Hôm nay,  

Cựu Tù Binh Chiến Tranh Trở Lại Việt Nam

26/10/201300:00:00(Xem: 14919)
Diamond Bích-Ngọc
(biên soạn & chuyển dịch -- Former P.O.W. to Return to Vietnam)

*

Một đoạn phim phóng-sự được chiếu trên đài truyền-hình Hoa-Kỳ “Abc Eyewitness News” vùng Bắc Mỹ; lúc 4giờ31 chiều thứ Năm 24 tháng 10, 2013 nói về hành-trình sắp trở lại Việt-Nam của gia-đình cựu tù binh chiến-tranh: Thiếu-Tá Hải-Quân David Wheat (bạn cùng tù với Thượng-Nghị-Sĩ John McCain). Chuyến đi này sẽ do gia-đình “Chân-Quê” bảo-trợ danh-dự (từ A đến Z).

Cùng tháp tùng là vợ chồng cựu Trung-Sĩ Thủy-Quân-Lục-Chiến Brad Bennett – người từng bị bắn trọng thương hai lần khi tham-chiến tại Việt-Nam ở vùng “Cồn-Thiên”, Quảng-Trị. Brad cũng là tiếng nói rất thân thương của hàng vạn thính-giả đài phát-thanh WDSM – 710 AM với chương-trình “talk show” hằng ngày từ 8 đến 11 giờ sáng (giờ địa-phương Duluth, Minnesota).

Chúng tôi xin chuyển dịch khái-quát bản tin của ký-giả: Renee Passal “abc Eyewitness News” như sau:

David Wheat một cựu tù binh chiến-tranh (P.O.W: viết tắt của chữ Prisoner Of War) từ Duluth đang nhắc tới hành-trình trở về Việt-Nam vào mùa thu năm nay. Ông nói: “Giống như được tin từ trên Trời rơi xuống vậy!” Vì nó đến với tôi trong một trường-hợp thật-sự đặc-biệt.

Khi máy bay David bị bắn rơi trên miền Bắc Việt-Nam là lúc ông chỉ có 25 tuổi. Bị bắt ngay lúc ấy và phải trải qua 7 năm, 24 tháng gian-khổ trong nhiều trại giam.

Ông đã chia xẻ câu chuyện này rất nhiều lần, vậy mà lúc nào cũng thật sống động. Mùa hè vừa qua, ban chấp-hành thuộc quận hạt St. Louis đã vinh danh David một cách vô cùng trọng-thể.

Vào dịp Lễ Chiến-Sĩ Trận Vong (ngày thứ Hai của tuần cuối tháng Năm, 2013), David đã cùng phu-nhân bay xuống California trong chương-trình 40 năm hội-ngộ các cựu tù-binh chiến-tranh tại thư-viện Tổng-Thống Richard Nixon (Yorba Linda). Cũng tuần lễ đó, tại thành-phố Duluth, miền Bắc Mỹ có một đôi vợ chồng Việt-Nam đã tổ-chức tiệc tạ-ơn cựu-chiến-binh Hoa-Kỳ (Vinh Danh Bố lần thứ 7).

Đó là nhạc-sĩ Thái-Nguyên và phu-nhân là Diamond Bích-Ngọc. Họ cho biết cảm-tưởng rất hân-hạnh khi được thiết-đãi những đồng-minh tham-chiến đã hy-sinh rất nhiều trong chiến-tranh khốc-liệt khi xưa tại Việt-Nam. Cả hai đều là những thuyền-nhân vượt biển. Riêng Thái-Nguyên, ngay từ những ngày đầu bơ-vơ nơi đất khách đã may mắn được gia-đình họ Boyd bảo-trợ về thành-phố Duluth, tiểu-bang Minnesota, Hoa-Kỳ.

Ông David Wheat cho biết thêm: Thái-Nguyên đã lãnh-hội kiến-thức ở đại-học Duluth (UMD: University of Minnesota Duluth) và tốt-nghiệp ngành kỹ-sư cơ-khí tại đại-học Minnesota (U of MN: University of Minnesota – Twin Cities), đôi uyên-ương này hiện định-cư tại California.
resized-cuu-tu-binh-my-tham-vn-2
Hình ảnh cựu tù binh Mỹ và nghệ sĩ Chân Quê”.

Sau tiệc “Vinh Danh Bố lần thứ 7”, cũng là ngày ông bà David Wheat trở về Duluth từ California. Ông đã gặp vợ-chồng Thái-Nguyên tại phòng phát thanh nơi Brad Bennett làm việc (Brad cũng là một cựu-chiến-binh Hoa-Kỳ từng tham-chiến Việt-Nam vùng Cồn-Thiên, Quảng-Trị). Họ đã có một buổi “talk show” trên đài WDSM - 710AM rất thú-vị. Ngay lần gặp-gỡ đầu tiên này Thái-Nguyên và Diamond Bích-Ngọc đã ngỏ lời mời đưa gia-đình David Wheat và Brad Bennett trở lại Việt-Nam.

David đã sửng sốt thốt lên rằng “Whoa… Để xem thế nào đã!” Và rồi sau đó ông nhận lời liền, David tâm-sự tiếp: “Bởi đây cũng là điều mong muốn của chính tôi, nhân dịp này vợ tôi sẽ được nhìn thấy những trại tù mà bà đã từng nghe trong tất-cả những câu chuyện tôi kể. Tôi cũng nhận được đầy đủ chi-tiết về lịch-trình chuyến bay qua email rồi!”

Khi người ký-giả hỏi David Wheat rằng liệu ông có lo-sợ khi trở lại nơi chốn đó hay không? Ông trả-lời ngay là “Không!” David cũng từng bảo với Thái-Nguyên về điều ông muốn biết những gì còn xót lại tại nhà tù Hỏa-Lò hiện nay (lính Mỹ thường gọi đùa một cách cay đắng là: Hanoi Hilton); một trong những nơi David bị giam cầm ngày xưa.

David cho biết tiếp: “Có lẽ tôi sẽ xúc-động khi đến đó. Nhưng hiện thời, tôi chẳng lo sợ gì cả. Tôi sẽ đi bằng những bước chân của một người được tự-do, không bị bịt mắt hay còng tay” - David nói như thế với cái nháy mắt hóm-hỉnh. “Lúc xưa khi là một chàng trai trẻ, bị nhiều lần vào tù ra khám ở Hỏa-Lò, tôi nghĩ rằng không bao giờ mình muốn muốn trở lại nơi chốn ấy nữa. Nhưng sau hơn 40 năm ý-tưởng đó giờ đã hoàn-toàn thay-đổi, vì tôi biết rằng lần trở lại Việt-Nam này là một cơ-hội không thể bỏ qua”.


Các phóng-viên của truyền-hình “abc Eyewitness News” đã tỏ lòng cảm-kích về sự phục-vụ trong quân-đội Hoa-Kỳ và những chia xẻ kinh-nghiệm cuộc đời của Thiếu-Tá Phi-Công Hải-Quân David Wheat. Họ cầu chúc cho cuộc hành-trình của “Người Cựu Tù Binh Chiến Tranh Trở Lại Việt-Nam” được tốt đẹp và hẹn gặp David vào dịp tới; hầu mong ông sẽ kể lại những gì đã thấy và biết về Việt-Nam ngày nay.

Trong buổi phỏng-vấn, màn ảnh truyền-hình cũng chiếu lại những khúc phim sinh-động hơn 40 năm trước; hôm 7 tháng 2, 1973 - Ngày mà những người dân già, trẻ, lớn, bé cả thành-phố Duluth, Minnesota đã nô-nức đổ xô ra đường phố, vẫy cờ đón mừng anh-hùng David Wheat hồi-hương trở về mái nhà xưa sau hơn 7 năm ngục-tù cam khổ tại miền Bắc Việt-Nam.

“Abc Eyewitness News” cũng trình chiếu rất rõ tấm “plaque” mà gia-đình “Chân-Quê” đã quý tặng cho cựu tù nhân David Wheat với nội dung như sau:

“Our deep appreciation is presented to David Wheat. Your time in Vietnam as a member of US Armed Forces will always be remembered and appreciated by the people of South Vietnam. We deeply thank you for keeping us safe and showing a way in finding the true freedom”.

Memorial Day, May 27, 2013. The Country Feet Volunteer Band – Former Boat People

Tạm dịch: “Chúng tôi xin chân thành tri-ân ông David Wheat. Suốt thời-gian là thành-viên phục-vụ trong lực-lượng vũ-trang Hoa-Kỳ của quý ông sẽ được người dân miền Nam Việt-Nam luôn luôn ghi nhớ và trân-trọng. Xin vô cùng cảm-ơn quý ông đã giữ gìn an-bình và chỉ ra được con đường đi kiếm tìm sự tự-do thực sự cho chúng tôi.”
resized-cuu-tu-binh-my-tham-vn-1
Hình ảnh cựu tù binh Mỹ và nghệ sĩ Chân Quê”.

Kỷ-Niệm lễ Memorial Day 27 Tháng 5, 2013. Ban Nhạc Chân-Quê – Những Cựu Thuyền-Nhân Tỵ-Nạn - Kính Tặng.

Link xem Ti-Vi: http://www.wdio.com/article/stories/S3200486.shtml?cat=10335

Như đã có lần trình bày trong những bài viết trước: chiến-tranh khốc-liệt năm xưa đâu phải chỉ người dân Việt khốn-đốn nhọc-nhằn mà thời ấy những cô-nhi, quả-phụ, thân-nhân Hoa-Kỳ cũng oằn mình, đứt ruột khi anh, em, chồng hoặc con họ phải bỏ xác, phơi thây nơi đất khách xứ người.

Một trong những điện-thư nhận được trong thời-gian qua từ những gia-đình cựu chiến binh Hoa-Kỳ đã khiến chúng tôi không sao cầm được nước mắt. Đó là câu chuyện về bà Mẹ chỉ có một người con duy-nhất: Sergeant. Orval Skarman, đã tử trận và mất xác tại miền Trung, Việt-Nam năm 1968. Hiện giờ cụ đã 98 tuổi, vẫn sống một mình với trái tim tan vỡ - ngày ngày mòn mỏi đợi chờ mong nhận lại xác con trai.

Người Hoa-Kỳ cũng cho chúng tôi biết rằng họ tin hoàn-toàn vào chuyện những linh-hồn chiến-sĩ trận vong khi bị chết thảm-khốc & oan-khiên trong chiến-tranh Việt-Nam giờ này vẫn còn vất-vưởng, không sao siêu-thoát được.

Đây cũng là một trong những công-tác từ-thiện lần này trở về Việt-Nam chúng tôi sẽ phải thực-hiện. Đó là xin tổ-chức lễ cầu-siêu cho các anh-linh cựu chiến-binh Hoa-Kỳ tại các tỉnh miền Bắc và Trung phần, Việt-Nam. Lo cho người sống, gia-đình “Chân-Quê” cũng không quên cầu-nguyện phần Hồn cho người đã chết.

“Vạn vật vô thường nay đã hiểu
Nhân sinh sao khỏi lúc hưng suy..”


Như những lần trước, gia-đình “Chân-Quê” sẽ tìm đến các Thương-Phế-Binh QL/VNCH để tặng hiện kim giúp họ có điều-kiện mừng lễ Giáng-Sinh 2013, ghé thăm nhà nuôi người già neo đơn của các Soeur dòng “Nữ Tử Bác Ái” cùng các trại chăm sóc trẻ em mồ-côi, bại liệt. Cũng hy-vọng được chia xẻ đến các nạn-nhân của hai trận bão Wutip (số 10) và bão Nari (số 11) vừa rồi.

Tưởng cũng nên nhắc lại là gia-đình “Chân-Quê” không hề quyên góp, gây quỹ, không nhận tài-trợ từ bất cứ tổ-chức, đảng phái, cơ-quan nào trong các công-tác thiện-nguyện suốt 15 năm qua. Chỉ mong chia xẻ từ đáy lòng chân thành, thiện-tâm hầu xoa dịu phần nào đến những mảnh đời lầm-than, bất hạnh hôm nay.

Xin gửi tặng quý đọc-giả trên khắp thế-giới một bài thơ lục-bát (không biết tên tác-giả) mà chúng tôi chợt nhớ đến như sau:

“Làm người phải có chữ Tâm.
Đừng nên khinh rẻ những ai thua mình
Làm người phải có chút Tình
Vòng tay nhân-ái xẻ chia với đời.
Đừng vì danh-vọng nhất thời.
Tiền tài vật-chất có bền hay không?
Khư khư ôm lấy vào lòng.
Xuôi tay nhắm mắt của dành cho ai?”


www.diamondbichngoc.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.