Hôm nay,  

Hãy Bảo Vệ Việt Nam Hôm Nay Cho Mai Sau: Kỹ Nghệ Năng Lượng Hạt Nhân Trong Ngõ Cụt

25/05/201300:00:00(Xem: 8545)
Năng lượng hạt nhân thời "hậu Chernobyl và hậu Fukushima"

Kinh tế và An tòan tới nay là hai mặt của vấn đề trong tranh luận về sử dụng năng lượng hạt nhân.

Nhưng 27 năm sau Chernobyl, mọi việc đã rõ: nền y khoa thế giới không ngừng nghiêm trọng cảnh báo về những tác hại không tránh được cho môi trường và sức khoẻ con người, cũng như sự bất lực của y khoa khi tai nạn xảy tới.Trong khi lợi điểm kinh tế cũng đã được chứng minh chỉ là một nhầm lẫn trong cách tính, đã vô tình hay cố ý bỏ quên phí tổn tháo gỡ các nhà máy sau qúa trình sử dụng ,và nhất là phí tổn quản lý chất thải .(1)

Di sản đầy hiểm họa của các nhà máy điện hạt nhân tại các nước Âu Mỹ.

Tối ngày 21/05/2013 đài truyền hình ARTE đã cùng lúc chiếu một phim tài liệu dài 68 phút của Bernard Nicolas tại Pháp và Đức về bài tóan chưa có đáp số của ngành năng lượng hạt nhân dưới tựa đề "Vấn đề tháo gỡ những nhà máy ĐHN qua sử dụng: với giá nào?"

Bốn mươi năm trước, những người xây dựng các nhà máy điện hạt nhân đã không nghĩ tới việc quy định trong kế hoạch của họ chương trình tháo gỡ các lò phản ứng một ngày nào đó khi chúng đã quá cũ và trở thành quá nguy hiểm. Ngày nay,như những nhà phù-thủy-tập-sự đứng ngơ ngẩn trước con qúai vật không còn trong vòng kiểm soát của mình, nhiều quốc gia đang phải trực diện với khó khăn vượt bực này như Mỹ, Đức, và đặc biệt là Pháp, vì phần lớn nhu cầu năng lượng của Pháp đã dựa vào năng lượng hạt nhân.

Chín nhà máy ĐHN của Pháp đã đạt đến cuối nhiệm kỳ hoạt động và những nhà máy lỗi thời này cần được tháo gỡ. Công ty EDF (Électricité de France) đang cố gắng xoa dịu những lo lắng của dân chúng quanh vùng và tuyên bố nắm vững qúa trình ngưng họat động cũng như tháo gỡ các nhà máy. Nhưng thực tế lại là chuyện khác: Những sự cố kỹ thuật nối tiếp nhau, và người dân những vùng bị ảnh hưởng luôn sống trong mối lo sợ liên tục bị nhiễm xạ.

Một sự thật tòan thế giới không ai dám phủ nhận là cho đến ngày nay, không có nơi lưu trữ thực sự an toàn cho chất thải phóng xạ, mà một phần sẽ là mối nguy hiểm thường trực kéo dài hơn nhiều trăm ngàn năm nữa.

Từ hơn 20 năm nay, công ty EDF đã không ngừng chịu chi phí rất cao để tìm cách tháo dỡ nhà máy ĐHN tại Brennilis (Anh quốc). Trong khi đó tại các tiểu bang Maine và Vermont , Mỹ vẫn chưa có giải pháp thích đáng cho câu hỏi về lưu trữ chất thải phóng xạ cao độ. Cộng Hòa Liên Bang Đức tưởng đã thành công tháo gỡ an toàn nhà máy Lubmin ở tiểu bang Mecklenburg-Vorpommern (Đông Đức cũ) nhưng Bernard Nicolas tiết lộ trong nghiên cứu điều tra của ông rằng hiện tại, chưa có ai nắm vững các kỹ thuật phức tạp trong tiến trình ngưng hoạt động hạt nhân và lưu trữ chất thải . Và tại cả 3 quốc gia với dân trí và nền dân chủ cao này, các hội bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người đang theo dõi và sẵn sàng lên tiếng kết án chính phủ và các công ty kỹ nghệ năng lượng nếu họ dùng thủ đọan hoặc che dấu hoặc mua chuộc người dân thiếu hiểu biết chuyên môn để được sự im tiếng.

Cuốn phim kết thúc với một nhận định nặng nề: dù đang đứng trong ngõ cụt, dù chưa biết phải làm sao, điều chắc chắn là lòai người sẽ phải giải quyết những vấn đề này, để những lò phản ứng sau qúa trình sử dụng không tiếp tục là một mối nguy hiểm ,có thể còn nguy hiểm hơn cả những nhà máy đang hoạt động, vì đang suy sụp theo thời gian.

Tiếp theo phim là cuộc phỏng vấn bà Corinne Lepage , một luật sư Pháp chuyên về Luật Môi Trường hiện là nghị sỹ Quốc Hội Âu Châu, và ông Wolfram Kưnig, chủ tịch Văn Phòng Liên Bang Bảo Đảm An Toàn Bức Xạ Cộng Hoà Liên Bang Đức.(Prsident des Bundesamtes fr Strahlenschutz)

Trả lời nhà báo Emilie Aubry của đài ARTE, ông Kưnig đã kể lại những cố gắng và tổn phí nhiều chục tỷ từ 40 năm nay tại Đức mà vẫn đưa đến thất bại trong việc thành lập nơi lưu trữ dài hạn chất thải phóng xạ. Chính phủ Cộng Hoà Liên bang Đức đã chọn lựa giải pháp không dấu diếm sự thật để cùng tòan dân chung sức tìm một giải pháp tránh hiểm họa cho cả những thế hệ tiếp nối.Và đã can đảm quyết định dứt khóat với ĐHN để tối thiểu không làm tăng lượng chất thải , đồng thời phát triển nền kỹ nghệ những năng lượng tái tạo.

Tiếp lời ông , bà Lepage xác nhận tình trạng bi thảm hơn nhiều của nước Pháp với 58 lò phản ứng. Nước Pháp không những không có phương tiện kỹ thuật mà cũng không biết lấy đâu ra từ 100 tới 150 Tỷ Euros để cáng đáng chương trình tháo gỡ những lò qua sử dụng. Và thêm nữa, sau đó làm gì với những "núi" chất thải phóng xạ? Trong tình trạng hiện nay, bà Lepage mong ước chính phủ Pháp chọn giải pháp không trốn tránh sự thật , hành xử có trách nhiệm như chính phủ Đức, và dốc lòng tạo dựng một nền kỹ nghệ xử lý an tòan chất thải phóng xạ . Nếu thành công, không những tránh để lại một di sản đầy hiểm họa, nền kỹ nghệ mới này sẽ tạo cho nước Pháp một nền kinh tế giàu mạnh. Cũng như Đức, Pháp cần thúc đẩy gấp sự tiến triển của những ngành năng lượng tái tạo để giải quyết nhu cầu.


Liên Bang Nga lớn tiếng đảm bảo an toàn ĐHN cho Việt Nam trong cuộc gặp gỡ ngày 14/5/2013 ở Moscow, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã đưa vào Thông cáo chung kết thúc chuyến thăm của đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam ở nước Nga lời cam kết xây nhà máy ĐHN an toàn nhất cho VN, nhắc lại lời rao hàng đầy hứa hẹn của ông Sergey A. Boyarkin, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Nhà nước của Nga (ROSATOM) (2)

Cùng thời điểm Thủ tướng Dũng đến thăm Nga thì ngày 11/02/2013 có một cuộc họp tại Slavutich (Ukraine) về nguy cơ sụp đổ những trần bê tông của những nhà chứa lò phản ứng trong 3 đơn vị không bị tai nạn tại nhà máy Chernobyl (nhưng cùng bị đóng cửa sau thảm họa tại đơn vị 4) . Chỉ một ngày sau, "một sự kết hợp nhiều yếu tố tiêu cực" đã gây sụp đổ một phần tường và mái nhà tại chính đơn vị 4.

Các lò phản ứng tại Chernobyl được đưa vào sử dụng tháng 12 năm 1983. Nếu không xảy thảm họa năm 1986, hạn định sử dụng những lò này là 30 năm và sẽ kết thúc vào tháng 12 năm 2013. Cùng trong một khoảng thời gian, Chernobyl và Ignalina là hai nhà máy ĐHN Liên xô cho xây ngoài lãnh thổ Nga , tại Lithuania. Năm 2004 và 2009, những lò phản ứng loại RBMK-1500 tại hai nhà máy này đã phải ngưng họat động để đáp ứng điều kiện cho việc gia nhập của Lithuania vào Liên Minh Châu Âu.

Nhưng theo tác giả Andrei Ozharovsky của tổ chức Bellona (3), trong lãnh thổ Nga còn ba nhà máy chạy tổng cộng là 11 lò RBMK-1000, loại sử dụng tại Chernobyl, với tuổi tương tự hoặc lớn hơn và vẫn còn họat động. (7 trong số 11 lò này đã được cấp giấy phép tiếp tục hoạt động sau khi qúa hạn sử dụng 30 năm). Đó là nhà máy Leningrad, gần St Petersburg ở vùng tây bắc, và các nhà máy Kursk và Smolensk ở phía tây. Ngoài lò số 3 tại Smolensk và lò số 4 tại Kursk, các lò phản ứng còn lại đều lớn tuổi hơn lò số 4 đã phát nổ tại Chernobyl.

Những suy sập mới xảy ra tại nhà máy Chernobyl cho thấy các nhà máy cùng thời đang suy tàn và có thể sụp đổ, gây ra những thảm họa hạt nhân mới. Tại sao Nga vẫn phớt lờ những lời cảnh cáo của những

chuyên gia cũng như các tổ chức môi trường về vấn đề cần ngưng những lò RBMK tiếp tục họat động?

Tại sao Nga không cho thay thế những nhà máy cổ lỗ sĩ đầy bất trắc này bằng những "nhà máy hiện đại bảo đảm an toàn mà họ rao bán" ngay trên đất nước mình mà lại bán chịu cho Việt nam?

An toàn ĐHN tại Liên bang Nga

Cũng theo sự điều tra của A.Ozharovsky, công ty con của Rosatom ,Rosenergoatom ,đã không giữ kín được tin một lọat những sự cố vừa xảy ra ở 5 nhà máy điện hạt nhân trong tháng 01/20013 (4):

Máy tắt đột ngột tại các nhà máy Kola (Bắc), Rostov (Nam )và một lò phản ứng của Kalinin (Trung Nga) bị đóng bởi các hệ thống bảo vệ khẩn cấp. Đơn vị 3 của nhà máy Kursk đã bất ngờ bị ngưng hoạt động "để sửa chữa" trong khi đơn vị duy nhất còn hoạt động tại nhà máy Beloyarsk (trong khu vực Urals) sẽ điều hành với công suất giảm cho đến tháng tư. Những sự cố này có ảnh hưởng không chỉ đến hiệu xuất kinh tế mà có thể là tiền thân của những tai nạn nghiêm trọng hơn .

Điều nguy hiểm nhất là thái độ đàn áp thẳng tay của chính phủ Nga đối với những cố gắng thông tin của những nhà bảo vệ môi trường

Vi phạm quyền được tiếp cận thông tin về môi trường đang trở thành một thực hành thường xuyên ở Nga. Hoạt động môi trường đang gánh chịu sự trả thù từ các quan chức.(5)

Với sự hiểu biết của thế giới về tình trạng lâm vào ngõ cụt của kỹ nghệ hạt nhân, về sự bất lực và tắc trách của chính phủ Nga ngay cả đối với dân tộc mình, quyết định giao cho công ty Rosatom xây nhà máy ĐHN tại Ninh Thuận là một quyết định giết người.

Các ông Trương tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn tấn Dũng, các ông đang lấy quyền của chủ tịch nước, tổng bí thư đảng cộng sản ,thủ tướng nước, để đưa đất nước và dân tộc Việt Nam vào cõi chết.

Các ông hãy dừng lại!
Thục-Quyên
SAVE VIETNAM's NATURE

Cùng đăng trên

http://www.boxitvn.net/bai/47075

https://sites.google.com/site/networksavevietnamsnature/5-bai-vo-lien-he/5-1-nang-luong-hat-nhan/b20130523-thq-nangluonghatnhantrongngocut

(1)Kinh tế năng lượng và sự chọn lựa đầu tư
http://vietbao.com/D_1-2_2-67_4-208307_6-1_15-2_5-15_17-7830_14-2/

(2)Hãy bảo vệ Việt Nam hôm nay cho mai sau- Rosatom là gì?

http://boxitvn.blogspot.de/2012/04/hay-bao-ve-viet-nam-hom-nay-cho-mai-sau.html

(3)http://www.bellona.org/articles/articles_2013/chernobyl_roof_collapse_report

(4)http://www.bellona.org/articles/articles_2013/reactor_glitches_jan

(5)http://www.bellona.org/subjects/Access_to_information

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.