Hôm nay,  

Cựu HSTH Phan Châu Trinh Đà Nẵng Lễ Giỗ Cụ Phan

30/03/201100:00:00(Xem: 4312)

Cựu HSTH Phan Châu Trinh Đà Nẵng Lễ Giỗ Cụ Phan

phan_chau_trinh_dsc_0075-large-contentVăn nghệ trong Lễ Giỗ nhà cách mạng Phan Châu Trinh.

Westminster (Bình sa) - - Tại nhà hàng Paracel Seafood Restaurant, trưa Chủ Nhật 27 tháng 3 năm 2011, theo thông lệ hằng năm, Hội cựu học sinh Trung HọcPhan Châu Trinh Đà Nẵng tổ chức lễ giỗ nhà cách mạng Phan Châu Trinh.

Tham dự lễ giỗ ngoài qúi vị quan khách, các thầy cô giáo, các cựu học sinh Phan Châu Trinh còn có sự tham dự của một số đại diện các hội đoàn, đoàn thể bạn. Điều hợp chương trình MC. Nhã Hương, Phan Nhật Nam, Trương Công Lập.

Để chuẩn bị nghi thức khai mạc, cựu học sinh Nhà Văn Phan Nhật Nam lên điều khiển chào cờ. Lời mở đầu Ông đã nói qua về lá cờ mỹ... Lá cờ vàng 3 sọc đỏ là biểu tượng của chính nghĩa quốc gia dân tộc, đồng thời cũng là biểu tượng của khác vọng của Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền của người Việt tỵ nạn cộng sản trên khắp thế giớị Quốc ca Việt Nam Cộng Hòa là tiếng gọi linh thiêng của Hồn Lạc Việt trên bốn ngàn năm dựng nước giữ nước. Nghi thức chào cờ Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa và phút mặc niệm.

Tiếp theo cựu học sinh Nguyễn Đăng Nam, Trưởng ban tổ chức, lên ngỏ lời chào mừng và cảm ơn sự hiện diện của tất cả quan khách, các hội đoàn thân hữu bạn, qúi Thầy, Cô cùng anh chị em cựu học sinh Phan Châu Trinh và thân hữu đã đến tham dự ngày giỗ cụ Phan hôm naỵ

Sau đó toàn ban hợp ca của trường lên hát bản "Phan Châu trinh Hành Khúc" Tiếp theo chương trình Tham Luận của Sử Gia Trần Gia Phụng, cựu học sinh và cũng là Giáo Sư Phan Chu Trinh lên trình bày đề tài: " Phan Châu trinh Và Cuộc Ly khai Văn Hóa Hán Tộc."

Trong phần mở đầu ông cho biết: "Ảnh hưởng của văn hóa Hán tộc có thể chia thành 2 thời kỳ, thời kỳ 1000 năm Trung Quốc đô hộ cổ Việt và thời kỳ đất nước chúng ta độc lập từ năm 938 cho đến thế kỷ 20."

Ông tiếp trong thời kỳ từ Ngô Quyền trở đi các Triều Đình việc sử dụng chữ hán làm văn tự chính thức dầu người Việt vẫn nói tiếng Việt từ năm 1075 Nhà Lý mở khoa thi tam trường đầu tiên để tuyển chọn quan lạị Thi cử được các triều đại quân chủ tiếp tục tổ chức cho đến đầu thế kỷ 20. . . Ông cũng phân tách chế độ quân chủ Hán tộc khác với chhế độ quân chủ Tây phương ở chỗ trong nền quân chủ Hán tộc, Vua là "con trời" (thiên tử) vừa nắm thế quyền, cai trị đất nước vừa nắm thần quyền, phong chức thần linh. Ở Tây phương vua chỉ nắm thế quyền. Thần quyền thuộc về giáo hội Ky Tô. Trong hoàn cảnh đó qua đầu thế kỷ 20, dầu đã đậu phó bảng Hán học năm 1901, khi dấn thân hoạt động Duy Tân để mở mang đất nước năm 1904 Phan Châu trinh (1872-1926) đưa ra chủ trương: "Chấn Dân Khí, Khai Dân Trí, Hậu Dân Sinh" Để mở đầu cuộc khai dân trí nhằm chấn dân khí và hậu dân sinh, đầu tiên Phan Châu trinh vận động từ bỏ " cái học cũ". Muốn từ bỏ "cái học cũ" phải từ bỏ việc học chữ Hán, đồng thời từ bỏ luôn thi cử Hán học.

Từ bỏ thi cữ Hán học là từ bỏ việc học văn hóa Hán Tộc. Lời kêu gọi sĩ tử không tham dự các kỳ thi Hán học hùng hồn nhất là bài "Chí thành thông thánh thi" do cụ Phan Châu Trinh viết và bài "Danh sơn lương ngọc phú" do Trần Qúy Cáp và Huỳnh Thúc Kháng cùng viết năm 1905 tại Quy Nhơn. Thay thế chữ Hán Ông kêu gọi sử dụng Quốc ngữ, Quốc ngữ rất giản dị dể học dễ viết và truyền bá văn hóa tư tưởng khoa học kỷ thuật, dễ nâng cao dân trí. Tại Quảng Nam Phan Châu Trinh cùng Trần Qúy Cáp, Huỳnh Thúc Kháng và các trí thức cấp tiến vận động mở rất nhiều trường dạy Quốc ngữ ngay từ năm 1904. Trường Dục Thanh ở Phan Thiết và trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội đều do Phan Châu Trinh vận động thành lập. . .

Trong 1000 năm Bắc thuộc, tổ tiên chúng ta đã bị Trung Quốc áp đặt nền văn hóa Hán tộc. Sau đó tuy đất nước chúng ta độc lập về chính trị nhưng lại lệ thuộc văn hóa Hán tộc vì các triều đại chọn chử Hán làm văn tự chính thức, tổ chức thi cử cũng theo chương trình văn hóa Hán tộc mãi cho đến khi văn hóa Tây phương truyền vào nước Việt Phan Châu trinh và các nhà trí thức cấp tiến vào đầu thế kỷ 20 mới thấy rỏ nền văn hóa Hán tộc là trở ngại chính cho sự tiến bộ của dân tộc. Do đó các ông cương quyết kêu gọi từ bỏ chữ Hán. Cuộc ly khai văn hóa Hán tộc do Phan Châu Trinh đề xướng là con đường thiết thực mở rông cánh cửa văn hóa cho sự phát triển đất nước. Cuối cùng ông nói rẳng hôm nay nhân lễ giỗ Phan Châu Trinh, chúng ta, những cựu học sinh Phan Châu Trinh, một lần nữa ôn lại tư tưởng Phan Châu trinh và xin cảm ơn Người đã mở đường khai phóng cho các lớp hậu sinh tiến lên và thoát ly ra khỏi văn hóa Hán tộc.

Tiếp theo chương triình là phần niệm hương lễ giỗ do các Thầy Tạ Quốc Bảo, Cô Phan Bội Hoàn, Hội trưởng Đỗ Thái Nhiên cùng lên niệm hương, sau đó cựu học sinh Lê Minh Tùng lên đọc bài văn tế của cụ Huỳnh Thúc Kháng khóc thương cụ Phan Châu Trinh trong ngày tang của cụ tại Sài Gòn. Buổi tiệc bắt đầu với phần văn nghệ do Nhạc Sĩ Nhật Ngân phụ trách với sự đóng góp của các nghệ sĩ Phan Châu trinh và thân hữu qua những bản nhạc do Nhạc Sĩ Nhật Ngân sáng tác trong đó có bản " Đường chúng ta đi"do ban hợp ca của trường trình diễn.

Trường Trung Học Phan Châu Trinh cũng đã đóng góp cho quê hương nhiều nhân tài trong mọi lãnh vực văn hóa, chính tri, nhất là quân sự, nhiều sĩ quan ưu tú trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã một thời dọc ngang chiến trường bảo vệ quê hương.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.