Hôm nay,  

Trường Hợp JFK

23/11/201300:00:00(Xem: 8318)
Ngày 22 tháng 11 năm 2013 là ngày đánh dấu lễ truy niệm cố Tổng Thống Hoa Kỳ JFK bị hạ sát tại Dallas-Texas đúng cách đây 50 năm. Lúc ấy Kennedy chỉ có 46 tuổi và người đã hạ sát ông là Lee Harvey Oswald, một cựu quân nhân bất mãn thuộc thủy quân lục chiến Mỹ, đã từng đào ngũ sang Liên Xô… JFK có quá khứ dằng co chống lại bệnh tật, đau yếu, tuy nhiên khi lên làm Tổng Thống ông đã tự tỏ ra là một gương mặt trẻ đầy sức sống, theo đuổi những lý tưởng cao quí, ông vô cùng xông xáo trên mọi địa hạt và ông bị sát hại. Do vậy ông được thế giới mến mộ và nhân dân Hoa kỳ sùng kính.

Cái chết oan uổng của Cố Tổng thống John F. Kennedy trở thành một thảm họa cho đất nước Hoa Kỳ. Người dân Mỹ đã vô cùng thương tiếc ông. Những cảm xúc trân quí của quần chúng Mỹ đối với cố Tổng thống Kennedy vào thời điểm đó đã vô tình nâng cao vị thế của ông trong dòng lịch sử ngang tầm với các tổng thống tài ba đạo đức hàng đầu của Hợp Chủng Quốc như George Washington, Abraham Lincoln. Mặt khác, đánh giá một nhà lãnh đạo, một vị tổng thống quan trọng như cố Tổng thống Kennedy mà chỉ dựa vào những xúc động xã hội, những thiện cảm sẵn có trong lòng người, khó có thể tránh được những phiến diện, thiếu chiều sâu, không công bằng với lịch sử…Do vậy, theo GS Joseph S.Nye, có những sử gia Mỹ cùng thời ấy và sau này đã đánh giá đúng mức vị trí khiêm tốn của Kennedy trong dòng lịch sử của Hoa Kỳ. Song song với những cảm xúc xã hội và thiện cảm của thời đại trước cái chết oan uổng của Kennedy, các sử gia cũng không quên quan tâm đến:

- Những bê bối về quan hệ tình dục của Kennedy (nhất là trong quan hệ tình dục với siêu sao điện ảnh Marilyn Monroe, một hiện thân tình dục cỡ lớn-A major Sex Symbol)

- khả năng xây dựng cơ chế lâp pháp của ông không được sáng lạn, nếu không muốn nói là hụt hẵn khi ông là thành viên của Thượng viện Hoa Kỳ (scant Legislative record)

- Ông không thực hiện được những gì ông đã hứa, ông đã mơ ước cho lịch sử Mỹ, GS Joseph S Nye gọi là: “his failure to match words with deeds”. JFK nói rất nhiều về Dân quyền, Giảm Thuế, Xóa đói Giảm nghèo…Nhưng cho đến khi ông chết, ông vẫn chưa có kế hoạch thực hiện, vẫn còn chỉ là những dự luật… Người thừa kế ông, Lyndon Johson, coi đây như là những di sản của ông để lại và Lyndon Johnson đã khéo léo dựa vào “cái chết vì lý tượng cao đẹp” của Kennedy, và tài lãnh đạo của riêng mình, Johnson đã thông qua lưỡng viện Quốc Hội Hoa kỳ những dự luật trên và biến thành những bộ luật thật sự.

Năm 2009 theo thống kê của một sử gia Hoa Kỳ chuyên về các đời Tổng Thống Mỹ đã sắp Kennedy vào hàng ngũ của 6 vị tổng thống quan trọng hàng đầu của Hoa Kỳ. Trong khi đó một thống kê mới nhất do những nhà khảo cứu của Vương Quốc Anh đã sắp Kennedy vào vị thế thứ 15 trong hàng ngũ của các Tổng thống Hoa Kỳ. Phải nói đây là một sự định vị rất ấn tượng cho một vị Tổng thống đã ngồi tại Nhà Trắng chưa đầy 3 năm, tròn trèm 1000 ngày. Liệu những gì ông ta đã làm cho nước Mỹ, và lịch sử Mỹ có gì khác lạ không, nếu ông ta thoát chết và còn sống sau tai nạn 22-11-1963 tại Dallas?

Cố Tổng thống Kennedy đã từng kêu gọi sự hy sinh của mọi giới công dân Mỹ, trong bài diễn văn nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ, JFK kêu gọi: “Đừng hỏi tổ quốc làm gì cho các bạn- mà phải tự hỏi các bạn đã làm gì cho tổ quốc. “. JFK là người thành lập Peace Corps. Chính JFK đã đặt viên đá đầu tiên cho dự án NASA đưa người Mỹ lên mặt trăng và những năm cuối thập kỷ 1960s. Ông cũng là người đề xuất tư tưởng Biên Cương Mới- New Frontier- mà hiệp hội tiến bộ với Châu Mỹ Latin- Alliance For Progress With Latin America- là một mặt của đề xuất này. Bên cạnh đó JFK đã can thiệp hữu hiệu vào những vấn đề da màu tại các đại học miền Nam nước Mỹ, xóa bỏ các lề đường dành riêng cho White và Non White. JFK đã giản hòa được mối xung đột giữa Hoa kỳ với châu u. Châu âu dưới triều đại của Kennedy đã nhìn Hoa Kỳ với đôi mắt nhiều thiện cảm hơn…JFK là nguồn cảm hứng cho nhiều người….

Qua những lời kêu gọi hy sinh, thành lập những Hiệp Hôi, Đoàn thể, xóa bỏ kỳ thị màu da …vừa kể ở trên của cố Tổng thống JFK các sử gia Mỹ vẫn thấy ông chưa hẳn là một nhà lãnh đạo có tư tưởng cách mạng, đưa ra những đề xuất có tính cách bức phá đưa nước Mỹ tiến đến một cấp độ cao hơn như nước Mỹ hiện tại dưới mắt ông. Những điều ông làm, những lời kêu gọi của ông có tính cách rất chừng mực, cẩn trọng, thể hiện đúng bản chất của một vị Tổng thống chú trong vào phát triển xã hội, đất nước, theo lối mòn cũ xưa hơn là mang tính cách đột phát, bức phá…phát triển đất nước và con người theo tư duy độc đáo của mình.


Ở đây có điều đáng ghi nhớ về cố Tổng thồng JFK là ông đã xử trí thích đáng sự cố: Sô Viết mang Hỏa tiển mang đầu đạn nguyên tử vào Cuba. Nền an ninh của Mỹ bị hâm dọa nghiêm trọng. Ông đã xử trí việc này với tư duy độc lập của ông dưới sức ép hiếu chiến từ phía các phe phái và Tướng lãnh diều hâu. Ông đã học những bài học quí giá từ những thất bại của chiến dịch Bay of Pigs Invasion và cuộc hành quân Operation Mongoose sau đó. Cố tổng thống JFK, giữ vững lập trường đàm phán vừa hoà hoãn vừa cứng rắn và ông đã thành công thuyết phục lãnh tụ Sô viết đương thời, Nikata Krutchev, một tên thô bạo từng cỗi giầy đập trên bàn tại Đại hội đồng thường niên Liên Hiệp Quốc. Phó Tổng Lyndon Johson lúc đó là một siệu diều hâu- Ultra Hawkish- đã phải lên tiếng: Vào thời điểm ấy nếu JFK không là Tổng thống Hoa Kỳ thì tình hình có lẽ tồi tệ và nghiêm trọng hơn nhiều.

Đối với nhiều người Việt Nam hiện tại, trong nước cũng như ở hải ngoại, có câu hỏi lớn về cái chết của cố Tổng thống JFK trong suốt 50 năm qua vẫn chưa được trả lời một cách thích đáng: Liệu việc hạ sát cố tổng thống JFK tại Dallas vào ngày 22-11-1963 có liên quan gì đến chính sách của chính phủ Kennedy tại miền Nam ViệtNam? Có điều chắc chắn khi JFK vừa lên nhậm chức Tổng thống năm 1961, vào lúc ấy lực lượng quân sự của Mỹ tại miền Nam ViệtNam chỉ có vài trăm quân. Nhưng sau đó, chính JFK đã tăng số quân này lên đến 15,000 người. Sau khi ông bị sát hại tại Dallas-1963, người thừa kế của ông, Tổng thống Lyndon Johnson đã tăng quân số Mỹ tại miền Nam ViệtNam lên đến hơn 500,000. Theo GS Joseph S. Nye, một số người ủng hộ Kennedy vào thời kỳ ấy đã nói rằng cố Tổng thống Kennedy không mắc phải những sai lầm tăng quân số Mỹ như thế, nhưng chính họ lại xác nhận rằng chính Tổng thống Kennedy đã đứng sau vụ đảo chánh chính phủ Sàigon vào ngày 1 tháng 11-1963 đã đưa đến sự sát hại cố Tổng Thống miền Nam ViệtNam Ông Ngô Đình Diệm cùng bào đệ của ông, cố vấn Ngô Đình Nhu, vào ngày 2-tháng 11-1963. Hai mươi ngày sau đó, chính JFK cũng bị Lee Harvey Oswald hạ sát tại Dallas, Texas vào ngày 22-11-1963. Liền sau đó, Lyndon Johnson, đồng lõa với một số cố vấn quân sự Mỹ, (những viên cố vấn này chống lại chủ trương rút quân đội Mỹ ra khỏi Miền Nam ViệtNam) cố tình quấy nhiễu làm cho tình trạng miền Nam VN tồi tệ hơn để cho họ có lý do đổ quân ào ạt vào miền Nam ViệtNam. Nhưng một số người nhiệt tình ủng hộ JFK như Arthur Schlesinger, Theodore Sorensen…cho hay là Tổng thống JFK có ý định rút quân đội Hoa Kỳ ra khỏi miền Nam Việt Nam ngay sau khi ông đắc cử nhiệm kỳ hai vào năm 1964. Chính nhà sử học Schlesinger và Theodore Sorensen đã xác nhận cố Tổng thống JFK đã nói trắng ra những điều đó với TNS Mike Mansfield. Nhưng tất cả đều nghi ngại liệu cố Tổng thống Kennedy có thật tâm khi nói như vậy không? Vì Kennedy thường công khai tuyên bố ông cố duy trì thường xuyên thế quân sự thương phong của Mỹ tại miền Nam ViệtNam. Do vậy, câu hỏi ở trên của người Việt chúng ta cũng như của một số người Mỹ chân chính như Josepoh S. Nye vẫn còn bỏ ngõ, biết đến bao giờ chúng ta mới có được câu trả lời thích đáng?

GS Joseph S Nye đã đi đến kết luận: Với ông, Kennedy chỉ là một vị Tổng Thống Tốt-Good-chứ không phải là vị Tổng thống vĩ đại- Great- của Hợp Chủng Quốc. Điều làm cho ông là một vị tổng thống tốt không chỉ ở vào việc ông gây cảm hứng cho nhiều người khác mà còn là việc ông đã xử sự thận trọng trong chính sách ngoại giao khá nhiêu khê của chính phủ Hoa Kỳ.

Còn đối với chúng ta, những người ViệtNam trong nước cũng như hải ngoại việc đánh giá cố Tổng thống Hoa Kỳ-JFK- còn tùy thuộc vào câu trả lời về mực độ can thiệp của chính tổng thống Kennedy trong vụ đảo chánh chính phủ Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 1-tháng 11-1963 đã dẫn đến việc sát hại cố Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ của ông, cố vấn Ngô Đình Nhu. Hy vọng quí vị đồng ý với tôi như thế…./.

Đào Như

BS Đào Trọng Thể

Thetrongdao2000@yahoo.com

Oak park, Illinois, USA

Nov.22nd 2013

GHI CHÚ VỀ NGUỒN

Các dữ kiện, sử liệu của bài viết này đều dựa trên website sau đây:

JFK RECONSIDERED-

http://www.project-syndicate.org/commentary/joseph-s--nye-looks-at-the-real-john-f--kennedy

Joseph S Nye- Former assistant Secretary of Defense and Chairman of the US National Intelligence Council- Professor at Harvard University….

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.