Hôm nay,  

Mỹ Vẫn Lặng Lẽ Thực Hiện Cuộc Chiến Dân Chủ Hóa

28/08/201400:00:00(Xem: 7057)

Trong bình diện chính trị quốc tế, thật khó mà biết đến những bề sâu của một sự kiện, thời gian đi thật nhanh, một biến cố chỉ có một khoảng thời gian ngắn được lưu ý tới; được để ý đến nhiều hơn nếu vào thời điểm đó chỉ có biến cố đó mà thôi chứ không có thêm những việc gì khác xảy ra. Khi có nhiều biến cố thì các hãng truyền thông Mỹ phải chọn lựa cho khoảng thời gian phổ biến mỗi ngày, qua nhiều tiêu chuẩn mà điều quan trọng nhất là phải có ảnh hưởng trực tiếp đến Hoa Kỳ, yếu tố kích động sự để ý của khán, thính và độc giả; vì truyền thong báo chí in ấn, vô tuyến truyền thanh, vô truyền truyền hình) có ngân khoản hoạt động dựa vào quảng cáo, và giá cả quảng cáo được trả cao thấp tuỳ thuộc vào số lượng khán thính độc giả theo dõi mỗi ngày, hay mỗi tuần, mỗi tháng; càng đông thì càng thu vào nhiều tiền.

Nói về Á Châu thì vài chục năm trước đây khi quân đội (tác chiến) Hoa Kỳ hiện diện đông đảo (bắt đầu từ 1965 sau cuộc đổ bộ của tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đầu tiên tại bãi biển Đà Nẵng) tại miền Nam Việt Nam, ngày nào trên bản tin của các hãng thông tấn, trên truyền thanh, truyền hình cũng có tin liên quan đến Việt Nam. Sau khi hiệp định Ba Lê ký kết vào tháng 1 năm 1973 và sự triệt thoái của quân đội (tác chiến) Mỹ, thì tỷ lệ tin liên quan đến Việt Nam giảm đi rõ rệt.

Hiện nay dư luận chú ý về Miến Điện (thường được gọi là Burma và Myanmar), có một vị trí địa dư chiến lược rất quan trọng, phía nam thì có một khoảng biển dài với vịnh Bengal (Bay of Bengal) có các quốc gia Ấn Độ, Bangladesh (trước kia là Đông Hồi, phần phía đông của Hồi Quốc (Pakistan), Tích Lan (Sri Lanka), Thái Lan, Mã Lai (Malaysia), Nam Dương (Indonesia) ảnh hưởng đến đường thủy từ Ấn Độ Dương đi qua eo biển Tân Gia Ba (Singapore) trước khi vào Đông Hải (Nam Hải) thuộc Thái Bình Dương (trước kia gọi là South China Sea bây giờ là East Sea) có quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa (Spratly Islands, Paracel Islands) đang là mối tranh chấp của các quốc gia trong vùng; phần đất lục địa thì giáp giới Bangladesh, Ấn Độ, Trung Hoa, Thái Lan, Ai Lao, có dân số 55 triệu và diện tích gần bằng tiểu bang Texas; ngoài ra đây là một trong 5 quốc gia mà Cửu Long Giang sau khi phát xuất từ Tây Tạng (Himalaya: Hy Mã Lạp Sơn) đi qua: Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan, Ai Lao, Cao Miên, Việt Nam rồi ra Thái Bình Dương.

Từ một thập niên (không chính thức song đã âm thầm), ủy ban liên bộ (Quốc Phòng - Ngoại Giao) bắt đầu một chương trình có tên là (LMI: Lower Mekong Initiative) Chương Trình Tiên Khởi Hạ Lưu Cửu Long Giang. LMI được chính thức thành lập vào July 23, 2009 sau phiên họp của ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton với bộ trưởng ngoại giao các quốc gia địa phương: Cao Miên, Ai Lao, Thái Lan, Việt Nam tại thành phố Phuket, Thái Lan. Mục đích đưa ra trong hiến chương: hợp tác để thiết lập, canh tân, phát triển hạ tầng cơ sở trong các lĩnh vực môi trường, y tế, giáo dục trong quyền lợi chung của các nước tham dự. (Miến Điện gia nhập vào tháng 7 năm 2012) trong đó dùng phương pháp thu phục nhân tâm (minds and hearts) thay vì quyền lực áp đặt như trong các thập niên 50, 60, 70. Có sự phụ giúp gián tiếp của ngân sách an ninh và các định chế kỹ thuật nên đã tiến triển và có tác dụng mạnh mẽ:

- Miến Điện bỏ Trung Hoa vào năm 2011, cựu ngoại trưởng Hillary Clinton viếng Miến Điện (sau 50 năm mới có nhân vật cao cấp Mỹ đến), bà đã thăm cả tổng thống Thein Sein và nhân vật đối lập bà Aung San Suu Kyi. Vừa tái đắc cử nhiệm kỳ thứ nhì (2013-2017) tổng thống Barack Obama cũng ghé thăm Miến Điện vào tháng 11 năm 2012 để nhấn mạnh chính sách quay về Á Châu của Hoa Kỳ (ông cũng tiếp tổng thống Thein Sein (2013) và bà Aung San Suu Kyi trước đó tại Hoa Thịnh Đốn).

- mạng lưới bản đồ vùng dọc theo Cửu Long Giang có thêm nhiều chi tiết do sự nghiên cứu địa hình tại chỗ, xác định các dữ kiện mà các vệ tinh chụp từ không gian: cấu tạo địa chất, canh nông, chăn nuôi, thay đổi khí hậu. Đây là một điều vô cùng quan yếu trong vấn để nghiên cứu địa dư, thiết yếu cho an ninh và quốc phòng.


Cửu Long Giang bắt nguồn từ Hy Mã Lạp Sơn bên Tây Tạng, chảy qua Trung Hoa, ghé qua Miến Điện, là nồng cốt về canh nông và lưu thông đường thủy của các quốc gia phía nam: Thái Lan, Ai Lao, Cao Miên, Việt Nam trước khi đổ ra Thái Bình Dương. Miền Nam sản xuất nhiều nông phẩm nhất là lúa gạo và được coi là vựa lúa của Đông Nam Á, Biển Hồ (Tonle Sap Lake) tại Cao Miên, một kiến tạo của thiên nhiên để làm điều hoà mức nước luân lưu và lưu lượng trên Cửu Long Giang, đồng thời cũng là vựa cá và tiếp nước cho canh nông ở các vùng tiếp giáp.

Sau khi qua khỏi các biến loạn về chính trị như cải cách ruộng đất, bước tiến nhảy vọt, cách mạng văn hóa và sự từ trần của Mao Trạch Đông; Trung Hoa phát triển dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình. Bắt đầu thập niên 90, với sự phát triển công kỹ nghệ và nhu cầu giao thương, Trung Hoa cần nhiều năng lượng và muốn có phương tiện dễ dàng để xuất cảng sang các quốc gia Đông Nam Á, bắt đầu để ý đến Cửu Long Giang qua hai việc:

- xây dựng các đập thuỷ điện để sản xuất điện năng,

- vét rộng và làm sâu dòng sông ở phía nam để cho các tàu lớn có thể di chuyển từ Trung Hoa đến Thái Lan.

Trọng tâm và thuận tiện trong chính sách đối ngoại và phát triển tại vùng này của Trung Hoa là Miến Điện, có chế độ quân phiệt từ năm 1962, bế quan tỏa cảng, bị các biện pháp chế tài về kinh tế, sự cô lập ngoại giao của khối Âu Tây vì không có nhân quyền, đàn áp đối lập; do đó rất cần viện trợ kinh tế. Có một vị trí địa dư quan trọng và dễ dàng chấp nhận các điều kiện trong việc giao thương, do đó Trung Hoa đã đổ vào những ngân khoản rất lớn để tạo ảnh hưởng và khống chế kinh tế Miến Điện từ thập niên 90 khi kinh tế của Trung Hoa bắt đầu phát triển mạnh.

Các hoạt động âm thầm của Hoa Kỳ bắt đầu có những thành quả, giới lãnh đạo của quốc gia này cũng nhận ra sự cần thiết phải cải tổ thể chế chính trị để cùng sánh bước với cộng đồng quốc tế trong việc mưu cầu ấm no cho dân chúng; vì thế sau cuộc bầu cử 2010, một chính phủ dân sự được thành lập và giới quân nhân lãnh đạo bắt đầu một chính sách mở rộng vòng tay đoàn kết dân tộc, chấp nhận đối lập. Các biến chuyển sau đó vào năm 2011, 2012 làm hụt hẫng Trung Hoa điển hình như sự ngừng xây dựng đập thủy điện trên sông Cửu Long ở phần đất Miền Điên vì việc này chỉ giúp cho Trung Hoa chứ không phải để thỏa mãn nhu cầu điện nặng cho Miến Điện mà còn có những tác hại rất lớn lên môi trường sinh thái thiên nhiên tại địa phương.

Bà Aung San Suu Kyi sinh năm 1946, con gái của đại tướng Aung San, một anh hùng lập quốc của Miến Điện, ông bị ám sát lúc bà con bé. Vào năm 1988 bà tham gia vào cuộc tranh đấu của toàn dân với đa số là sinh viên học sinh, khi chính quyền quân phiệt đàn áp khốc liệt, thiết quân luật, ra các đạo luật khẩn trương tước bỏ mọi quyền công dân căn bản thì bà bị câu lưu rồi giam tại gia tổng công là 15 năm từ 1989 đến 2011. Năm 1990 trong cuộc tổng tuyển cử, đảng chính trị của bà thắng cử song không được giới lãnh đạo quân phiệt công nhận kết quả và họ cứ tiếp tục cầm quyền. Trong thời gian bị giam tại gia bà không dám rời khỏi quốc gia này vì biết chắc là sẽ không được phép hồi hương, trong hai dịp đành phải chịu đựng số phận khi gia đình có tang và lúc được giải Hoà Bình (Nobel Peace Prize 1991 in Sweden).

Được trả tự do hoàn toàn vào năm 2011, bà ứng cử và thắng cử vào Quốc Hội trong cuộc bầu cử bổ túc, hiện nay đang có phong trào vận động sửa đổi hiến pháp để bà có thể tranh cử chức vụ tổng thống vào cuộc bầu cử hiến định sắp tới, nếu đắc cử thì trong vùng Á Châu sẽ có hai vị nữ tổng thống, con gái của các vị xây dựng các quốc gia này trong các thập niên trước (thập niên 60 như đương kim nữ tổng thống Hàn Quốc là ái nữ của cố tổng thống Phác Chánh Hy).

Sự việc này cho ta thấy nên để ý đến các hoạt động âm thầm song hữu hiệu của Hoa Kỳ và sự kiên tâm trì chí tranh đấu của các nhà ái quốc tại các quốc gia liên hệ, với hy vọng một ngày nào đó ngay trên chính quê hương đúng với câu "kiên nhẫn sẽ thành công".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đố ai chứng minh được ”Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta” như đảng Cộng sản Việt Nam tuyên truyền? Càng mơ hồ hơn khi nghe nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Hạ Viện Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 10 năm 2023 đã làm một việc mà chưa từng làm bao giờ trước đây trong lịch sử của nước này: Truất phế chức Chủ Tịch Hạ Viện. Kevin McCarthy, đảng viên Cộng Hòa tại California, đã mất chức trong cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 216/210. Để nhìn sâu hơn vào vấn đề này, The Conversation U.S. có cuộc trò chuyện với giáo sư chính trị học Charles R. Hunt tại Đại Học Boise State University.
Nếu Mỹ duy trì các liên minh, đầu tư cho riêng mình và tránh các khiêu khích không cần thiết, Mỹ có thể giảm xác suất lâm vào một cuộc chiến tranh lạnh hoặc nóng với Trung Quốc. Nhưng để xây dựng một chiến lược hũu hiệu, Mỹ sẽ phải tránh những phép loại suy luận quen thuộc trong lịch sử nhưng gây hiểu lầm.
Nếu vụ tấn công ngày 11 tháng 9 ở Hoa Kỳ đã thay đổi tình hình ở Trung Đông và toàn thế giới, thì "ngày 7 tháng 10" cũng có thể ảnh hưởng đến những gì sẽ xảy ra tiếp theo, bởi tuy hoàn toàn không có một chút liên hệ trực tiếp nào với cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine, nhưng trên thực tế, sự quan tâm đang xoay qua cuộc chiến Hamas-Israel lại có thể là một lợi thế cho Nga. Việc Hamas có thể tấn công bất ngờ vào Israel không chỉ là một thất bại đối với tình báo Israel, mà ngay cả Mỹ cũng đã hoàn toàn bị ru ngủ. Chỉ một tuần trước, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan tuyên bố rằng "khu vực Trung Đông ngày nay yên bình hơn so với nhiều thập kỷ trước".
Tượng Đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng lớn nhất Đông Nam Á thì chắc chắn là một “kỳ quan” của thế giới rồi. Không được xem (qua) quả là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, theo báo chí thì dù mới khánh thành nó đã bị bong gạch hết trơn rồi. Thôi thì đi chỗ khác chơi cho nó lành. Tôi quyết định sẽ đi thăm Địa Đạo Củ Chi. Trước khi tới nơi tưởng cũng nên ghé Wikipedia coi qua chút đỉnh:
Theo Hội Thư Viện Hoa Kỳ (American Library Association), nỗ lực cấm sách ở các trường công lập và thư viện công cộng trong năm 2022 đã đạt mức cao nhất mọi thời đại, và có rất ít dấu hiệu sẽ giảm bớt vào năm 2023. Phong trào cấm sách trong thời gian qua có vẻ như là một chiến dịch phối hợp diễn ra ở cả cấp tiểu bang và địa phương; những cuốn sách bị nhắm mục tiêu thường là những cuốn có nội dung đề cập đến chủng tộc, giới tính hoặc cả hai. Thậm chí một số nỗ lực còn dẫn đến việc ban hành luật đe dọa tống tù các thủ thư.
Ít nhất cũng còn hơn 2 năm nữa mới đến ngày bầu nhiệm kỳ XIV của đảng Cộng sản Việt Nam, 2026-2031, nhưng tiêu chuẩn để được chọn đã bộc lộ tư duy giáo điều, bảo thủ và chậm tiến của đảng CSVN...
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với 2 người Chăm: Ông Thông Thanh Khánh (Khanh Pham), nhà nghiên cứu văn hóa Chăm. Sinh trưởng tại Ma Lâm huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận, hiện đang sống và làm việc tại Sài Gòn và Cambodia. Và Ông Lưu Quang Sáng (Amuchandra Luu), sinh tại Phan Rang, hiện sống và làm việc tại California, Thạc sĩ toán và có gần 20 năm giảng dạy ở trường đại học cộng đồng tại thủ phủ Sacramento, California, Hoa Kỳ. Tổng Thư Ký hội Bảo Tồn Văn Hóa Truyền Thống Champa USA, qua 7 nhiệm kỳ chủ tịch...
Để khẳng định đối trọng với các cường quốc phương Tây, khối BRICS đặc biệt tìm cách củng cố vị thế trong các cơ quan quốc tế và trọng lực của đồng Nhân dân tệ trong hệ thống tiền tệ. Tự thoát ra khỏi ảnh hưởng của các cường quốc phương Tây và tạo thành một lực lượng kinh tế và địa chính trị mới, đây là mong muốn được khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) bày tỏ tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 15, được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi, từ ngày 22-24/8/2023. Đây cũng là những gì nổi lên tại Hội nghị G77 được kết thúc vào ngày 16/9 tại Havana.
Ông sinh 1979, quê Yên Bái, là một giáo viên dạy sinh, hóa tại Lào Cai. Sau đó, ông chuyển về Hà Nội tiếp tục dạy học tại một ngôi trường cấp 2 và học thêm ngành luật. Năm 2015, ông quyết định thôi việc sau khi lá đơn yêu cầu cải cách giáo dục, đòi hỏi những lợi ích chính đáng cho học sinh của ông bị từ chối. Năm 2017, Lê Trọng Hùng bắt đầu đưa tin với tư cách là một “nhà dân báo” trên Facebook và YouTube, bình luận về các vấn đề chính trị - xã hội và tư vấn cho dân oan cách kiến nghị, khiếu kiện lên các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước. Ông tự bỏ tiền túi ra để mua hàng ngàn cuốn Hiến Pháp Việt Nam, tặng cho nhiều người và giảng giải cho họ về những điều quy định trong hiến pháp, pháp luật. Ông là một con người giàu lòng nhân ái, từng nhiều lần hiến máu nhân đạo để cứu người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.