Hôm nay,  

Không Thể Chống Tham Nhũng Bằng Độc Tài

20/09/201300:00:00(Xem: 9488)
Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam chỉ có thể phòng, chống tham nhũng thành công khi nào có sự tiếp tay của dân, nhưng chừng nào dân còn bị đè đầu bóp cổ, chưa có quyền làm chủ đất nước và đảng và nhà nước còn độc tài, độc đảng thì tham nhũng còn phá nát xã hội và nhân dân còn lầm than.

Đó không phải là khẩu hiệu để tuyên truyền chống phá đảng và nhà nước như luận điệu của các “thế lực thù địch” với nhân dân đang ăn cơm của dân mà chống lại dân nằm trong các ban Tuyên giáo, ban Dân vận và các báo của đảng, đặc biệt trong Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Tuyên giáo, báo Nhân dân, Công an, Công an Nhân dân,Quân đội nhân dân và Đại Đòan Kết, cơ quan tuyên truyền một chiều đi ngược với Luật và chủ trường của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam.

Thực tế tình trạng Tham nhũng trong đảng và trong hệ thống cầm quyền của Nhà nước đã “hết thuốc chữa” được chứng minh thêm một lần nữa bởi ông Hùynh Phong Tranh, Tổng Thanh tra Chính phủ trong cuộc điều trần trước Ủy ban Thượng vụ Quốc hội ngày 18/9 (2013).

Theo tường thuật của báo điện tử đảng (ĐCSVN) thì ông Tranh thừa nhận: “ Tình hình tham nhũng chưa có dấu hiệu giảm, diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với những thủ đoạn tinh vi, kín đáo, khó phát hiện”.

Ông Tranh báo cáo: “Tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh, gây phiền hà ở một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức gây bức xức trong dư luận và người dân. Tham nhũng, lãng phí trong quản lý và sử dụng đất đai, tín dụng, ngân hàng, quản lý vốn và tài sản một số doanh nghiệp nhà nước đã gây thiệt hại lớn về kinh tế, gây bất bình trong xã hội.”

Báo chính thức của Trung ương đảng còn tường thuật rằng: “Tại phiên họp, các thành viên UBTVQH cũng đưa ra nhận định rằng, thực trạng xử lý một số vụ tham nhũng chưa tạo được lòng tin của nhân dân vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Dư luận nhân dân cho rằng, với việc xử lý kỷ luật hành chính, đình chỉ điều tra, cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ đối với tội phạm về tham nhũng như hiện nay có biểu hiện chưa nghiêm minh, bao che, nương nhẹ và có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.”

Đó là thất bại tòan diện trong công tác phòng và chống tham nhũng. Báo cáo của ông Tranh còn phản ảnh rõ tình trạng cán bộ, đảng viên bao che cho nhau và không thật lòng chống tham nhũng như yêu cầu của Trung ương đảng đã đưa ra tại Hội nghị Trung ương 5 (từ ngày 07 đến 15/5/2012).

Theo Kết luận số 21-KL/TW của Hội nghị 5 thì thì: “ Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, đảng viên cần quán triệt, thực hiện có hiệu quả chủ trương, giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí được xác định trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay". Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đồng bộ mục tiêu, quan điểm và các giải pháp được nêu trong Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X), chú trọng cả phòng và chống; cả phòng, chống tham nhũng và phòng, chống lãng phí, với tinh thần kiên quyết, kiên trì, liên tục, đúng pháp luật, sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém, để tạo chuyển biến rõ rệt trong công tác này.”

Như vậy, sau hơn 1 năm Hội nghị Trung ương 5, chống Tham nhũng đã không tiến được bước nào mà còn thụt lùi xa thêm so với Hội nghị Trung ương 3 Khóa X năm 2006.

Tính chung, trong ròng rã 7 năm trời (từ 2006 đến 2013), đảng chỉ phòng và chống thanm nhũng bằng nước bọt, dù nhà nước đã có Luật phòng, chống tham nhũng từ năm 2005.

Bằng chứng như lời tuyên bố của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước tại cuộc họp của Ủy ban Thương vụ Quốc hội ngày 18/9/2013: “Thực tế có nhiều vụ việc nghiêm trọng, kéo dài vẫn chưa xử lý được, làm giảm lòng tin của nhân dân. Hiện nay, tham nhũng lại diễn ra cả ở lĩnh vực hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, người có công, giáo dục, y tế, văn hóa… “Có những vụ án thông tin đã đưa ra rồi, kể cả ý kiến của Chính phủ nhưng cả năm trời vẫn rơi vào im lặng. Chính sự im lặng đó khiến lòng dân không yên”

Ông Phước mỉa mai: “Dân trộm cắp vài triệu bạc thì bỏ tù, nhưng cán bộ sai phạm mấy tỷ đồng lại hưởng án treo, hoặc xử lý hành chính.”

Báo điện tử Trung ương đảng còn trích lời Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng: “Qua thanh tra, kiểm tra, gần 15.000 vụ nhưng chuyển cho hình sự chỉ 36 vụ, còn lại xử lý hành chính hết. “Vậy xử lý hành chính có đúng không?".

Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện cho rằng: “Trong nhận thức và tư tưởng nhiều người dân vẫn cho rằng phát hiện tham nhũng là việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người dân tố cáo tham nhũng có thể bị trả thù, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản không chỉ đối với người tố cáo mà cả người thân của gia đình họ, chỉ trong trường hợp hành vi tham nhũng có liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người tố cáo thì họ mới phải tố cáo”.


Ông Nguyễn Văn Hiện cũng báo cáo: “Kiểm toán, thanh tra hàng ngàn vụ, phát hiện nhiều sai phạm, lên đến hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng nhưng chuyển sang điều tra rất ít, chủ yếu xử lý hành chính, vậy thì có tiêu cực, tham nhũng trong quá trình xử lý không? Rồi đình chỉ điều tra nhiều vụ án, xét xử đưa ra mức án dưới khung hình phạt, vậy có tiêu cực không? Đó là những câu hỏi rất khó trả lời”.

10 VỤ THAM NHŨNG KHỔNG LỒ

Không biết Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng có biết những chuyện chống tham nhũng bôi bác này trước khi nhận chức Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống Tham nhũng không ? Liệu người tiền nhiệm là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có trách nhiệm gì về thất bại này sau 5 năm giữ vai Chỉ đạo không ?

Trong suốt thời gian 5 năm đó, chẳng lẽ ông Dũng lại không biết vẫn còn 10 vụ án tham nhũng nghiệm trọng, kể cả một số vụ có trách nhiệm của ông chưa được giải quyết hay cố tình cho “đóng băng”, tiêu biểu như hai vụ Vinashin và Vinalines làm thiệt hại cho dân hàng trăm ngàn tỷ bạc ?

Mới đây, theo báo chí trong nước, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cáo đã trao hồ sơ 10 vụ án nghiệm trọng và phức tạp bị “tồn đọng”, hay không ai dám đụng tới, cho ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính để xử lý.

10 vụ án này là: (1)Vụ tham ô tài sản xảy ra tại Vinalines; (2)Vụ tham ô tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn xảy ra tại công ty cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT); (3) Vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn, cố ý làm trái, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại công ty dệt kim Phương Đông và chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT ở TP HCM; (4) Vụ cố ý làm trái về quản lý vốn gây hậu quả nghiêm trọng tại Sở quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ Ngân hàng NN-PTNT; (5) Vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản và vi phạm các quy định về cho vay tại công ty cổ phấn chế biến thực phẩm Phương Nam và một số ngân hàng ở Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu; (6) Vụ nhận hối lộ xảy ra ở ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Đắk Nông; (7) Vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam; (8) Vụ bầu Kiên; (9) Vụ cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm xảy ra tại chi nhánh Nam Hà Nội của ngân hàng NN-PTNT; (10) Vụ tham ô tài sản ở tập đoàn Vinashin.

Tất cả các vụ án này, phần lớn là các Doanh nghiệp Nhà nước hay liên hệ với Nhà nước và các nhóm lợi ích trong đảng và ngoài xã hội.

Như vậy, nếu bao nhiêu năm nay không giải quyết được thì lỗi tại ai hay cơ quan nào ? Ai che đậy và ai không muốn giải quyết, mặc dù cả hai ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đếu đã nhiều lần nói tới và thúc giục sớm đưa ra ánh sáng để gọi là “lấy lại niềm tin trong nhân dân” ?

Nhưng nếu không đưa ra được lịch trình phải giải quyết cho xong tại Hội nghị Trung ương 8 dự trù diễn ra vào tháng 10 thì liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ ăn nói làm sao với nhân dân và tòan đảng tại Hội nghị đảng kỳ XII nằm 2016 ?

Sự đùn đẩy các vụ án nghiêm trọng này đã xẩy ra từ khi ông Nông Đức Mạnh còn giữ chức Tổng Bí thư đảng hai nhiệm kỳ IX và X. Đến khi ông Trọng lên cầm quyền thì các vụ án này vẫn dậm chân tại chỗ và sau đó kéo thêm những thất bại liên tục của ông từ Hội nghị Trung ương 4 đến Hội nghị Trung ương 7.

Như vậy, nếu Hội nghị Trung ương 8, hay còn được gọi là “giữa nhiệm kỳ” sắp tới chỉ để kiểm điểm những việc đã làm được và chưa làm được của ông Nguyễn Phú Trọng thì sự bất lợi cho ông đã thấy rõ với tệ nạn Tham nhũng trong đảng viên mỗi ngày một nghiêm trọng và tinh vi như Chính phủ đã báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 18/9 (2013) vừa qua.

Nhưng khi chỉ trích Chính phủ thì ngay Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cả Quốc hội, cơ quan thay mặt dân, cũng chưa làm được nhiệm vụ giám sát và điều tra được vụ tham nhũng nào. Cả tổ chức Mặt trận Tổ quốc, nơi quy tụ mấy chục tổ chức chính trị và xã hội của dân cũng đã bất lực trong công tác giúp dân khám phá ra Tham nhũng thì có người dân nào dại đột dám đứng ra “làm tay sai cho đảng” để cho những kẻ tham nhũng trả thù ?

Trong tình trạng hiện nay, chỉ khi nào người dân có thực quyền làm chủ đất nước để bầu ra một Chính phủ của dân, do dân và vì dân trong tình thần dân chủ và tự do thì may ra mới diệt được tham nhũng.

Ngược lại, nếu đảng CSVN tiếp tục độc tài, độc đảng và độc quyền báo chí như hiện nay thì xã hội còn tiếp tục bị những kẻ có chức, có quyền hành hạ và bóc lột.

Bằng chứng cho thấy người dân đã để mặc cho đảng và nhà nước muốn làm gì thì làm và vô cảm ngay cả trước hiểm họa mất nước vào tay Trung Cộng như đang diễn ra thì sự vẹn tòan lãnh thổ và an nguy của Tổ quốc có như cá nằm trên thớt không ?

Phạm Trần
(09/013)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.