Hôm nay,  

Sách Thơ Tuồng Chàng Lía của GS Nguyễn Văn Sâm

23/05/201200:00:00(Xem: 12502)
(Bài nói chuyện trong buổi ra mắt 2 tác phẩm “Người Hùng Bình Định: Nổi Loạn Truông Mây” và “Quê Hương Vụn Vỡ” của GS Nguyễn Văn Sâm hôm Chủ Nhật 20-5-2012 tại Viện Việt Học.)

Trước tiên, xin tự giới thiệu, tôi là một sinh viên cũ của Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm thời Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trước 1975. Và kính thưa thầy Sâm, em cảm ơn thầy đã có nhã ý mời em giới thiệu một tác phẩm thầy vừa xuất bản bởi Viện Việt Học.

“Tặng những anh hùng Bình Định và tất cả anh hùng trên đất nước đau thương của chúng ta.”

Đó là những dòng chữ trân trọng đề tặng của Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm nơi trang đầu trong tác phẩm mới của ông nhan đề “Người Hùng Bình Định: Nổi Loạn Truông Mây,” một thơ tuồng còn được quen gọi theo cách dân gian là “Truyện Chàng Lía,” hay gọi theo cổ bản là “Văn Doan Diễn Ca.”

Sách này do Giáó Sư sưu tầm và giới thiệu lần đầu tiên. Đây cũng là một kiệt tác Nôm Miền Trung thế kỷ 18, theo nhận định của Giáó Sư. Tác phẩm mà quý vị đang có trên tay là do GS Nguyễn Văn Sâm giới thiệu, phiên âm; được học giả Nguyễn Hiền Tâm đính chánh, viết Bạt; và phần chính là từ bản Nôm cung cấp bởi học giả Trương Ngọc Tường.

Người Miền Trung, đặc biệt là người Bình Định, hầu hết đã quen thuộc với những dòng ca dao như:

Ai vào Bình Định mà nghe,
Nghe thơ chàng Lía, vè về Quảng Nam.
*
Chiều chiều én liệng Truông Mây,
Cảm thương chú Lía bị vây trong thành.
*
Câu hỏi trước tiên là có thật có nhân vật tên là Chàng Lía hay không? Có thật có một cuộc khởi nghĩa của Chàng Lía hay không?

Một điều được biết chắc chắn rằng, không có chính sử nào ghi về Chàng Lía và về cuộc nổi loạn của Chàng Lía. Nhưng một điều cũng được biết chắc chắn rằng, có một thơ tuổng ghi lại cuộc đời Chàng Lía lưu truyền ở Bình Định và ở nhiều nơi tại Miền Trung Việt Nam. Và nền văn học dân gian đặc biệt này đã có gần 1,350 câu được soạn ra để kể về cuộc đời Chàng Lía.

Bản văn Truyện Chàng Lía, hay Văn Doan Diễn Ca thực sự không thuần túy văn học, theo nghĩa chúng ta thường nghĩ về Truyện Kiều hay Chinh Phụ Ngâm Khúc. Trong khi Truyện Kiều của Nguyễn Du và Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn được biết chính xác tên tác giả, thì Truyện Chàng Lía không thể biết tác giả là ai. Trong khi Truyện Kiều và Chinh Phụ Ngâm được sáng tác cho nền văn hóa đọc, thì Truyện Chàng Lía được soạn ra để phục vụ cho nền văn hóa sân khấu.

Ngàỳ hôm nay, chúng ta không biết chính xác ai là tác giả những dòng thơ Nôm này, thể văn mà Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm gọi là thơ tuồng, trong đó người hát thơ qua nhiều đời đã pha lẫn vào các thể văn cho thích hợp với trình diễn sân khấu, như các hình thức: nói, hát nam, hát khách, than thở... của hát bội.

Tuy nhiên, trong nhiều thế hệ, thơ tuồng Chàng Lía đã nuôi sống một số nghệ sĩ trình diễn.

GS Vũ Ngọc Liễn trong Tạp chí Văn hiến Việt Nam, được Báó Bình Định trích ngày 6/6/2003, qua bài "Chiều chiều én liệng Truông Mây..." có đoạn viết về nghệ thuật sân khấu này, trích:

"Trước cách mạng tháng Tám ở quê tôi có ông Trùm Vạn chuyên sống về nghề nói Vè chàng Lía. Mấy chục năm hành nghề luôn no đủ, vì người nghe không chán, nghệ thuật kể chuyện của ông Vạn hấp dẫn không kém diễn viên sân khấu chuyên nghiệp, âm thanh trầm bổng, tình cảm diễn biến, điệu bộ sinh động, một mình cùng lúc đóng mấy vai. Ông Vạn chết, nghệ thuật kể "Vè chàng Lía" cũng chết theo..." (hết trích)

Nghĩa là, trong gần một thế kỷ rưỡi, nghề hát thơ tuồng Chàng Lía đã giúp một số nghệ sĩ sân khấu sống no đủ. Đây là một điểm hết sức đặc biệt. Vì nếu không gợi được cảm xúc trong lòng khán giả, thơ tuồng Chàng Lía chắc chắn không thể được trình diễn từ làng nàỳ sang làng kia, từ năm này sang năm kia... trong một thế kỷ rưỡi như thế.

Thể loại thơ tuồng này được Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm giải thích nơi trang 16, 17 ở cuốn "Người Hùng Bình Định: Nổi Loạn Truông Mây”, trích:

"... trong vùng đất mới của miền Nam khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, sinh hoạt đọc thơ có tính cách trình diễn đại chúng do một người đọc trôi chảy chữ nôm hay quốc ngữ, vừa đọc vừa thay đổi giọng điệu để phù hợp với mỗi cách nói và từng vai trò của nhân vật. Thính chúng trở thành khán giả... (...) Vì điều kiện cung cầu, người nói thơ thường được sự nễ vì, chiều đãi của xóm giềng làng nuớc. Anh ta tượng trưng cho một gánh hát thu nhỏ đến tận cùng; đào, kép, bầu, hề, nhưng, kẻ kể truyện... đều dồn vào một người." (hết trích)

Nhưng tại sao bản thơ tuồng dài gần 1,350 câu thơ lại không thấy ghi tên tác giả, trong khi bản văn được sự ưa chuộng của dân chúng làng xóm Bình Định tới mức trở thành nghệ thuật sân khấu như thế?

Không thấy lý do chính xác nào được các học giả đưa ra. Một lý do để tin rằng bản văn ca ngợi Chàng Lía, chắc chắn là không được các triều đình ưa thích, vì Chàng Lía là một người nổi loạn, một người dấy quân khởi nghĩa để chống các quan triều đình. Và đặc biệt, thời điểm cuộc nổi loạn của Chàng Lía còn được xem như tiên báo để nhiều năm về sau sẽ xuất hiện cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, khi ba anh em Quang Trung Nguyễn Huệ xuất hiện.

May mắn, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã thành công, đã thống nhất đất nước, và đã giành một chính nghĩa cực kỳ to lớn là đánh thắng quân Xiêm La ở phía Nam và đánh cho tan tác quân Nhà Thanh ở phía Bắc.

Chính sử không phủ nhận được anh em nhà Tây Sơn. Nhưng chính sử không ghi chép về Chàng Lía, chỉ vì Chàng Lía là người dấy loạn, đã thua trận, và đã tự sát ở một góc rừng núi Bình Định. Các đời triều đình về sau đều không muốn khuyến khích dân nổi loạn, nên có thể hiểu rằng bản thơ tuồng đã không ghi được tên tác giả, dù là được hát qua các xóm làng Bình Định.


Một chi tiết để thấy nữa: trong khi nhiều học giả xem Chàng Lía là nghi án huyền thoại, không biết có thực nhân vật nào như thế hay không, thì nhà văn Quách Tấn trong cuốn Nước Non Bình Định đã giành nhiều trang để viết về Chàng Lía, và viết như một nhân vật có thực trong lịch sử, không một dòng ngờ vực nào hết. Vì nhà văn Quách Tấn, cũng như hầu hết dân Bình Định, đều tin thật có một Chàng Lía như thế.

Báo Bình Định trong tháng 6/2005 đã trích từ Nước Non Bình Định, đăng thành loạt 3 kỳ bài viết của Quách Tấn nhan đề "Truông Mây và Chàng Lía" -- trong đó, nhà văn họ Quách trân trọng viết, trích:

"...Chàng Lía, hay Chú Lía, là ai?

Là một hiệp sĩ áo vải, sống vào thời chúa Nguyễn (không biết chắc chắn thời Chúa nào). Cha là người huyện Phù Ly, ở gần "miền Bích Khê". Mẹ là người Phú Lạc, huyện Tuy Viễn. Lía mồ côi cha. Mẹ đem về nuôi ở quê ngoại. Lớn lên cho ở chăn trâu cho một phú hộ trong miền. Lía rất thương mẹ. Đến ở nhà người, nhưng tối nhất định trở về với mẹ..." (hết trích)

Toàn bộ bài dài 3 kỳ của Quách Tấn không hề nêu nghi vấn nào về Chàng Lía có mặt trên đời này hay không. Và từng dòng chữ của họ Quách đều như xác minh rằng, đúng là có Chàng Lía hiệp sĩ áo vải trong lịch sử như thế.

Tuy nhiên, Tự Điển Bách Khoa Mở Wikipedia viết:

"Mặc dù thông tin cụ thể chưa xác định được, song có giả thiết cho rằng chàng Lía vốn tên thật là Võ Văn Doan, quê nội huyện Phù Ly (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định ngày nay), quê ngoại làng Phú Lạc, tổng Thời Hòa, huyện Tuy Viễn (huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định ngày nay). Lía xuất thân trong 1 gia đình nghèo khổ. Là người có khí khái, giỏi võ nghệ, Lía tập hợp dân nghèo nổi dậy, chọn Truông Mây (Hoài Ân, Bình Định) làm căn cứ, lấy của người giàu chia cho người nghèo. Khi khởi nghĩa chàng Lía bị dập tắt, nhưng hình ảnh chàng Lía còn mãi trong lòng người dân miền Trung." (hết trích)

Hiện thời, các di tích liên hệ tới Chàng Lía đều tiêu điều hoang phế. Báo Bình Định trong số ngày 22/9/2005, qua bài viết của Lê Viết Thọ, nhan đề "Truông Mây: một di tích bị lãng quên" đã ghi nhận:

"Chỉ cách thị trấn Tăng Bạt Hổ (Hoài Ân) hơn 2 km, nhưng Truông Mây, di tích lịch sử gắn với chàng Lía, người anh hùng nông dân của Bình Định, lại bị lãng quên. Thắp một nén hương bên mộ chàng Lía mà trong lòng không khỏi đau xót...

Phải len sau những vườn cây, leo lên sườn núi Một, anh Hà chỉ cho tôi một mảnh đất ken đặc cây cối, lọt thỏm giữa vườn điều: mộ chàng Lía. Phải vạch lá mới thấy chút dấu tích còn lại: một đoạn tường đá ong, dài độ 1m. Đi ra phía sau, thấy thêm một lớp 5, 6 hòn đá ong vuông vức khác. Và cũng chỉ còn bấy nhiêu. "Trước đây, tôi có nghe các cụ già nói là ngôi mộ còn khá nguyên vẹn, chỉ mất tấm bia do bị bọn đào trộm vàng phá hủy"- anh Hà nói. Điều khá đặc biệt là mộ tuy nhỏ, nhưng căn cứ vào dấu tích vòng ngoài thì khu mộ lại khá rộng." (hết trích)

Về Mộ Chàng Lía, Bài viết cũng ghi nhận rằng Trung tâm Văn hóa - Thể thao Huyện Hoài Ân của Bình Định, vào những năm cuối thập niên 1990s "đã đặt vấn đề khảo sát, xác định vị trí để dự định lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích. Nhưng sau đó, lại bị bỏ lửng, không còn ai quan tâm đến, không hiểu vì sao". (hết trích)

Điểm chú ý là: ngôi mộ thì nhỏ, nhưng khu mộ lại khá rộng. Có nghĩa là, nơi người dân Bình Định tin là mộ Chàng Lía, thực ra phải là một lăng mộ, vì chỉ có lăng mới có khu mộ rộng lớn.

Có di tích như thế, tại sao không được ghi vào chính sử? Thực ra, dễ hiểu, không triều đình phong kiến nào, dù triều đình Huế năm xưa hay triều đình Hà Nội bây giờ, ưa thích chuyện vinh danh người nổi loạn, dù có là một hiệp sĩ áo vải. Đặc biệt nữa, Chàng Lía tuy là một hiệp sĩ, nhưng khi nghệ sĩ hát tuồng lưu diễn từ làng này qua xã nọ, tất phải nói lên ý nghĩa làm sao để các quan trong xã cho phép: do vậy, Chàng Lía phải có những tật xấu vụn vặt, thí dụ như ăn trộm ăn cắp, tính tình hung hăng, và rồi háo sắc để trúng mỹ nhân kế. Nhưng ngay cả cái chết của chàng cũng mang tính nhân bản, luôn luôn nghĩ tới người khác: Chàng Lía bị vây, nên tự cắt đầu, và dặn người tiều phu là bác hãy mang đầu này ra trình quan triều đình để lãnh thưởng.

Và hôm nay, cuốn sách "Người Hùng Bình Định Nổi Loạn Truông Mây" do GS Nguyễn Văn Sâm sưu tầm và giới thiệu đã lần đầu tiên đưa một văn bản thơ tuồng, từ nền văn học sân khấu của dân gian trở về dạng văn bản đọc, thích nghi với ngôn ngữ có thể hiểu được cho người thời nay.

Không có gì tuyệt vời hơn là khi tìm hiểu về một hiệp sĩ áo vải (nói theo Quách Tấn) đã bị nhiều triều đình qua 3 thế kỷ xóa tên ra khỏi chính sử... thậm chí, tới như đời nay, Mộ Chàng Lía ở Truông Mây cũng còn bị bỏ quên.

Nhưng có một tượng đài vô hình của Chàng Lía vẫn còn được lưu giữ trong lòng người. Thời xưa thì, hình ảnh Chàng Lía được giữ qua thơ tuồng hát nói, lưu diễn qua các sân khấu làng xóm. Và bây giờ, hình ảnh Chàng Lía lưu giữ qua nền văn hóa đọc, qua cuốn sách mà Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm đã sưu tầm, giới thiệu và bổ chính một cách tuyệt vời.

Tác phẩm mà Viện Việt Học ra mắt hôm này hiển nhiên là rất mực cần thiết đối với những người nghiên cứu văn học Việt Nam.

Trân trọng cảm ơn GS Nguyễn Văn Sâm, Viện Việt Học, và tất cả khán giả.

Phan Tấn Hải

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.