Hôm nay,  

Ngày Tết Và Lễ Hội Ở Bình Định Quê Tôi

30/01/201400:00:00(Xem: 10874)
Tối 30 tết ở làng quê thì tối lắm, tối như đêm 30 tết mà. Thật ra đêm 30 nào mà không tối. Có điều đêm 30 tết người ta để ý sao nó tối quá vì ai cũng bận rộn liền tay. Chuyện nọ xọ chuyện kia, chạy tới chạy lui liên tù tì, có khi lại phải chạy qua nhà hàng xóm mượn cái này cái nọ hoặc xin chút gì đó mà hồi sáng đi chợ quên lững mất nên càng cảm thấy sao mà trời tối quá. Chỉ có quanh nồi bánh tét ngoài sân bập bùng ánh lửa là sáng nhất. Tết nào cũng vậy, hồi sáng sớm má tôi đã thuê chú Quý vác cái rựa qua. Thằng Huy em trai út tôi biết ý liền chạy xuống nhà dưới ì ạch kéo lê cái xà beng nặng trình trịch dài hơn nữa thước cho chú ra cái vườn hoang sau nhà đào lên những gốc cây khô mục chất một đống nho nhỏ trước sân. Cái vườn hoang rộng cở một cái sân bóng chuyền hồi trước chỉ trồng mấy cây ổi. Rồi có lúc trồng mía. Mấy năm sau nầy chỉ bỏ hoang. Vậy mà năm nào cái vườn hoang nhỏ cũng cung cấp một lượng cũi đủ nấu một nồi bánh tét kha khá. Nhờ vậy mà từ trời chập tối đêm 30 cho đến khuya cả một khoảng sân rộng trước ngôi nhà ngói từ đường khang trang ba tôi xây dựng nên trước năm 75 không bị tối … như đêm 30 tết.

“Sáng đầu xuân trong không khí có mưa
Có con bướm khua râu vờn chút nắng…”


Quê tôi sáng mùng một tết thế nào cũng có mưa bụi bay bay,…mưa xuân. Cái mùi đất vào sáng sớm thơm ngậy một mùi lạ lắm, mùi của đất. Mùi đất vương vương đây đó theo vào nhà từ chút đất còn bám ở đám rễ con mấy bụi cải non vừa nhổ lên trong miếng đất trước nhà. Sáng mùng một mát lạnh và lòng tôi lâng lâng một cảm giác ấm áp nhẹ nhàng. Dường như tôi cũng cảm nhận được lòng người bà con trong làng ai cũng tốt và lành như tôi cả. Cả nhà chuẩn bị ăn bữa sáng đầu năm nhè nhẹ bằng món thịt heo nước dừa kho tàu cuốn bánh tráng với xà lách, dưa leo…đều mới hái trong vườn nhà cả. Vào sáng sớm những trái dưa leo vẫn còn phớt nhẹ một lớp phấn trắng trinh nguyên có rãi đều những nốt gai nhỏ. Quê tôi có lệ đi chơi chợ Gò sáng mùng một tết ở làng bên cạnh. Chợ nhóm trên một gò đất cao dưới chân núi Trường Úc bên bờ sông Hà Thành đổ ra đầm Thị Nại vì vậy mà gọi là chợ Gò. Thật là lạ, gọi là chợ nhưng chợ chỉ nhóm có một lần một năm là sáng mùng một tết. Người dân quê mang rau quả cây nhà lá vườn ra nhóm chợ, có khi có cả các món đặc sản địa phương mà nổi tiếng khắp nước như nem chợ huyện, bánh ít lá gai, bánh tráng. Các gian hàng bán đồ chơi trẻ em vui nhộn dễ thu hút lũ nhỏ. Những sản phẩm làm bằng vật liệu địa phương như gà cồ chút chít nặn bằng đất sét, rỗng ruột, sơn phết xanh đỏ, có lỗ thổi ra tiếng kêu o... o..; mấy cái lung tung thành và cán bằng tre phất bong bóng heo hay da ếch bên thành trống có hai sợi chỉ ngắn đính 2 cục chì nhỏ đối nhau. Mỗi lần xoay qua xoay lại hai cục chì nhỏ đập vào hai mặt trống nghe tung…tung…tung…tung thật vui tai; cối xay lúa, cối giã gạo, tướng quân múa võ đều làm bằng tre và gỗ cây gòn và cả hột xoài tượng đã khoét ruột.

Người mua kẻ bán đối đãi nhau trong tình bà con làng xóm chỉ mong kiếm chút lộc đầu xuân vậy thôi. Một phong tục đẹp của người dân quê tôi. Đây chính là dịp thanh nam nữ tú kéo nhau đến dạo chơi và may ra kiếm được chút tình…. có khi còn kết thành từng nhóm năm ba người kéo nhau leo lên dãy núi thấp trước mặt. Cảnh và người trông thật là tình trong một buổi sáng đầu năm. Và vô tình chợ có thêm cái tên thật mộc mạc là chợ tình.

“Chợ họp một năm có một phiên
Người bán người mua ở khắp miền
Mồng một kêu nhau đi họp chợ
Tưng bừng khăn áo bước chân chen”


Không khí phiên chợ trở nên sôi động nhất là lúc tiếng trống dồn dập giục giã nổi lên. Cùng lúc cái giọng Bình Định nghe “thiệc” là nặng mà không nơi khác có được cất lên bắt đầu cho trò chơi hô bài chòi. Mà vì tôi là dân Bình Định nòi nên không thể không “nổ” một chút rằng nếu không có giọng Bình Định thì nghe bài chòi nó không “phê” chút nào. Thật là: “Gió xuân phảng phất cành tre, mời bà con cô bác lắng nghe bài chòi....”. Nhưng một điều chắc chắn là đi chơi chợ Gò mà thiếu trò hô bài chòi cũng giống như nhậu nem chợ huyện mà thiếu rượu Trường Úc:” Rượu ngon Trường Úc mê ly/Gặp nem Chợ Huyện bỏ đi không đành”.

Tuy không nổi tiếng khắp nước như đại lễ Đống Đa vào ngày mùng năm tết nhưng đi hội chợ Gò vào sáng mùng một tết là một phong tục không thể thiếu của người dân quê tôi. Và cũng vì Chợ Gò đã phát xuất từ một thời kỳ cực thịnh của nhà Tây Sơn. Khi đóng quân ở đây hai vị tướng nhà Tây Sơn là Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng bày ra cho lính và người dân địa phương vui chơi ngày đầu xuân. Vậy mà lần đầu tiên khi đến đây tôi đã có cái cảm tưởng lại hoàn toàn trái ngược. Cuốn phim đời tôi chạy ngược lại thêm một đoạn dài nữa. Tôi nhớ như in trong đầu dù nữa thế kỹ đã qua mà như hôm qua hình ảnh môt thằng nhỏ bảy tám tuổi lần đầu tiên trong đời được ba nó chở đi chơi chợ Gò trên chiếc xe vespa. Hồi đó nhà tôi còn ở khu sáu trong thành phố Qui Nhơn chứ chưa dọn về quê như sau khi ba tôi bị tập trung đi học tập cải tạo. Thật khốn khổ thân tôi lúc đó. (Thật ra thì nó đã bị khốn khổ ngay đêm 30 tết rồi. Ông già tôi có tật lạ lắm. Những lúc vui nhất là lúc Ổng cằn nhằn nhiều nhất. Thậm chí có một đêm cuối năm tôi lại còn được ăn một trận đòn ra trò chỉ vì một chuyện cỏn con chẳng ra sao. Còn chuyện cả buổi sáng bọn tôi bị cắm trại 100% trên gác nhỏ để đánh vẹc ni bộ bàn ghế cũ còn làm lỡ dỡ năm ngoái hay phải làm cho xong một chuyện gì đó là chuyện thường ngày thôi. Nên được ông dẫn đi chơi chợ Gò một mình như thế này chắc hồi hôm Ông đã ra tay hơi nặng. Chắc là giận quá chứ nghĩ lại cũng hối!). Tôi phải đứng thẳng đơ phía trước trong lòng xe giữa hai chân của Ông còn hai tay thì phải nắm chặt vào tay lái. Mà đường từ nhà đến chợ Gò cũng gần chục cây số chứ đâu có ngắn nên thật là một cực hình đối với thằng nhỏ. Tội nghiệp! Vậy mà lúc chuẩn bị đi thì nó háo hức lắm. Rồi lúc đến nơi tôi đã chẳng cảm nhận được một niềm vui gì lạ thường như tôi đã tưởng tượng trước đó vì người buồn thì cảnh có vui đâu bao giờ. Phải đi một mình bên ông bố nghiêm nghị chẳng ân cần hỏi han gì, rồi lạ cảnh lạ người thằng nhỏ chỉ cảm thấy bơ vơ chỉ muốn về nhà sớm để chạy đi chơi bầu cua tôm cá còn vui hơn nhiều. Nên lần đi chơi này tôi chỉ còn nhớ cái khổ nạn của thằng nhỏ là thằng tôi lúc đó phải gồng mình chịu trận ra sao trong lòng chiếc Vespa 150 vbb 1963 suốt đoạn đường dài,nhưng dẫu sao vẫn là một kỷ niệm vì cái ký ức quá ấn tượng ấy.


Mùng hai mùng ba tết rồi cũng nhẹ nhàng qua nhanh không có gì đáng kể. Tôi chỉ còn nhớ vào những ngày đầu xuân tiết trời mát dịu nên lúc nào không bận lo dọn bánh mức và châm trà nước trên ba cái bàn thờ cho Bà Nội cúng thì mấy chị em tôi lại bắt ghế ra trước nhà vừa tán dóc hay nhắc đến ba tôi và thằng em đang ở Mỹ sau mấy lần vượt biển vừa nhìn ra ngoài đường làng nhìn bà con kéo nhau lũ lượt vừa đi vừa trò chuyện rôm rã còn bọn con nít rượt nhau kêu la inh ỏi khắp xóm.


Cây me già trước Điện Tây Sơn.

Nhưng câu chuyện tết quê tôi chỉ thật sự chấm hết sau ngày lễ hội Đống Đa vào mùng năm tết.

Một sự trùng hợp về thời gian là lần đầu tiên trong đời tôi cũng được dẫn đi lễ hội Đống Đa lúc còn bé tí như đi chợ Gò. Nhưng lần nầy do ông cậu Bảy Ời em ruột má tôi dẫn đi. Ngày hội được tổ chức tại Điện Tây Sơn thuộc làng Kiên Mỹ cách thành phố Qui Nhơn chừng hơn năm mươi cây số về hướng tây thuộc một huyện lỵ miền thượng nguồn. Điện được khánh thành cho việc thờ phụng ba anh em Tây Sơn tam kiệt là vào năm 1960. Lần đi chơi này đã để lại một ấn tượng còn mạnh hơn cái lần đi chợ Gò với ba tôi. Trông thật rõ như mới hôm qua cái cảnh bà con đông ơi là đông chen lấn nhau trên cây cầu Kiên Mỹ bắc qua sông Kôn trên đường vào điện thờ ba Ngài. Cầu dài hơn năm trăm mét mà lại hẹp quá, cỡ hai chiếc GMC nhà binh đi ngược chiều là cùng. Lúc ấy là cao điểm của lượng người và xe đang có trên mặt cầu. Trời đã đứng bóng nên ai cũng nôn nóng đến nơi khiến đám đông trở nên hơi hỗn loạn vì tốc độ của dòng người di chuyển quá chậm. Lúc đó tôi đang ngồi trên một trong những chiếc xe GMC của một đơn vị lính công binh đưa dân thành phố lên dự lễ hội. Chiếc xe như bị trôi đi cùng dòng người. Có một lúc chiếc xe cán nức mép cầu xuýt rơi xuống sông. Tôi còn nhớ rất rõ cây cầu dài chưa có thành cầu như sau này. Nên có nhiều người bị đẩy lọt xuống cầu mà cũng có người tự ý nhảy xuống. Cũng may mùa này nước sông khô cạn chỉ thấy mặt cát trắng phía dưới. Có nhiều người ngại đi qua cầu nhất là mấy cô gái sợ đến nổi lội đại xuống sông mà đi. Lúc này ông cậu lính trẻ thân yêu thương cháu mới thấy đang mang một cái gánh nặng trên vai là tôi. Nên chưa vào đến nơi thì cậu tôi lại phải lo tìm cách đưa tôi trở lại đoàn xe GMC để về lại Qui Nhơn kẻo có gì trục trặt mà lỡ chuyến xe thì có nước phải ở lại đêm trên nầy. Vậy là lần đi này chỉ thấy có người mà thôi. Mãi sau nầy có dịp trở lại tôi đã có thời gian thong thả dạo xem tường tận Điện Tây Sơn, cây me già, giếng nước xưa và chụp hình kỹ niệm. Điện thờ bây giờ được xây ngay chính trên nền đất cũ nơi Cụ Hồ Phi Phúc thân sinh vua Quang Trung đã từng dựng lên một ngôi nhà khang trang, rồi trồng một cây me bên phải và đào một giếng nước bên trái của ngôi nhà. Cảnh nhà nhìn ra phía trước là cánh đồng trù phú, màu mỡ xanh ngắt trải dọc sông Kôn. Đây cũng là nơi chú bé tên Thơm chào đời tức là đại đế Quang Trung Nguyễn Huệ sau nầy. Cây me cổ thụ cao to thân sần sùi hai người ôm không hết mà cành lá lại sum sê quanh năm, tán che rợp mát cả một khoảng trời xanh bao la. Ngồi nghĩ dưới gốc me mát rượi chẳng mấy chốc lại thấy hồi sức ngay, trong khi nhìn ra ngoài xa xa trưa hè đang nung nóng không gian oi ả. Giếng nước xưa thì được ghép bằng đá ong đỏ. Ai ai có dịp đến đây trước khi vào điện cũng ghé uống miếng nước giếng mát ngọt. Trãi qua bao thăng trầm… khí phách vị anh hùng áo vải cờ đào ngày nào đã đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc mà hồn thiêng vẫn còn hội tụ nơi điện thờ oai nghiêm, nơi giếng nước xưa, và thật sinh động nơi cây me già thiêng liêng sau 300 năm trơ gan cùng tuế nguyệt mà lạ lùng vẫn tràn đầy sức sống trẻ trung qua màu lá me xanh non.

“Cây me giếng nước sân đình
Ơn sâu nghĩa nặng dân mình còn ghi”

Đã một lần, tôi đứng sát giếng nước, chống tay trên mặt thành giếng, chồm người nhìn xuống thấy thật gần mạch nước trong lòng đáy giếng. Mặt nước trong vắt giữa trưa hè phản chiếu khuôn mặt tôi. Lời hiệu triệu hào hùng ngày nào của Đại Đế Quang Trung Nguyễn Huệ vẫn còn đó như một mệnh lệnh hôm nay cho con cháu Ngài phải thi hành.

“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng tri hữu chủ.”


JJ HIỀN, Tết giáp ngọ 2014.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.