Hôm nay,  

Vua Không Bồ Nhí, Như Thượng Uyển Không Hoa

25/01/201400:00:00(Xem: 5926)
Chờ đợi TT. Hollande tuyên bố về Bà Bồ mới

Trong cuộc họp báo định kỳ hõm 14/01/2014 tại Điện Elysée, một ký giả hỏi Ông TT. Hollande: “Phải chăng Bà Valéry Trieweiler vẫn là Đệ nhứt phu nhơn?”, ông trả lời, dí dõm nhưng ray rứt “Tôi hiểu câu hỏi của ông và tôi chắc chắn rằng ông cũng hiểu câu trả lời của tôi. Mỗi người, trong đời sống cá nhơn, có thể trải qua những thử thách, đó là trường hợp hiện tại của chúng tôi. Đó là những lúc đau đớn, nhưng tôi có một nguyên tắc: những vấn đề riêng tư được giải quyết trong phạm vi riêng tư, trong sự thân tình tương kính. Vì vậy không phải là lúc đề cặp tới ở đây. Nhưng nếu tôi không trả lời bấy kỳ câu hỏi nào của quí ông về vấn đề này, tôi sẽ tuyên bố cụ thể trước khi tôi đi qua Hoa-thạnh-đốn (vào ngày11 tháng 2 tới).

Ông Hollande vẫn bác bỏ đề nghị thiết lập qui chế " Đệ Nhứt Phu nhơn " như ỏ Huê kỳ. Ở Pháp thật sự không có thứ qui chế đó. Địa vị dành cho phu nhơn các vị tiền nhiệm ở Điện Elysée chỉ là tập quán mà thôi. Nó thay đổi theo từng thời kỳ và từng nhơn vật lãnh đạo. Ông quả quyết Bà Valérie Trierweiler hưởng khoảng phụ cấp khiêm tốn của Tổng thống phủ và điều này rất minh bạch và sẽ đươc công bố.

Sau cả tuần nằm bịnh viện do cú sóc chuyện Ông Hollande có quan hệ tình cảm với nữ diển viên Julie Gayet, Bà Valérie Trierweiler đươc Ông Hollande vào thăm chiều thứ năm 17/01/2014 và qua chiều hôm sau, bà ra về, với 2 xe và một mô-tô hộ tống, đưa thẳng bà tới Điện La Lanterne trong khuôn viên Điện Versailles an nghỉ. Đi xe có hộ tống, không phải vấn đề an ninh thuần túy, mà là vần đề nghi lễ dành cho người quyền hành tột đỉnh của quốc gia. Đây là nét đặc biệt của văn hóa Pháp (exception française) dưới chế độ xã hội chủ nghĩa! Trước kia, dưới thời Tổng thống Chirac, Bà Bernadette, phu nhơn chánh thức của Tổng thống Chirac, có lần dùng công xa liền bị cánh tả, tức đảng xã hội của Ông Hollande và cộng sản la ó phản đối " lạm dụng tài sản xã hội " (abus des biens sociaux). Sau đó, Bà Carla Bruni, Phu nhơn chánh thức Tổng thống Sarkozy, dùng thề tín dụng của tài khoản Tổng Thống phủ mua bông hoặc đồ vật làm quà cho khách, bị phe tả công kích phải trả thẻ.

Điện La Lanterne ở Versailles là nơi dành cho Tổng thống nghỉ hoặc tiếp khách làm việc vào cuối tuần.

Chưa biết số phận của bà Valérie Trierweiler sẽ được Ông Tổng thống Hollande quyết định ra sao nhưng hôm 20.01, ông tới thăm viếng chánh thức Hòa-lan chỉ có một mình. Báo chí hỏi về Bà Valérie Trierweiler, ông vẫn trả lời vắn tắc " Bà ấy đang nghỉ ngơi ". Cách trả lời thiếu nhiệt tình của ông đã khiến bà Trierweiler khó tránh bị đau khổ.

Điện Elysée qua cơn rung chuyển

Sự khám phá mối tình thầm kín của “chồng hay bồ” trên giấy tờ, như trên báo chí đăng tải, thật quá khủng khiếp vì nó quá cụ thể, quá trắng trợn. Sự thật được phơi bày rỏ ràng ra ánh sáng. Nó không như “nghe người ta nói”. Nhưng ở đây lại còn thực tế hơn. Hôm thứ năm,9 tháng 1/2014, chỉ vài giờ trước khi tuần báo Closer xuất hiện trên sạp báo, chính Ông Hollande xác nhận với Bà Valérie Trierweiler nguồn tin ông có quan hệ tình cảm thầm kín với Bà Julie Gayet là sự thật. Vừa nghe qua xong, Bà Valérie Trierweiler liền nổi tam bành. Cơn giận dử của bà đã làm rung chuyển Điện Elysée. Một cơn sóc như bị sét đánh, theo Bà Badia Le Brun, người viết tiểu sử của Bà Valérie Trierweiler cho biết. Khi giận dử, Bà Valérie Trierweiler trở thành không thể kềm chế được. Một trường hợp khủng hoảng thần kinh cực kỳ hung hản.

Từ hôm thứ ba, 21/01/2014, có tin loan tải trong cơn giận dử, Bà Valérie Trierweiler đã chụp những chiếc dỉa, đồng hồ xưa, chiếc bình cổ của Điện Elysée ném vào Ông Hollande. Nhơn viên an ninh đã can thiệp để bảo vệ Tổng thống.

Sau đó, Công ty Động sản Quốc gia (Mobilier National) được Elysée gọi tới khẩn cấp để tu bổ đồ đạt bị hư hỏng do cơn giận dữ của Bà Valérie Trierweiler gây ra. Theo Công ty này ước tính sự thiệt hại phải lên tới 3 triệu euros. Bàn, ghế, tủ có thể sửa chửa hoặc thay thế cái khác. Bình, dỉa, đồng hồ,...là những bảo vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử, bể ra từng mảnh thì không thể sửa chửa hay thay thề được. Đó không phải là tài sản của Ông Hollande, mà là tài sản quốc gia. Và đây có lẻ là lần đầu tiên xảy ra trong nền Đệ V Cộng hòa!

Sau cơn thịnh nộ, Bà Valérie Trierweiler được đua đi bệnh viện Pitié-Salpétrière, Paris XIII, săn sóc và an dưởng hơn một tuần lễ.

Muốn học bài học của Bà Clinton

Theo nhựt báo Le Figaro, Bà valérie Trierweiler muốn ở lại Điện Elysée nhưng liệu Ông Hollande có đồng ý không? Chánh giới Pháp nhơn cơ hội này bắt đầu đặt vấn đề “qui chế Đệ Nhứt Phu nhơn” ở Pháp. Như không có " Đệ I Phu nhơn" hoặc nếu đã có " Đệ I Phu nhơn" tại sao không có thể có " Đệ II Phu nhơn" và

"Đệ III Phu nhơn "...?

Chuyện tình của Ông TT Hollande có tác dụng thật sự làm cho người ta tạm quên đi đời sống khó khăn, thất nghiệp gia tăng, mải lực xuống thấp, tăng trưởng kinh tế ở mức 0. Nó đang chiếm trang nhứt của nhiều báo Pháp và cả báo ngoại quốc. Cả báo tàu ở bên Tàu. Người tàu cho rằng Ông Hollande ăn ở với Bà Valérie Trierweiler là người " thứ ba " thì khó tránh không bước thêm một bước nữa. Con số người thứ ba " xiaosi " là con số không tốt. Phải số chẳn như thứ hai, mà thứ hai ít quá, nên thứ tư " xiaosan " thì tốt hơn. Người hồi giáo cũng tin như vậy nên kinh Coran của Hồi giáo cho phép tín đồ lấy bốn vợ chánh thức. Người tàu xem tướng nhận thấy Ông TT Hollande đúng là người có sắc tướng tốt giàu lòng thương người.

Nhưng nếu ngày mai này, Tổng thống thật sự chia tay với Bà Valérie Trierweiler thì sẽ không có một Đệ Nhứt Phu nhơn nào khác ở trong Điện Elysée. Ít ra trong một thời gian, Elysée phải chịu cảnh trống vắng và buồn tẽ lắm.


Vua François 1er để lại câu nói rất đẹp, có lẻ ảnh hưởng mạnh đến các vị Tổng thống và chánh khách Pháp sau này “Cung điện mà không có đàn bà – tình nhơn hay cung phi- thì cũng giống như vườn trong hoàng cung mà không có bông hoa vậy”.

Bà Valérie Trierweiler muốn ở lại Elysée vì thương Ông Hollande, sẳn sàng tha thứ ông ấy hay chỉ muốn ở lại để làm Đệ nhứt Phu nhơn? Một thứ quyền lực tột đỉnh, đời sống kiêu sa thường dể mê hoặc các bà. Mặc dầu sự tiết lộ về mối tình mới của Ông Hollande không tốt đẹp gì cho bà. Ở Pháp và ở ngoại quốc. Con người ta say mê quyền lực có khi còn mãnh liệt hơn tình yêu nữa. Ông Kissinger nhận xét “Quyền lực là chất kích thích và quyến rủ đàn bà mãnh liệt hơn hết”.

Nhưng khi bà tỉnh lại, liệu bà có trả đòn Ông Hollande không? Trước kia, bà muốn giử Ông Hollande, bà đã không ngần ngại hạ thủ Bà Bồ củ của Ông Hollande, Bà Ségolène Royale, sát ván ở La Rochelle năm 2012, mặc đầu có lời can ngăn của nhiều người trong bộ tham mưu vận động bầu cử của Ông Hollande.

Với hai người chồng trước, và cả với Ông Hollande, bà lúc nào cũng giử thế thượng phong. Nhưng từ sau khi Ông Hollande đắc cử Tổng thống, bà chịu xếp mình vào nề nếp. Đó là điều, theo nhiều người quen biết bà, cho rằng rất hi hữu. Phải chăng vì bà thấy dân chùng phần đông không có cảm tình với bà? Do tánh thiều khiêm tốn của bà. Hay chính Ông Hollande cũng không mấy mặn nồng thật sự với bà?

Khi bà ngã bịnh và nhập viện, có nhiều người nghĩ rằng bà muốn gây trở ngại cuộc họp báo của Ông Hollande vì không ai có thể bỏ đi khi vợ hay bồ của mình đang nằm nhà thương. Nghĩa là bà bịnh “chánh trị”. Nhưng không phải như những suy luận đó mà bà bịnh thiệt tình. Bịnh tình là thứ bịnh vô cùng phức tạp. Bịnh này, không ai giống ai hết cả. Vì tim của người ta, không ai giống ai. Tim mạnh cũng như tim bịnh. Có người bảo “Vì yêu nhiều nên tim mới bịnh”. Nhưng nhiều người khác phản đối: tim bị tổn thương chỉ vì “Tim này dâng trọn một người thôi”! Nhưng có đúng như vậy không?

Liệu Bà Valérie Trierweiler, khi lành bịnh, sẽ ứng xử với nhiều cơn giận dử nữa, và có tìm cách phục hận với tình địch như đã đối với Bà Ségolène Royal trước kia hay không? Phản ứng mạnh thường cũng là cá tánh của người phụ nữ qua nhiều đời chồng này. Chờ xem!

Viết về Bà valérie Trierweiler, ngoài nhiều bài báo trên các nhựt báo và tuần báo lớn của Pháp, có hai quyển: "La Dame de pique" và "La Frondeuse". Hai quyển này nói khá nhiều về đời sống tính ái rất "đầy đủ", rất toại nguyện của Bà Đệ I Bồ của Ông TT Hollande ở Điện Elysée.

Tác giả của hai quyển sách điều tra này đã tiết lộ năm 2000, trong một buổi tiệc vui tại vườn Elysée, Ông Sarkozy đi với vợ, Bà Cécilia, đã ngỏ lời táng tỉnh, bị Bà Valérie Trierweiler "Xì" với cái trề môi đáp lễ. Ông Sarkozy đả tức giận, nói với bạn bè "Bà ta cho mình là ngon à? Tôi không xứng với bà ta sao?". Cũng tác giả Christophe Jakubyszyn còn tiết lộ thêm, trong lúc vẫn sống với ông chồng, Bà Valérie Trierweiler có "quan hệ" tình cảm với Cựu Chủ tịch đảng UMP, Ông Patrick Devedjian. Ông Devedjian có cải chánh tin này.

Làm chánh trị phải biết chinh phục

Chánh khách mà không chinh phục được vài người đẹp thì làm sao có thể chinh phục được quần chúng? Có lên làm Tổng thống hay Chủ tịch nước thì chỉ bằng tự suy tôn hay độc diển, hay đảng cử, dân bầu, không tránh khỏi làm độc tài.

Cụ Trần văn Ân, lúc sanh tiền, trong lúc trà dư tữu hậu, thường nói với bạn "những người làm chánh trị mà tự khen suốt đời không vợ con để lo cho đất nước " là những người chỉ biết bo bo giữ quyền lực hơn là lo chuyện quốc gia. Người không biết tới cái đít đàn bà thì làm sao làm chánh trị được!".

Nền Đệ V Cộng hòa Pháp do Tướng de Gaulle thành lập năm 1958 tới nay, có 8 Ông Tổng thống. Chúng ta thử nhìn qua đời tư, tức đời sống tình ái riêng tư của những vị lãnh đạo nước Pháp.

Có lẽ từ TT Giscard d'Estaing, đời sống riêng tư của các vị lãnh đạo quốc gia mới bắt đầu mở ra những trang sử tình ái. Người ta nói Ông Giscard có nhiều mối liên hệ tình cảm thầm kín nhưng với Bà Marie-Laure Decker, nhiếp ảnh gia, là được nhắc nhở nhiều nhứt. Năm 1974, sáng sớm, ông lái xe đâm vào chiếc cam-nhông chở sửa giáo hàng. Cảnh sát tới làm ăng--kết. Có lẻ ông vừa lái xe vừa âu yếm với tình nhơn là một nữ diển viên điện ảnh vì nghĩ sáng sớm đường còn vắng xe.

TT. Mitterrand sống với Bà Bồ suốt nhiều năm, có cô con gái, vẫn giử Bà Danielle vợ chánh thức cho tới khi ông công bố trên tuần báo ParisMacht.

TT Chirac là người tài hoa hơn hết. Ông thường bảo "Tôi không ghét đàn bà nhưng tôi không bao giờ lợi dụng họ". Tình nhơn của ông khá đông, gần mươi người tổng kết được vì ông có câu nói thời danh "5 phút cả tắm rửa" (5 minutes, la douche comprise). Ông có mối tình riêng với Nhựt bổn nên cho tới nay, ông thăm viếng Nhựt bổn tới 45 lần. Có tin là ông có một cậu trai nay 17 tuổi với một bà thông dịch. Có mở một chương mục riêng để trợ cấp.

Ông Sarkozy chấm ai thì chụp liền và làm đám cưới gấp. Trong lúc đó, Ông Hollande nhứt định không làm đám cưới. Làm đám cưới vì nghi lễ, lại càng dứt khoát hơn. Con người xã hội chủ nghĩa yêu chuộng tự do nên không chịu bị ràng buộc. Tin mới nhứt cho biết ông sẽ chia tay với Bà Valérie Trierweiler và chọn làm Ông Tổng thống độc thân. Bà Valérie Trierweiler đang lo không biết sẽ ở đâu.

Điều đáng mừng sau vụ tình ái ồn ào, uy tín của Tổng thống tăng 2 điểm, từ 24% lên 26%!

Đây là bài học cho các vị Chủ tịch Cộng đồng, Hội đoàn, Đảng phái Cách mạng của người việt nam hải ngoại nên học khi bị mất uy tín.

Nguyễn thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.