nghiệm échantillon thịt bò nhập cảng từ Hoa Kỳ và Canada, có tới 9 sản phẩm có chứa chất Ractopamine.

Đây là một trong số 4 hóa chất cấm tại Đài Loan (Ractopamine, Salbutamol, Terbutaline và Clenbuterol) .

By Shelley Huang / Staff reporter Taipei Times Jan 21,2011
Spot checks find more tainted beef
Nine out of 43 sampled beef products imported from the US and Canada contained Paylean, while inspectors also uncovered tainted goose meat

The Department of Health said yesterday that the latest spot checks on 43 beef products at supermarkets in various parts of the country discovered nine violations where beef imported from the US and Canada was tainted with Paylean.

Since last Friday, when the news broke that beef imported from the US was found to contain traces of Paylean, an agent that promotes the production of lean meat in cattle, health officials across the country began conducting checks on various types of meat sold in supermarkets and at traditional markets.

Paylean contains ractopamine, one of four animal feed additives — along with salbutamol, terbutaline and clenbuterol — that are banned in Taiwan.

Paylean là tên thương mãi của một loại bột kích thích tăng trưởng Growth promoter, trộn trong thực phẩm gia súc giúp thú tăng trọng nhanh, nhiều thịt ít mỡ.

Paylean có chứa Ractopamine và do công ty Elanco Animal Health sản xuất tại Hoa kỳ. Thuốc được FDA áp pru năm 1999.

Ractopamine không phải là là một loại steroid hay hormone nhưng là một bêta agonist tương tợ như Clenbuterol.Thuốc giúp đốt mỡ và tạo ra thịt nạc.
Có 20 nước sử dụng Ractopamine trong chăn nuôi, trong đó có Brazil, Mexico, Canada, Australia, ThaiLand.

Ractopamine bị cấm sử dụng tại 150 quốc gia trong đó có Malaysia,Trung Quốc (2002), Đài Loan (2006), Việt Nam (2002) và các quốc gia thuộc khối Liên hiệp Châu Âu.

Tình hình Việt Nam thì sao?

“Năm 2002, Bộ NN- PTNT đã ban hành danh mục 18 kháng sinh, hóa chất cấm trong chăn nuôi, trong đó có 3 chất đứng đầu bảng là Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine.

Tại Việt Nam việc cấm Ractopamine cũng có nhiều tranh luận.

Một số Cty cho rằng việc cấm Ractopamine trong chăn nuôi nhưng không thấy trong cấm trong thịt nhập khẩu đã tạo ra sự không công bằng vì thịt heo chủ yếu được nhập từ các nước cho phép sử dụng có giá thành rẻ hơn nên chắc chắn sẽ đánh bại nghề chăn nuôi heo trong nước.

Tuy nhiên việc đưa Ractopamine trong thịt nhập khẩu vào danh mục kiểm soát cũng không dễ bởi trước đây VN đã từng ký các hiệp định thương mại song phương trong đó có điều khoản là chấp nhận các tiêu chuẩn hàng hóa của nhau”. (Trích từ trang mạng Nông Nghiệp Việt Nam 3/12/2009- Đau đầu với chất tăng trọng Ractopamine- Quang Ngọc)

Ành hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Ở liều cao, Clenbuterol có thể làm rối loạn nhịp tim, tăng nhịp đập, run cơ, tăng áp huyết động mạch, nhức đầu, chóng mặt, nôn mửa, tăng đường huyết.
Năm 1990, tại Tây Ban Nha có 135 người bị ngộ độc Clenbuterol sau khi ăn gan bò. Mức độ nhiễm là 160 tới 291 phàn tỉ (parts per billion). Tăng nhịp tim, co thắt cơ,nhức đầu, nôn mửa, sốt, nhưng không có tử vong.

Theo FDA các triệu chứng ngộ độc Clenbuterol được xem là nhẹ nhưng chúng ta cũng không nên xem thường. Các người đang sử dụng các loại thuốc adrenergic agents như epinephrine (adrenaline) có thể bị ảnh hưởng nặng hơn trong trường hợp ngộ độc Clenbuterol.

Các loại thuốc bị cấm sử dụng trong việc sản xuất thịt tại Canada.

*Chloramphenicol: bị cấm từ 1997. Theo US Department of Health and Human Services cho biết, chlramphenicol có thể gây cancer ở người.

*5 Nitrofuran compound: cấm từ 1997. thuốc được sử dụng trong thực phẩm để kích thích (growth promoter) tăng trưởng. Theo Dennis Doose và Betty Ann Hoener, Departments of pharmaceutical Chemistry and Pharmacy at the Univ of California, San Francisco thì 5 Nitrofuran compound có thể gây cancer.

thit_heo_bs_nguy_n_th__ng_chanh_t_i_nha_may_olymel__quebec_1999
Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh ở một nhà máy thịt ở Quebec năm 1999

*Clenbuterol: Thuốc làm giảm mỡ và tăng thịt ở súc vật. Nguy hiểm cho sức khỏe nếu chúng ta ăn thịt có chứa tồn dư Clenbuterol. Muời năm về trước có báo cáo về ngộ độc đã từng xảy ra tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý,Pháp , Ireland qua việc tiêu thụ gan bò. Mấy năm gần đây Trung Quốc đã báo cáo về nhiều trường hợp ngộ độc xảy ra tại nông thôn qua việc ăn đồ lòng heo.

Bệnh nhân bi run cơ muscular tremor,ói mửa,, tăng nhịp tim, chóng mặt, sốt nóng...

*5 Nitroimidazole: bị cấm từ 2003. Trong chăn nuôi, thuốc trên được sủ dụng để diệt đơn bào protozoa giúp thú mau lớn, tăng trọng nhanh.
*Exogenous estrogens substances (các hormones estrogens ngoại sinh)

Health Canada cấm sử dụng trong gia cầm. Thuốc giúp gà tăng trưởng nhanh và nặng cân.

Các khảo cứu Hòa lan (Copenhagen Group, Department of Growth and Reproduction) cho biết các loại hormones trên có ảnh hưởng xấu trên sự phát triển và tăng trưởng ở trẻ em.

*Diethylstilbestrol (DES) : là một estrogen tồng hợp bị cấm sử dụng từ 2003. Nghi gây cancer ở người.

Xét nghiệm Clenbuterol tại Hoa Kỳ

Tại Hoa kỳ, Sở Kiểm dịch và An toàn Thực phẩm FSIS cho biết thịt nhiễm Clenbuterol đều phải bị hủy bỏ.

Xét nghiệm sàng lọc sreening test: nếu nước tiểu dương tính Clenbuterol, con vật sẽ được đánh dấu, theo dõi, nhận diện trong suốt lộ trình đến lò sát sanh. Tại đây mẫu gan và thịt sẽ được gởi đi xét nghiệm tại phòng thí nghiệm của FSIS, Midwestern Laboratory St Louis. Test nhạy cảm đến 1 phần tỉ (1 ppb).

Hai tròng mắt cũng được gởi về lab của FDA để xét nghiệm vì phần võng mô retina là nơi Clentbuterol tồn tại lâu nhứt (trong nhiều tháng).

Một ngày sau khi tiêu thụ, Clenbuterol có thể thấy hiện diện trong nước tiểu.

Thuốc tồn tại trong gan trong nhiều ngày. Sau đó, dần dần thuốc bị thải trừ ra khỏi cơ thể. Bởi lý do nầy nếu chờ lâu, đôi khi không thể tìm thấy Clenteburol trong nước tiểu.

Nhưng Clenbuterol có thể vẫn còn hiện diện trong võng mô trong 5 tháng.

Canada nói gì?

Theo Cơ quan Kiểm tra Thực phẩm Canada CFIA, các loại thuốc bêta adrenergic là những thuốc tổng hợp từ dẫn chất adrenalin.
Một số trong nhóm nầy, chẳng hạn như Clenteburol, Salbutamol, Terbutaline có thể được sử dụng một cách bất hợp pháp như những chất thúc đẩy tăng trưởng trong chăn nuôi bò con tại Canada.

Clenteburol chỉ được cho phép sử dụng ở ngựa mà thôi.

Đặc biệt, thuốc Paylean (Ractopamine),cũng là một loại bêta agonist nhưng lại được cho phép sử dụng ở heo.

The ß-agonists (ß-adrenergics) are synthetic analogues of adrenalin. Members of this family of medications include clenbuterol, salbutamol, and terbutaline. ß-agonists may be used illegally as growth promotants or repartitioning agents, particularly in veal.

Clenbuterol is a ß-agonist approved by Health Canada for use in horses only. Specifically, clenbuterol is approved for use as a bronchial dilator in horses that are not to be slaughtered for food (Ventipulmin™, Boeringer).

One ß-agonist (ractopamine) is licensed for use as a repartitioning agent in hogs in Canada (Paylean™, Elanco).

Similar to ractopamine, clenbuterol is a growth promoting compound belonging to the beta-agonist family. It is known to have the effect of enhancing weight gain and proportion of muscle to fat. However, clenbuterol is known to have a much longer half-life in blood than ractopamine and thus has a greater potential for bioaccumulation.

Clenbuterol is reported to induce unintended side effects on humans, such as increased heart rate, muscular tremors, headache, nausea, fever, and chills. The US FDA has concluded these side effects to be unacceptable. Its use has been prohibited in almost all countries, including the USA, Canada, Taiwan, Hong Kong.

In contrast, ractopamine is allowed to be used at the recommended concentrations in food animals for growth promotion in some countries such as the United States, Canada, Australia. (Wikipedia)

Đọc thêm:
-AlexaOlesen, Associated Press. Jan 24, 2011. Skinny pigs,poison pork:China battles for farms drugs: http://www.pharmpro.com/news/2011/01/government-and-regulatory-China-Battles-Farm-Drugs/

-Washington Times. Jan 27,2011. Lean meat powder banned in China: http://www.washingtontimes.com/news/2011/jan/27/lean-meat-powder-banned-in-china/

-USA Today. Chinas organic farms rooted in food safety concerns: http://www.usatoday.com/news/world/2011-01-24-chinafood24_ST_N.htm

-Chuyện thịt tại quê nhà: http://vietbao.com/D_1-2_2-282_4-185606/

-Chuyện thịt heo tại hải ngoại: http://www.yduocngaynay.com/8-8TK_NgTChanh_ThitHeoTaiHaiNgoai.htm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Aissam Dam, cậu bé 11 tuổi, lớn lên trong một thế giới im lặng tuyệt đối. Em sinh ra đời đã bị điếc và chưa bao giờ nghe thấy bất kỳ tiếng động nào. Khi sống trong một cộng đồng nghèo ở Maroc, em đã học cách diễn đạt bằng ngôn ngữ ký hiệu do chính mình phát minh ra và không được đi học. Năm ngoái, sau khi chuyển đến Tây Ban Nha, gia đình đưa em đến gặp một chuyên gia về thính giác, người đã đưa ra một gợi ý đáng ngạc nhiên: Aissam có thể đủ điều kiện tham gia thử nghiệm lâm sàng sử dụng liệu pháp gen. Vào ngày 4 tháng 10, Aissam được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia, trở thành người đầu tiên được điều trị bằng liệu pháp gen ở Hoa Kỳ cho bệnh điếc bẩm sinh. Mục đích là cung cấp cho em thính giác, nhưng các nhà nghiên cứu không biết liệu phương pháp điều trị này có hiệu quả hay không, và nếu có thì em sẽ nghe được bao nhiêu.
Sau mùa lễ cuối năm là lúc các bậc phụ huynh lo lắng về con đường đại học của con cháu mình. Những con số điểm, những chữ viết tắt như GPA, SAT và ACT sẽ làm phụ huynh nhức đầu và chúng ta sẽ bàn lại về vai trò các điểm này và nhất là tương quan giữa SAT và IQ trong khung cảnh của các thay đổi gần đây ở Mỹ. Năm ngoái, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ quyết định cấm dùng màu da, nguồn gốc sắc tộc để quyết định tuyển chọn một ứng viên, từ chối không cho Đại học Harvard thực hành “tác dụng khẳng định” (affirmative action) để tăng sỉ số da màu không được đại diện đúng mức so với tỷ lệ trong dân số nói chung. Một trong những biện pháp được dùng để giảm bớt sỉ số dân Á Châu là gạt bỏ kết quả kỳ thi SAT hoặc giảm bớt tầm quan trọng của SAT, vì người gốc Á Châu có điểm SAT cao hơn nhiều so với các sắc dân khác.
Hội chứng người cứng đơ (Stiff Person Syndrome – SPS) là một căn bịnh có thể gây co thắt dữ dội và làm suy nhược các cơ, nhưng hầu hết mọi người đều không biết gì về nó mãi cho đến cuối năm ngoái, khi nữ danh ca Celine Dion công bố tình trạng bịnh của mình. Chứng rối loạn thần kinh và tự miễn dịch hiếm gặp này được cho là chỉ ảnh hưởng đến 1 hoặc 2 người trong một triệu người – và hai phần ba trong số những người bị là phụ nữ.
Tạp chí Consumer Reports vừa công bố phát hiện rằng nhựa vẫn hiện diện “rộng rãi” trong thực phẩm bất chấp các nguy hại về sức khỏe, và kêu gọi các cơ quan chức trách đánh giá lại mức độ an toàn của nhựa khi tiếp xúc với thực phẩm trong quá trình sản xuất. Tổ chức vô vụ lợi này cho biết rằng 84 trong số 85 mẫu thực phẩm ở siêu thị và thức ăn nhanh mà họ vừa kiểm tra gần đây có chứa “chất hóa dẻo” (plasticizers) được gọi là phthalates, một loại hóa chất được sử dụng để làm cho nhựa bền hơn.
Cách đâu 30-40 năm, lúc người tỵ nạn Việt mới định cư ở Mỹ và bắt đầu làm quen với các tập tục kể những tập quán về y tế ở Mỹ, trong y giới Mỹ cũng như các nước tây phương khác đang tranh cãi rất nhiều về chỉ định có nên cắt bao quy đầu theo thông lệ (routine circumcision) cho trẻ em sơ sinh hay không. Thuật ngữ “circumcision”, gốc latinh “circumcisio”. Từ "cắt bao quy đầu" xuất phát từ các từ Latin circum và caedo (circum: “xung quanh”; caedo: “tôi cắt”), có nghĩa đen là "cắt xung quanh". Từ epitome trong tiếng Hy Lạp cũng có nguồn gốc từ gốc có nghĩa là "cắt" hoặc "vết mổ". Trong tiếng Hebrew (Do Thái), phép cắt bao quy đầu được gọi là “peritomy”, xuất phát từ tiếng Hy Lạp peritomy.
Người ta vẫn thường nói “You are what you eat” (Những gì bạn ăn thể hiện bạn là ai). Nhưng có lẽ sẽ đúng hơn khi nói rằng những gì chúng ta ăn sẽ khiến chúng ta có những cảm xúc gì, bởi vì những tiến bộ trong lĩnh vực dinh dưỡng tâm thần học cho thấy chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tâm thần của chúng ta.
Đặng Đình Bách: Tấm gương sáng về tinh thần đoàn kết cộng đồng và câu chuyện đau buồn về sự bất công cần phải khắc phục tại Việt Nam...
Việc thuốc trị béo phì Zepbound mới được thông qua đã bổ sung thêm lựa chọn cho các loại thuốc giúp giảm cân, nhưng nó cũng đi kèm với những thách thức về chi phí và khả năng tiếp cận, giống như các loại thuốc giảm cân khác trong cùng nhóm. Các loại thuốc trong nhóm này gồm chất chủ vận (agonists), hay chất bắt chước các hormone tự nhiên trong ruột có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể và tín hiệu đói phát ra từ não. Nhưng các loại thuốc đã được chuẩn thuận, các phiên bản tổng hợp của các hormone này, là những phân tử có kích thước lớn nên quá trình sản xuất khá tốn kém và mất thời gian. Điều này khiến cho thuốc có giá cả đắt đỏ và ngày càng khan hiếm
Bên cạnh việc đi du lịch, thời gian quây quần bên gia đình và những lễ hội tưng bừng, mùa lễ cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bịnh tim, đột quỵ và nhịp tim không đều. Theo một nghiên cứu được trình bày tại British Cardiovascular Society đầu năm nay, kỳ nghỉ lễ năm nay có thể còn nguy hiểm hơn bình thường vì Giáng sinh rơi vào thứ Hai. Nghiên cứu mới phát hiện rằng nguy cơ lên cơn đau tim vào thứ Hai cao hơn so với các ngày khác trong tuần.
Mỗi năm, ở Hoa Kỳ có nửa triệu người chết vì các nguyên nhân liên quan đến hút thuốc, trong khi ước tính có khoảng 16 triệu người đang sống với các bệnh mãn tính liên quan đến hút thuốc lá, như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các bệnh tim mạch, đột quỵ hoặc ung thư. Những rủi ro của việc hút thuốc thì chắc ai cũng đã biết rõ, nhưng cai thuốc vẫn là một việc rất khó khăn, khiến nhiều người bỏ cuộc giữa chừng; họ cho rằng dù gì thì sức khỏe cũng đã tổn thương rồi. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, cai thuốc luôn có nhiều lợi ích.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.