Hôm nay,  

Hướng Nhìn Khác Về Chính Sách Chuyển Trục Của Hoa Kỳ

26/11/201300:00:00(Xem: 5868)
Đặt trọng tâm sang Thái Bình Dương thông thường được hiểu như Hoa Kỳ khai triển không hải lực để đối đầu với sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc. Nhưng trong một tập tài liệu dài 40 trang do cơ quan CNAS ấn hành trên mạng vào tháng 10-2013 [1] tác giả Ely Ratner (Phụ Tá Giám Đốc của Chương Trình An Ninh Châu Á – Thái Bình Dương) lập luận rằng Mỹ cần phải uyển chuyển để thu phục hậu thuẩn của các nước trong vùng thì mới có thể duy trì sự hiện diện lâu dài trong khu vực.

Nhận xét đầu tiên là dù cần Hoa Kỳ để cân bằng lực lượng nhưng không một nước nào muốn bị xem như liên minh với Mỹ để chống Trung Quốc bởi những quyền lợi kinh tế ngày càng lớn. Cạnh đó sự hiện diện của lính Mỹ còn gặp nhiều chống đối trong dân chúng địa phương (như tại Nhật, Nam Hàn, Phi Luật Tân) cùng mối e ngại dè dặt của các chính quyền trong khu vực (như Việt Nam). Cuối cùng vẫn là nổi nghi nghờ liệu Hoa Kỳ có đủ năng lực và bền bỉ để duy trì hiện diện, trước hết vì bài học quá khứ khi Mỹ quay lưng đối với khu vực cùng với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc trong giai đoạn hiện tại.

Để giải tỏa phần nào các chướng ngại này Hoa Kỳ phải thực hiện nhiều chương trình có lợi cho những nước trong vùng: phòng chống và cứu trợ thiên tai (như sau trận bão Hải Yến); hợp tác chống khủng bố (như với Phi và Nam Dương); giúp đỡ để nâng cấp quân đội (như đối với Phi); hổ trợ tham gia vào Lực Lượng Bảo Vệ Hoà Bình của Liên Hiệp Quốc (đối với Việt Nam). Các động thái này sẽ cho thấy sự hiện diện của lính Mỹ không nhằm để chống Trung Quốc đồng thời giúp gây dựng cảm tình trong dân chúng địa phương.


Riêng tại những nước mà Hoa Kỳ muốn đặt căn cứ như Phi Luật Tân thì Mỹ cần nhấn mạnh rằng các kế hoạch nói trên chỉ cho đến khi quốc gia sở tại đủ năng lực tự bảo vệ chính mình. Như vậy để giúp cho chính quyền tránh bớt những chống đối trong quần chúng đồng thời phù hợp với nguyện vọng của từng quốc gia.

Nói chung tác giả Ely Ratner khai triển khía cạnh của “củ cà rốt” trong chính sách chuyển trục. Đây là một quan điểm đáng chú ý bên cạnh “cây gậy” vốn là những thể hiện của sức mạnh không hải lực cùng các căn cứ quân sự để đối phó lâu dài với các tiến bộ nhảy vọt của Trung Quốc. Tuy nhiên trong phạm vi 40 trang nên có những vấn đề trong quyền lực mềm chưa được đề cập đến chẳng hạn như:

1.Làm thế nào để Hoa Kỳ không bị lôi kéo mà lại còn giúp giải quyết được những tranh chấp giữa các đồng minh như giữa Nhật - Nam Hàn – Đài Loan, hay Indonesia – Úc.

2.Cân bằng giữa nhu cầu địa chính trị và chính sách về nhân quyền, nhất là đối với các quốc gia còn tồn động nhiều mâu thuẩn sâu sắc giữa nhà cầm quyền và dân chúng.

* * *

[1] Resident Power: Building a Politically Sustainable U.S. Military Presence in Southeast Asia and Australia – Nov 13, 2013 by Ely Ratner

http://www.cnas.org/southeast-asia-force-posture#.Uo-XxsRDuY8

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.