Hôm nay,  

Kỷ niệm 40 năm Bức Tường Đá Đen

11/11/202216:03:00(Xem: 4143)
BuiVanPhu_2022_1111_VVM_H01

Tượng đài Vietnam Veterans Memorial ở thủ đô Washington (Ảnh: Bùi Văn Phú)


 

Khi mới đến Mỹ định cư, cuối thập niên 1970 tôi gặp một cựu chiến binh Mỹ từng phục vụ tại Việt Nam. Anh Mark khi đó tuổi chưa đến 30, nhập ngũ đầu thập niên 1970 theo lệnh động viên, có hai năm đóng quân ở Cần Thơ, Biên Hoà. Hết hạn nghĩa vụ, anh về làm việc ở thư viện Đại học Berkeley và tôi gặp anh ở đó, khi còn là sinh viên.

 

Thỉnh thoảng chúng tôi đi ăn trưa, kể chuyện Việt Nam cho nhau nghe, phần tôi còn muốn học hỏi từ anh về nếp sống Mỹ. Qua anh, tôi mới hiểu rằng dư luận và xã hội Hoa Kỳ trong những năm của thập niên 1970 không trân trọng những người lính đã từng qua Việt Nam chiến đấu.

 

Lính Mỹ đến Việt Nam trong vai trò cố vấn tại miền Nam sau Hiệp định Genève 1954 chia đôi đất nước từ vĩ tuyến 17, với miền Bắc theo thể chế cộng sản và miền Nam theo chế độ tự do. Đến tháng 3, 1965 có những đơn vị Thuỷ quân Lục chiến đổ bộ lên bãi biển Đà Nẵng, trực tiếp tham gia chiến đấu cho đến cuối tháng 3 năm 1973 thì quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam theo tinh thần Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27 tháng 1, 1973.

 

Sáng 29 tháng Tư, 1975 chính phủ Việt Nam Cộng hoà chính thức yêu cầu Hoa Kỳ rút hết người Mỹ ra khỏi Việt Nam. Trưa ngày 30 tháng 4, bộ đội cộng sản cùng xe tăng tiến vào thủ đô và chính quyền Sài Gòn đầu hàng.

 

Với sự sụp đổ của Việt Nam Cộng hoà, một quốc gia được Hoa Kỳ hỗ trợ trong 20 năm, và cuộc di tản người Mỹ vào tháng 4, 1975 ghi dấu thất bại lần đầu tiên của Hoa Kỳ khi tham chiến ở nước ngoài. Cuộc chiến Việt Nam đã làm chia rẽ nội tình nước Mỹ sâu đậm.

 

Đã có 2 triệu 700 nghìn lính Mỹ phục vụ tại Việt Nam, gần 60 nghìn bỏ mạng và hàng trăm nghìn bị thương mà khi họ trở về đã không được chào đón hay tri ân như cựu chiến binh của các cuộc chiến trước đó.

 

Không quên những đồng đội đã hy sinh, Jan C. Scruggs và một số cựu chiến binh từ chiến trường Việt Nam đứng ra thành lập The Vietnam Veterans Memorial Fund vào năm 1979, bốn năm sau khi cuộc chiến chấm dứt, để xây dựng một đài tưởng niệm. Việc chính là vận động quốc hội cho khu đất, còn tất cả kinh phí xây dựng do tư nhân đóng góp.

 

Một cuộc thi tuyển mô hình tượng đài được tổ chức và đã có 1422 đồ án gửi về tham gia. Kết quả với mô hình của Maya Lin được chọn. Điều ngạc nhiên về tác giả trúng giải là cô chưa phải là kiến trúc sư hay những nhà vẽ hoạ đồ chuyên nghiệp. Cô cũng không phải là người trong giới thiết kế các tượng đài mà còn là một sinh viên mới 21 tuổi và đang học năm thứ tư khoa kiến trúc tại Đại học Yale. Bố mẹ cô là người Hoa đến từ Trung Quốc khi Mao Trạch Đông lên cầm quyền và cô Lin được sinh ra tại tiểu bang Ohio.

 

Mô hình Vietnam Veterans Memorial của Maya Lin không theo truyền thống của các tượng đài về chiến tranh với hình ảnh người lính chiến đấu đặt trên bục cao như thường thấy. Khi kết quả chấm giải được công bố đã có nhiều chỉ trích, phê bình. Sau đó đã có những thương thảo để bổ sung cho mô hình đài tưởng niệm, như năm 1984 thêm cột cờ và tượng ba người lính Mỹ cầm súng chiến đấu – đạt giải ba của cuộc thi. Năm 1993 thêm tượng nữ quân nhân phục vụ trong chiến tranh Việt Nam đặt trong quần thể của đài tưởng niệm.

 

Khi dự án xây tượng đài ra đời cũng là lúc làn sóng thuyền nhân vượt thoát chế độ cộng sản đang lên cao. Tổng thống Jimmy Carter và quốc hội đã ban hành những chính sách nhận cho vào Mỹ hàng trăm nghìn người tị nạn từ Việt Nam.

 

Khi vận động tranh cử tổng thống vào mùa hè 1980, cựu Thống đốc California Ronald Reagan trong bài nói chuyện với cựu chiến binh tại Hội nghị Veteran’s of Foreign Wars ngày 18/8/1980 đã tuyên bố rằng việc Hoa Kỳ can thiệp vào Việt Nam là chính nghĩa, ông ca ngợi sự hy sinh của hơn 50 nghìn người lính và tri ân những binh sĩ đã phục vụ trên chiến trường Việt Nam.

 

Hai sự kiện trên cùng với kết quả Ronald Reagan được bầu chọn làm tổng thống vào tháng 11/1980 đã giúp dư luận Hoa Kỳ có những cái nhìn khác hơn về cuộc chiến đã qua và giúp cho việc xây đài tưởng niệm được xúc tiến nhanh.

 

Năm 1981 quốc hội phê chuẩn cho một khu đất nằm trong National Mall ở trung tâm thủ đô Washington. Tháng 11 năm 1982 tượng đài Vietnam Veterans Memorial được khánh thành dịp lễ Cựu chiến binh.

 

Nhiều người gọi đó là Bức tường Đá đen vì vật liệu chỉ là những phiến đá đen, trên đó khắc tên của gần 60 nghìn lính Mỹ đã hy sinh hay còn mất tích từ chiến trường Việt Nam, theo thứ tự ngày tử trận. Những phiến đá xếp thành hình chữ V, nằm dưới lòng đất với hai cánh thoai thoải mở ra một góc 125 độ. Hai phiến đá cao nhất là tâm điểm của đáy chữ V, trên đầu tấm bên trái ghi niên biểu 1959 và ngay dưới là tên người lính Mỹ đầu tiên tử trận, phiến đá bên phải, hàng cuối ghi năm 1975, trên niên biểu là tên người lính Mỹ cuối cùng bỏ mình trong chiến tranh Việt Nam.

 

Hôm nay là ngày Veterans Day – Cựu chiến binh – ở  Mỹ, cũng là dịp kỷ niệm 40 năm ngày Bức tường Đá đen được hình thành. Mỗi năm có khoảng 3 triệu du khách đến thăm nơi này. Đã có nhiều người Việt tị nạn cộng sản, nhiều hội đoàn người Việt tại Hoa Kỳ đến đây để tưởng nhớ, bày tỏ lòng biết ơn những người lính Mỹ đến giúp Việt Nam và đã hy sinh để họ có được một giai đoạn sống trong tự do.

 

Bức tường Đá đen là nơi người dân Mỹ tìm đến để làm lành, hàn gắn những đau thương, đổ vỡ do cuộc chiến gây ra. Đến để chạm tay vào tên người thân, bạn bè để tri ân những người đã hy sinh vì tổ quốc.

 

Cuộc chiến Việt Nam kết thúc đến nay gần nửa thế kỷ, Hoa Kỳ và Việt Nam đã kết nối bang giao từ 27 năm qua. Hai bên thường nói đến tinh thần hoà giải giữa hai dân tộc nhưng mới chỉ có những nhà ngoại giao Mỹ phục vụ tại Việt Nam đã đến nghĩa trang liệt sĩ đặt vòng hoa và thắp hương. Chưa thấy một nhà ngoại giao Việt Nam nào mang hoa đến viếng Bức tường Đá đen.

 

– Bùi Văn Phú

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
* Trump và MAGA Cộng Hòa lo ngại thế chiến thứ III với Nga nếu Mỹ tiếp tục trợ giúp Ukraine bảo vệ lãnh thổ chống Nga xâm lược. * Nhiều thành viên Cộng Hòa trong Quốc Hội chống các dự luật viện trợ cho Ukraine vì e ngại tổn phí của Mỹ cho chiến tranh Ukraine ảnh hưởng đến Hoa Kỳ với lạm phát cao và kinh tế trì trệ. * Từ một đảng có chính sách ngoại giao diều hâu, Đảng Cộng Hòa đã biến thành một đảng bồ câu, đặc biệt dưới thời Donald Trump, cô lập hóa nước Mỹ với thế giới. * Mục tiêu của Trump và MAGA Cộng Hòa là một nước Mỹ da trắng phát xít theo chủ nghĩa White Christian Nationalism, tương tự như chính sách dân tộc Nga của Putin...
Đảng Dân chủ có thể sẽ mất đa số trong cả hai viện của Quốc hội, nhưng đảng Cộng hòa đã không đạt được một chiến thắng vang dội như các cuộc thăm dò đã dự kiến. Kết quả này cũng làm cho cựu Tổng thống Donald Trump thất vọng và cần phải dè dặt hơn trong mọi dự định sắp tới...
Trong cuộc bầu cử vừa qua tại California, cử tri trên toàn California đã quyết định trên một số dự luật quan trọng. Mặc dầu cuộc đếm phiếu vẫn tiếp tục, kết quả hiện nay đã rõ ràng và không có dấu hiệu là bất cứ dự luật nào có thể thay đổi...
Sáu năm qua nước Mỹ đã rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài và ngày càng căng thẳng giữa hai chính đảng Dân chủ và Cộng hoà. Với việc Donald Trump được bầu làm lãnh đạo trong bầu cử tháng 11 năm 2016, Hoa Kỳ đã có một tổng thống với chủ trương dân túy, lo cho nước Mỹ trước hết, đưa nước Mỹ hùng cường trở lại. Chính sách đó làm thay đổi sinh hoạt chính trị đối nội và đối ngoại có ảnh hưởng cả thế giới...
Vào ngày 8 tháng 11 năm 2022 tới đây, các cử tri Mỹ sẽ đi bầu quốc hội vào giữa nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden và được gọi chung là Midterm Elections. Kết quả bầu cử này sẽ là thước đo về thành quả trong hai năm vừa qua và tiên đoán về triển vọng trong hai năm sắp tới của Tổng thống Joe Biden...
✱ Columbia Court: Dominion công ty sản xuất máy bầu cử đã kiện nhóm 3 bị đơn: Sidney Powell; Rudy Giuliani; và Mike Lindell về tội phỉ báng - Cả 3 xin tòa hủy vụ kiện của Dominion đòi bồi thường thiệt hại 1.3 tỷ USD. ✱ Columbia Court: Powell và Giuliani xuất hiện trên truyền hình cáo buộc Dominion có liên hệ với Venezuela. Giuliani tuyên bố rằng Dominion thuộc sở hữu của một công ty có tên là Smartmatic, được thành lập bởi ba người Venezuela để thay đổi các kết quả của cuộc bầu cử. - Dominion là một công cụ được tạo ra " để [Hugo Chávez] thực hiện vào cuộc bầu cử không bao giờ thua ” và được nhập khẩu vào Hoa Kỳ để thay đổi phiếu từ Trump sang Biden trong cuộc bầu cử năm 2020 ✱ Columbia Court: Lindell xuất hiện trên chương trình Newsmax đã tuyên bố rằng gian lận lớn nhất là máy Dominion - Chúng tôi có tất cả các bằng chứng !!! gian lận bầu cử lớn nhất trong lịch sử thế giới !!! Tội ác chống lại thế giới
✱ Axios: Sau tranh cãi với NARA về hồ sơ mật, nay lại đôi co với Thẩm phán đặc biệt do chính phía ông Trump đề cử… ✱ ABC News: NARA cho biết trong số 15 hộp hồ sơ được lấy lại 1.2022 chứa các vật phẩm được đánh dấu an ninh quốc gia được phân loại. ✱ NARA: NARA nhận được hồ sơ bao gồm giấy tờ đã bị cựu Tổng thống Trump xé bỏ - NARA tiếp tục theo đuổi việc đòi lại hồ sơ không được chuyển giao và để bảo quản một cách chính thức. ✱ Lawfare: Nhân viên trong Tòa Bạch Ốc thường phát hiện thấy những miếng giấy in làm tắc nghẽn bồn cầu- và tin rằng tổng thống đã ném những mảnh giấy đã bị xé vào bồn cầu. ✱ ABC News 5.2022: Triệu tập đại bồi thẩm đoàn để mở cuộc điều tra liên quan đến việc cựu TT Donald Trump bị cáo buộc xử lý sai các tài liệu mật, ✱ Yahoo/Fox TV/Shawn: Cựu Tổng thống Trump liệu đã bán hoặc chia sẻ tài liệu được phân loại cao cho người Nga hay cho người Ả Rập Xê Út hay những người khác không? ✱ TT Trump (2018) ký ban hành FISA Admend.Act 20.
Chỉ vài tuần sau khi bị kết tội khinh thường Quốc Hội, Steve Bannon, đồng minh lâu năm của Trump phải đối mặt với một bản cáo trạng cấp tiểu bang ở New York. Bannon đã bị buộc tội rửa tiền, gian lận và thông đồng liên quan đến âm mưu gây quỹ “We Build the Wall” ở cấp tiểu bang New York, mà trước ông đã được ân xá liên bang trong những ngày cuối cùng của Donald Trump ở Nhà Trắng...
Sau phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ lật ngược phán quyết Rose Vs Wade, làn sóng ủng hộ quyền phá thai đã lan rộng khắp Hoa Kỳ, kể cả ở những tiểu bang Cộng Hòa như Kansas. Tình hình này đã buộc một số ứng cử viên Đảng Cộng Hòa ở Cali phải dịu giọng hơn khi nói về chống phá thai.
✱ National File: TIN ĐỘC QUYỀN -Chi tiết Nhật ký của con gái Biden về những trận mưa rào ‘Không thích hợp’ với Joe khi còn nhỏ. ✱ NYTimes: Khi cuộc điều tra hình sự về Project Veritas được công khai một luật sư của Đảng Cộng hòa vận động một nhóm các nghị sĩ Cộng hòa để thuyết phục Bộ Tư pháp ngừng cuộc điều tra. ✱ S.NY Court: Họ đã thừa nhận tội trạng đánh cắp tài sản cá nhân sau đó họ đã bán cho bên thứ ba và giao hàng xuyên bang-mỗi người phạm tội với mức án tối đa là 5 năm tù. ✱ S.NY Court: Bị cáo đã tham dự một buổi gây quỹ chính trị ở Florida - mang lại lợi ích cho chiến dịch của một cá nhân ("Ứng viên-2") người đang tranh cử chức vụ chống lại Ứng viên-1...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.