Hôm nay,  

Giáo Sư Bùi Duy Tâm Từ Y Khoa Huế Tới Y Khoa Minh Đức

19/08/200600:00:00(Xem: 7379)

Ảnh cũ trích từ Đặc San Y Khoa Huế 2006: S inh viên Y Khoa Huế rầm rộ tiễn chân giáo sư khoa trưởng Bùi Duy Tâm ra tận phi trường.

Trong tháng 8-2006, tại Nam Cali có hai sinh hoạt đặc biệt: Chủ Nhật  6-8,  Hội Ai Hữu Y Khoa Huế hải ngoại đại hội tại Anaheim, và Thứ Bẩy 19-8, Hội Ai Hữu  Y Khoa Minh Đức Hải Ngoại họp tại Glandale.  Trong cả 2 đại hội, Bác sĩ Bùi Duy Tâm là vị thầy chính.

Tập san kỷ niệm 20 Năm Hội Ai Hữu Y Khoa Huế Hải Ngoại, bài "Giáo Sư Khoa Trưởng Bùi Duy Tâm" của  Vĩnh Chánh, có đoạn viết về ông nguyên văn như sau:

Biến cố Mậu Thân không những đã mang đến nhiều đau thương chết chóc cho toàn thành phố Huế, mà còn gây nhiều tổn thất tinh thần và vật chất cho trường YK Huế qua cái chết của các giáo sư người Đức và sự mất tích củaThầy Nguyễn Văn Đệ. Đứng trước tình trạng không có đủ các thầy, nhất là sau khi các giáo sư ở Saigon không thể bay ra Huế để dạy một cách thuận lợi, Giáo Sư Bùi Duy Tâm đã làm một quyết định không tiền khoáng hậu, đầy thử thách và rất ư mạo hiểm, chỉ có thể tìm thấy được ở con người có đầu óc bén nhạy, can trường và quyết tâm. Đó là quyết định tạm dời trường YK Huế vào Saigon. Quyết định này không những đã giúp chúng tôi khỏi bị mất một năm học và thực tập, và khỏi bị động viên, mà còn là một cái mốc đưa trường YK Huế lớn mạnh và vững vàng thêm trong tương lai về sau. 

…Mùa Thu năm 1969, chúng tôi bắt đầu năm thứ ba tại Huế. Trường đã được sửa sang lại, thư viện có nhiều sách và tài liệu mới, ban giảng huấn có thêm nhiều khuôn mặt mới.

…YK Huế đang trong đà bành trướng mạnh, các đàn anh ra trường vững vàng trong nghề nghiệp dân y hay quân y, thì bổng nhiên Thầy Tâm rời bỏ chức vụ khoa trưởng YK Huế vào cuối năm 1972. Lòng sinh viên chúng tôi rất  trong trắng, không biết chính trị ở đằng sau nên chúng tôi đã bày tỏ thái độ chống đối bằng cách rầm rộ đưa tiển thầy ra tận sân bay, mang theo nhiều biểu  ngữ bày tỏ cảm tình sâu đậm dành riêng cho Thầy; Ban đại diện sinh viên YKH cũng có tặng Thầy một tấm tranh sơn mài rất giá trị của họa sĩ Nguyễn Tăng vẽ các cô gái huế tóc thề, tay ôm cặp trước cổng Thượng Tứ. Trên bức tranh có 3 câu viết tặng: "Toàn thể Sinh Viên Đại Học Y Khoa Huế (1967-1972) kính tặng Giáo Sư Khoa Trưởng Bùi Duy Tâm, Người đã đến trong Gian Nguy và ra đi khi An Bình". Thầy đã như một vị chỉ huy biệt kích nhảy dù, không e ngại gian khổ, vượt qua bao thử thách, đem đến chiến thắng, mang các con cái về lại nhà, nhưng thầy lại ra đi sau đó vì một sứ mạng khó khăn hơn với nhiều thách đố hơn đang chờ đợi tài quản trị và ngoại giao khéo léo của Thầy. Và như thế trường YK Minh Đức, con đẻ của Thầy, được chính thức thành hình ngay tại Saigon."

Tưởng nên biết thêm, là hệ thống giáo dục cũng như y khoa thời  Việt Nam Cộng Hoà trước 1975 còn mang nặng ảnh hưởng Tây Âu, các cấp lãnh đạo thường là xuất thân khoa bảng Pháp. Trong hoàn cảnh ấy, Y Khoa Minh Đức là Đại Học Y Khoa đầu tiên tại Việt nam được sáng lập và điều hành bởi một người Việt đầu tiên tốt nghiệp 2 bằng tiến sĩ từ Hoa Kỳ  Bác sĩ Bùi Duy Tâm, ngoài y khoa, còn có thêm một Ph.D. về Biochemistry.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào trưa ngày Thứ Năm 29 tháng 2 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với hai tổ chức Asian Americans Advancing Justice (AAAJ), Asian Americans Advancing Justice Southern California (AJSOCAL) có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Trưa thứ bảy ngày 2/3/2024 trước Quốc Hội tiểu bang Victoria, Úc, hàng ngàn người thuộc Cộng đồng người Việt Tự do cùng Cộng đồng người Cam Bốt hải ngoại, Cộng đồng người Miến Điện tự do và Cộng đồng người Lào tự do đã tổ chức biểu tình phản đối các nhà cầm quyền độc tài cộng sản, đàn áp người dân tại các quốc gia quê nhà...
Chiều Chủ nhật 3-3-2024, tại nhà sách Tự Lực trên đường Brookhurst của thủ đô tị nạn Little Saigon, nhiều đồng hương đến dự buổi ra mắt cuốn sách thứ nhì của ca sĩ kiêm nhà văn Thanh Lan có tên là Trắng Đêm...
Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Tháng 3 năm 2024, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thành lập được 14 năm. Trong gần 8 năm qua với mục đích đào tạo và khuyến khích tài năng trẻ, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thực hiện chương trình "Đào Tạo và Phát Triển Tài Năng Trẻ" với các lớp dạy tiếng Việt, dạy múa và hát hoàn toàn miễn phí cho các em...
Theo thông lệ hằng năm vào dịp đầu Xuân các Liên Đoàn Hướng Đạo Miền Tây Nam Hoa Kỳ, thuộc Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam đều tổ chức lễ chào cờ đầu năm để giúp các em gìn giữ và bảo tồn truyền thống văn hóa cũng như tập tục Việt Nam.
Vào chiều ngày Chủ Nhật 02/25/2024, nhân dịp những ngày đầu năm Giáp Thìn, Hòa Thượng Thích Phước Tịnh đã ghé thăm và có một buổi pháp thoại tại Thiền Đường Huệ Hải. Thiền đường này được thành lập cách đây hơn một năm bởi một người học trò cũ của Thầy, hiện nay là nơi sinh hoạt của một số nhóm Phật tử ở khu vực Little Saigon.
Chánh Án Chris Phan tốt nghiệp đại học Indiana- đại học Purdue tại Indianapolis với văn bằng Cử Nhân Nghệ Thuật (BA Biology, 1996), tiến sĩ Luật khoa năm 1999 tại đại học Southern Illinois. Ông là chủ biên tạp chí luật Southern Illinois, tác giả sách “Physicians Unionization’s Impact on the Medical Profession”, Journal of Legal Medicine, March, 1999...
Hiệp Hội Phát Huy Công Lý cho người Mỹ gốc Á, Nam California (AJSOCAL) được thành lập năm 1983, là tổ chức vô vụ lợi về quyền công dân và pháp lý lớn nhất quốc gia dành cho người Mỹ gốc Á Châu và người dân các đảo Thái Bình Dương...
Hàng năm, Bộ Ngoại giao chấp thuận rất nhiều thị thực cho công dân Việt Nam đến Hoa Kỳ để tham gia vào các hoạt động giải trí và biểu diễn nghệ thuật. Những chuyến thăm như vậy rất quan trọng nhằm tăng cường mối quan hệ văn hóa mật thiết giữa hai quốc gia chúng ta. Tuy nhiên, trái với tinh thần trao đổi song phương mang tính công bằng, nguyên tắc ngoại giao cơ bản của quốc tế, các nghệ sĩ Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam không được hưởng các quyền hoạt động nghệ thuật tự do giống như khi chúng tôi đón tiếp các nghệ sĩ Việt Nam.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.