Hôm nay,  

Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển: Kỷ Niệm 30 Năm Hoạt Động

13/10/201000:00:00(Xem: 5170)

Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển: Kỷ Niệm 30 Năm Hoạt Động

Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển, nhận bằng tưởng lục từ Thượng Nghị Sĩ Lou  Correa.

Garden Grove ( Bình Sa ) - - Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển (BPSOS)  tổ chức kỷ niệm 30 năm hoạt động vào sáng Chủ Nhật, 10 tháng 10 năm 2010,  tại nhà hàng Mon Cheri gần 400 khách, đại diện các hội đoàn, đoàn thể và đồng gương thân hữu tham dự.
Cũng nên nhắc lại tổ chức BPSOS đã hình thành và phát triển với sứ mạng cứu với đồng bào thuyền nhân, trong đó, có không ít những thuyền nhân đã được BPSOS giúp đỡ.
Về phía dân cử tham dự có sự hiện diện của TNS Lou Correa, Dân biểu Trần Thái Văn, nghị sĩ Dana Rohrarbacher, ông bà Phó Thị Trưởng thành phố Westminster Frank Fry cùng hai nghị viên thành phố Tạ Đức Trí và Tyler Diệp, đại diện Dân biểu Loretta Sanchez, đại diện nghị sĩ Ed Rouyce, LS Nguyễn Quốc Lân (Ủy viên Giáo Dục Học Khu Garden Grove).
Sau phần nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ, phút mặc niệm. Cô Tiffany Nguyễn, Giám Đốc BPSOS tại Quận Cam lên ngỏ lời chào mừng và cảm tạ quan khách cũng như đồng hương đã đến tham dự để chia xẻ những thành quả của BPOSOS đã hoạt động trong suốt 30 năm qua. Cô nói: "Trong 30 năm qua, BPSOS tập trung xây dựng tổ chức từ 1 nhân viên thành một tổ chức toàn quốc hiện hoạt động tại 18 địa điểm ở Hoa Kỳ và trên thế giới. Sứ mạng của BPSOS tiến triển theo nhu cầu của đồng hương nhằm giúp cộng đồng đối phó với hậu quả của cuộc cải tổ trợ cấp và di dân, qua các chương trình từ nhập tịch đến phát triển kinh tế, từ sức khỏe đến dịch vụ cho người cao niên."
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc BPSOS trong phần trình bày và chia sẻ những trọng trách mà BPSOS đã và đang thực hiện ông nói:
"Nhìn lại quá trình 30 năm hoạt động của BPSOS, đây cũng là dịp để chúng tôi bày tỏ lòng tri ân đối với biết bao ân nhân, thân hữu, bạn đồng hành trong suốt 30 năm qua thực thi trách nhiệm, nghĩa vụ của đồng bào đối với đồng bào, của con người đối với con người. Nhưng quan trọng hơn, đây là ngày để chúng ta nối lại sợi dây tình thân giữa những người cộng tác, không những như là vai trò của những ân nhân mà đồng thời, chúng tôi muốn nối lại sợi dây tình cảm của biết bao nhiêu nạn nhân ngày xưa, những ngưoi tỵ nạn cùng với chúng tôi đứng lên đấu tranh cho quyền tự do nhân phẩm và công lý cho chính chúng ta.
Bước vào thập niên thứ 4 mở ra hai sứ mạng rất lớn cho chúng ta. Thứ nhất là vấn đề sinh tồn của dân tộc. Đất nước Việt nam đang đứng trước hiểm họa bị thôn tính, bị mất chủ quyền đất và biển, và người dân Việt Nam đang đứng trước nguy cơ trở thành nô lệ ngay trên đất nước mình. Thử thách thứ hai là cộng đồng của chúng ta đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt dần đi sức lực của mình khi tre chóng tàn mà măng chưa kịp mọc. Như thế cộng đồng của chúng ta không thể trường tồn, không thể đóng góp cho đất nước này, không thể đáp ứng được nhu cầu của đồng hương, và cũng không thể làm điểm tựa cho đất nước Việt Nam trong tương lai.
Trước hai thử thách của lịch sử, BPSOS đề ra hai mục đích dài hạn: Thứ nhất, xây dựng và phát triển cộng đồng của chúng ta để tạo được lực và thế bằng cách hỗ trợ và khuyến khích cho thật nhiều tổ chức phát triển và hình thành và tiến lên quy củ và quy mô hoạt động. Thứ hai là khuyến khích thêm nhiều người Việt nữa bước vào chính trường Hoa Kỳ.
Đối với Việt nam, chúng tôi cố gắng và đã bắt đầu thực hiện chương trình để giúp ngừoi dân trong nước hội nhập vào nền dân chủ ở ngoài Việt Nam, để làm sao cho người dân trong nước hiểu thế nào là hoạt động dân chủ để thay đổi Việt Nam từ bên trong. Mục đích quan trọng hơn hết là đào tạo lớp trẻ vững chãi, trưởng thành, tự tin, có tài năng, bản lãnh và đạo đức để chuẩn bị tiếp nối công việc của chúng ta ngày hôm nay.


Ba thử thách trên là ba thử thách trải dài nhiều thế hệ, mà công việc này đã bắt đầu từ bây giờ. Chúng tôi mong rằng trong 10 năm tới đây, chúng tôi cùng đồng hành với nhau trên chặng đường 10 năm tới mà khởi đầu từ hôm nay. Chúng tôi thiết tha kêu gọi sự hợp tác của mọi người để chúng ta đáp ứng được vai trò lịch sử của những người Việt tỵ nạn."
Nhân dịp này, một số vị dân cử như TNS Lou Correa, Dân biểu Loretta Sanchez, Dân biểu Trần Thái Văn, nghị sĩ Ed Royer đã lên trao tặng BPSOS những bằng tưởng lục ghi nhận sự sự đóng góp hiệu quả của Ủy ban Cứu Người Vượt Biển trong suốt chặng đường dài 30 năm.
Dân Biểu Trần Thái Văn nói: "Từ thời sinh viên chúng tôi đã tham gia và được học hỏi rất nhiều từ BPSOS trong những ngày đầu. Chúng tôi rất vui khi thấy BPSOS đã lớn mạnh và có nhiều chi nhánh trên toàn thế giới đề giúp đồng hương chúng ta về an sinh xã hội và tỵ nạn. PBSOS đã gầy dựng được với sự thương mến, hậu thuẫn và giúp đỡ của nhiều cộng đồng người Mỹ gốc Việt và rất nhiềuc ác cơ quan Hoa Kỳ để chúng ta có được một tổ chức mang tầm vóc quốc gia. Đây là sự hy sinh và đóng góp của rất nhiều thiện nguyện viên.
Trong 30 năm qua, BPSOS đã giúp hàng vạn người Việt nam để chúng ta có cơ hội an cư lạc nghiệp và sống được một cuộc sống tự do ngày hôm nay."
Được biết, BPSOS thành lập năm 1980 với sứ mạng cứu vớt đồng bào thuyền nhân. Mỗi một thập niên, BPSOS lại đề ra một sứ mạng phù hợp với tình hình thực tế. Trong giai đoạn đầu đầu, đã thực hiện chiến dịch Vớt Người vượt biển, BPSOS đã cứu được trên 3,300 thuyền nhân, chưa kể những đóng góp tài trợ cho chương trình vớt người ngoài biển của Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ.
Năm 1990, trước chính sách quốc tế đã thay đổi, BPSOS chuyển sứ mệnh từ vớt người ngoài biển sang cứu người trên cạn. Để đối phó với tình trạng này, BPSOS thành lập Legal Assistance For Vietnamese Asylum Seekers (LAVAS) để tranh đấu cho quyền tị nạn của thuyền nhân. BPSOS khởi xướng cuộc vận động với Quốc hội Hoa Kỳ. nhờ vậy, chương trình Refugee Resettlement Opportunity For Vietnamese Returnees (ROVR) ra đời và đã định cư trên 18 ngàn thuyền nhân sau khi họ bị hồi hương.
Năm 1999, BPSOS mở chương trình chống buôn người với trường hợp 250 cô gái công  nhân Việt ở American Samoa. Năm 2008, BPSOS đồng sáng lập Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới (CAMSA) hiện hoạt động ở 4 địa điểm Á Châu và đã giúp đỡ, bảo vệ cho 3,000 nạn nhân của nạn buôn người. BPSOS tập trung xây dựng tổ chức thành một tổ chức toàn quốc nhằm giúp đồng hương đối phó với hậu quả của cuộc cải tổ trợ ấp và di dân, qua các chương trình từ nhập tịch đến phát triển kinh tế, từ sức khỏe đến dịch vụ cho người cao niên.
Tại Quận Cam, văn phòng BPSOS được đặt tại địa chỉ 9191 Bolsa Ave., Ste 110-111, Westminster, CA 92683, với các dịch vụ sau:
- ESL: Trang bị vốn ngôn ngữ và tăng sức mạnh cho những người kém tiếng Anh.
- Quốc tịch: Trang bị và chuẩn bị cho những di dân mới được nhập tịch.
- Computer: Cung cấp lớp học và thiết bị kỹ thuật.
- Hôn nhân và mái ấm gia đình: Tăng sức mạnh cho những đơn vị gia đình bằng cách xây dựng quan hệ lành mạnh trong gia đình qua chương trình Ngăn ngừa và làm tốt đẹp quan hệ (PREP).
- Hợp tác giáo dục về ca ô nhiễm (FCEC): Hướng dẫn cộng đồng ăn cá an toàn.
- EITC Giúp khai thuế: là một thành viên của văn phòng Hỗ Trợ Trẻ Em và Gia Đình, văn phòng giúp gia đình thu nhập thấp khai thuế.
- Chương trình huấn luyện kỹ năng tìm việc làm.
Đồng hương có nhu cầu, xin liên lạc số điện thạoi 714-897-214 để được giúp đỡ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào trưa ngày Thứ Năm 29 tháng 2 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với hai tổ chức Asian Americans Advancing Justice (AAAJ), Asian Americans Advancing Justice Southern California (AJSOCAL) có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Trưa thứ bảy ngày 2/3/2024 trước Quốc Hội tiểu bang Victoria, Úc, hàng ngàn người thuộc Cộng đồng người Việt Tự do cùng Cộng đồng người Cam Bốt hải ngoại, Cộng đồng người Miến Điện tự do và Cộng đồng người Lào tự do đã tổ chức biểu tình phản đối các nhà cầm quyền độc tài cộng sản, đàn áp người dân tại các quốc gia quê nhà...
Chiều Chủ nhật 3-3-2024, tại nhà sách Tự Lực trên đường Brookhurst của thủ đô tị nạn Little Saigon, nhiều đồng hương đến dự buổi ra mắt cuốn sách thứ nhì của ca sĩ kiêm nhà văn Thanh Lan có tên là Trắng Đêm...
Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Tháng 3 năm 2024, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thành lập được 14 năm. Trong gần 8 năm qua với mục đích đào tạo và khuyến khích tài năng trẻ, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thực hiện chương trình "Đào Tạo và Phát Triển Tài Năng Trẻ" với các lớp dạy tiếng Việt, dạy múa và hát hoàn toàn miễn phí cho các em...
Theo thông lệ hằng năm vào dịp đầu Xuân các Liên Đoàn Hướng Đạo Miền Tây Nam Hoa Kỳ, thuộc Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam đều tổ chức lễ chào cờ đầu năm để giúp các em gìn giữ và bảo tồn truyền thống văn hóa cũng như tập tục Việt Nam.
Vào chiều ngày Chủ Nhật 02/25/2024, nhân dịp những ngày đầu năm Giáp Thìn, Hòa Thượng Thích Phước Tịnh đã ghé thăm và có một buổi pháp thoại tại Thiền Đường Huệ Hải. Thiền đường này được thành lập cách đây hơn một năm bởi một người học trò cũ của Thầy, hiện nay là nơi sinh hoạt của một số nhóm Phật tử ở khu vực Little Saigon.
Chánh Án Chris Phan tốt nghiệp đại học Indiana- đại học Purdue tại Indianapolis với văn bằng Cử Nhân Nghệ Thuật (BA Biology, 1996), tiến sĩ Luật khoa năm 1999 tại đại học Southern Illinois. Ông là chủ biên tạp chí luật Southern Illinois, tác giả sách “Physicians Unionization’s Impact on the Medical Profession”, Journal of Legal Medicine, March, 1999...
Hiệp Hội Phát Huy Công Lý cho người Mỹ gốc Á, Nam California (AJSOCAL) được thành lập năm 1983, là tổ chức vô vụ lợi về quyền công dân và pháp lý lớn nhất quốc gia dành cho người Mỹ gốc Á Châu và người dân các đảo Thái Bình Dương...
Hàng năm, Bộ Ngoại giao chấp thuận rất nhiều thị thực cho công dân Việt Nam đến Hoa Kỳ để tham gia vào các hoạt động giải trí và biểu diễn nghệ thuật. Những chuyến thăm như vậy rất quan trọng nhằm tăng cường mối quan hệ văn hóa mật thiết giữa hai quốc gia chúng ta. Tuy nhiên, trái với tinh thần trao đổi song phương mang tính công bằng, nguyên tắc ngoại giao cơ bản của quốc tế, các nghệ sĩ Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam không được hưởng các quyền hoạt động nghệ thuật tự do giống như khi chúng tôi đón tiếp các nghệ sĩ Việt Nam.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.