Hôm nay,  

Kể Chuyện Coi Tuồng

29/11/201300:00:00(Xem: 4952)
Mỗ Gia
(LTS: Tác giả Mỗ Gia, vốn đóng góp nhiều bài cho mục Văn Nghệ của Việt Báo Houston, lần này nói về hai vở nhạc kịch Carmen (của Bizet) và Aida (Verdi). Đây là hai trong những tuồng thường được dàn dựng trình diễn lại nhiều nhất kể từ khi chúng được viết ra. Ngay tại Houston, mùa opera năm nay 2013-14 Carmen và Aida cũng được Houston Grand Opera dàn dựng lại hoàn toàn mới (www.Houston GrandOpera.org). Bài viết dựa theo tình tiết của cốt truyện giúp người đọc nắm được nội dung lâm ly, hấp dẫn của hai vở nhạc kịch này.)

*

Chẳng có gì khác tiêu khiển nên coi tuồng. Tuồng đây là tuồng nàng Carmen.

Mở màn nơi đồn lính hoang vu, đang kỳ thay gác đổi canh. Nàng thôn nữ Micaela vạn dặm đem tin mẹ hiền đến chàng hạ sĩ José. Mẹ già như chuối ba hương gửi gấm người thiếu nữ dịu hiền cho chàng trai phong trần.

Ví phỏng cuộc đời bằng phẳng cả thì đến đây là đóng cửa hạ màn, vô hậu trường ăn cháo vịt. Nhưng con tạo trớ trêu, vừa khi ấy thì tiếng kẻng tan việc nổi lên từ hãng xì-gà bên cạnh. Hàng hàng lớp lớp công nhân tuôn đến quảng trường ca vui mừng rỡ. Mà kìa nàng Carmen đâu, sao bặt vô âm tín? A, nàng đây rồi! Lẳng lơ nàng cất tiếng ca trù "Tình Yêu Là Con Chim Vùng Dậy" (L'Amour Est Un Oiseau Rebelle): "Chàng yêu em, chưa chắc em yêu chàng; mà em yêu chàng thì chàng coi chừng tánh mạng". Ngắt cánh hoa hồng nàng ném vào lòng chàng Hạ Sĩ điển trai. Mọi người đều hỉ hả.

Nóng nẩy, cuồng nhiệt, nàng Carmen dây vào một vụ ẩu đả, bị phú-lít bắt bỏ bót. Hạ Sĩ José được cắt cử phiên gác ngục canh tù. Nàng Carmen uốn éo ca bài "Xê-ghế-đi-ra" (Seguedilla), kể về đời sống phóng khoáng, ca múa vô tư lự của dân du mục. Nàng dụ dỗ người Hạ Sĩ hiền lành buông tha cho con chim khỏi lồng.

Từ đó nàng gia nhập tập đoàn buôn lậu, ẩn nấp trong núi thẳm rừng sâu. Một hôm nọ, nàng Carmen cùng các đồng lõa đón mừng người hùng đấu bò anh dũng. Mặt đối mặt, lòng phải lòng, sự ngưỡng mộ biến thành tình yêu nồng cháy.

Đây lại nói về phần chàng Hạ Sĩ. Sau khi bị hành phạt vì tội thả tù, chàng băng rừng vượt suối tìm người trong mộng. Vì tình yêu chàng giã từ quân ngũ, gia nhập giới bất lương.

Biết rằng người Hạ Sĩ yêu mình sẽ lên cơn cuồng dại, nàng Carmen vẫn quyết ý đi tìm chàng đấu bò mình yêu. Bên vận động trường giữa tiếng người hoan hô ầm ĩ, Hạ Sĩ José không cầm được cơn ghen tuông đâm nàng Carmen một nhát dao chết tốt.

Ôi! Tình yêu phải chăng là lưỡi dao nhọn giết người? Nhưng không có nó thì coi tuồng còn gì thú vị nữa!

* * *

opera-aida-resized
Quang cảnh "chiến thắng" trong tuồng Aida do Houston Grand Opera dàn dựng. (Hình HGO)

Lại sang đến tuồng Aida.

Xứ Ai-Cập, tướng quân Radames thầm dan díu với nàng Aida, người nô lệ hầu hạ cho công chúa Amneris.

Chiến tranh bùng nổ. Ethiopia, cố quốc của nàng Aida, tấn công Ai-Cập. Tướng quân Radames được tiến cử xuất binh dẹp loạn. Chàng mừng rỡ quyết đem chiến thắng làm quà cho người yêu (!)

Công chúa Amneris cũng đem lòng thầm yêu trộm nhớ Radames. Nghi ngờ mối tình giữa vị tướng quân và nàng nô lệ, Công chúa vờ tung tin người hùng đã sa trường thọ tiễn. Trong nỗi kinh hoàng nàng Aida tỏ lộ mối tình oan trái. Biết Aida là tình địch, Công chúa quyết lòng phục hận.

Chiến thắng khải hoàn, trở về trong nhịp quân hành uy nghi, Radames trình lên Hoàng Thượng đám tù binh bắt được. Ngang trái làm sao, cha già bao năm xa cách của nàng Aida lại nằm trong đám tù binh nọ. Tướng quân Radames vì người yêu mà cầu khẩn Hoàng Thượng tha tù. Đức Vua chấp thuận nhưng vẫn giữ lại hai cha con nàng Aida. Và để tưởng thưởng chiến công Đức Vua buộc Radames phải sánh hôn cùng Công chúa.

Đêm trước hôm cử hành hôn lễ, Radames lẻn đến thăm Aida trong cấm cung. Qua cuộc đàm đạo mới hay cha nàng Aida chính là Quốc Vương xứ Ethiopia. Tâm tình cảm xúc chàng lỡ miệng xì ra hết bí mật quốc phòng. Công chúa Amneris cho người rình rập bắt được quả tang. Quốc Vương Ethiopia thiệt mạng trong cuộc xô xát, còn nàng Aida thì cao phi viễn tẩu.

Radames bị tước quân hàm, giam vào lãnh ngục. Công chúa tưởng chiếm trọn người tình không ngờ lại hãm hại chàng. Nàng van xin Radames chối bỏ Aida để cứu lấy mạng sống. Nhưng sống mà không có tình yêu thì sống mà chi nữa chớ? Radames thà chịu tội hình chứ nhất quyết không đổ lỗi cho Aida.

Trong ngôi mộ chôn sống người rai hùng lụy tình, nàng Aida thình lình xuất hiện. Nghe tin người yêu bị hành hình nàng quyết ý cùng chàng sang bên kia thế giới...

Mới hay ghen hờn mờ lý trí, ăn không được đạp đổ thì rồi ra cũng chẳng lấy gì mà ăn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.