Hôm nay,  

Khủng và Bố và Cái Hố của Hoa Kỳ

31/03/201200:00:00(Xem: 17202)
Cuộc chiến lâu dài nhất mà cũng mơ hồ nhất về mục tiêu...

Hoa Kỳ đã trải qua một cuộc chiến dài nhất lịch sử quốc gia. Mà vẫn là một cuộc chiến chưa có tên. Lồng trong đó là thảm kịch của thượng sĩ Robert Bales khi anh nổi điên và hạ sát 17 thường dân Afghanistan tại tỉnh Kandahar. Sau vụ thảm sát, đa số dân Mỹ đều thất vọng về cuộc chiến....

Suy từ kinh nghiệm lâm chiến của nước Mỹ trong thế kỷ 20, người ta thường cho rằng Hoa Kỳ khó tham dự trận chiến nào quá bốn năm vì sự thiếu kiên nhẫn của người dân và vì lịch bầu cử tổng thống. Bốn năm một lần, các ứng cử viên có thể khai thác phản ứng của cử tri để lại thay đổi chủ trương, có khi từ chiến sang hòa.... Trong bối cảnh đó ta mới nghĩ đến việc Hoa Kỳ mở ra cuộc chiến Afghanistan – xin viết A Phú Hãn vì cái tên quá dài, in lên cột báo thì dễ lệch!

Đây là cuộc chiến dài nhất lịch sử của Mỹ.

Một tháng sau vụ khủng bố 9-11, mùng bảy Tháng 10 năm 2001, Hoa Kỳ mở chiến dịch "Tự do Trường cửu" (Operation Enduring Freedom) tại A Phú Hãn bên chín đồng minh trong Minh ước NATO và 35 quốc gia khác. Tổng thống đương nhiệm George W. Bush gọi đó là "cuộc thập tự chinh, một cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, và sẽ mất khá nhiều thời gian"....

Ông nói thật, mà sai.

Sai từ đầu khi dùng chữ "thập tự chinh", crusade, là cuộc chiến tôn giáo kéo dài nhiều thế kỷ của Âu Châu, với sự ủng hộ của đức Giáo hoàng và Toà thánh La Mã, chống các lực lượng Hồi giáo tại Trung Đông. Biết là sai, sau đó lãnh đạo Hoa Kỳ tránh dùng lại từ ngữ tôn giáo để khỏi khơi dậy tinh thần nghi kỵ và thù hằn của thế giới Hồi giáo. Sai thứ nhì là chữ "cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố" – terrorism – hoặc chủ nghĩa chống khủng bố toàn cầu, global terrorism. Sự sai lầm thứ hai này thì có thể thông cảm được vì Hoa Kỳ và các nước khác... thiếu chữ.

Nhưng ông Bush nói thật khi báo trước sự dai dẳng của cuộc chiến.

Trong lịch sử Hoa Kỳ từ thời lập quốc, đây là một trận địa chiến lâu dài nhất ở cấp quân đoàn - nhiều sư đoàn. Trong Thế chiến I, Hoa Kỳ nhập cuộc rất trễ và tham dự chiến tranh chưa đầy hai năm. Thế chiến II thì kéo dài hơn ba năm. Cuộc chiến Việt Nam mất tám năm, tính từ khi Mỹ đổ quân vào Đà Nẵng Tháng Ba năm 1965 và triệt thoái với Hiệp định Paris đầu năm 1973. Qua hơn 10 năm của cuộc chiến A Phú Hãn, Hoa Kỳ lại còn có bảy năm chiến tranh tại Iraq - chưa kể nhiều chiến dịch "Tự do Trường cửu" chống lại quân khủng bố Hồi giáo ở các nơi khác, từ Bắc Phi qua Đông Phi và tới tận Phi Luật Tân.....

Bây giờ, trở lại cách gọi tên và sự lúng túng của nước Mỹ.

Chính quyền Bush gọi đó là cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, viết tắt ra chống khủng bố. Chính quyền Barack Obama thì tránh chữ khủng bố mà dùng nhiều cách gọi sáng tạo và mơ hồ không kém, thí dụ như "chống hành vi bạo ngược do con người gây ra". Lý do là để khỏi xúc phạm thế giới Hồi giáo và đồng thời nhấn mạnh đến nội dung dời đổi từ quân sự qua pháp lý.

Bỏ qua chuyện ngôn từ thì ai cũng có thể hiểu khủng bố là gì.

Đó là sử dụng bạo lực thực tế hoặc tiềm thế (dọa sẽ dùng) nhằm reo rắc sự sợ hãi để làm thay đổi quan niệm chính trị hoặc tôn giáo của người khác. Mục đích của phương pháp đấu tranh này là giết một người - thường là vô can và thiếu bảo vệ - để làm vạn người hãi sợ, hầu đạt kết quả... rẻ hơn là chiến tranh trực diện. Khủng bố chỉ là một phương pháp chiến tranh bất cân xứng. Còn mục tiêu của quân khủng bố thì mỗi trường hợp lại mỗi khác. Có chính nghĩa hay không thì còn tùy!

Nhưng khi Hoa Kỳ định nghĩa cuộc chiến ở phương pháp của đối thủ thì đấy là vấn đề. Đó cũng là bế tắc trong cuộc chiến dài nhất lịch sử xứ này.

Bây giờ, hãy nói về mục tiêu: "chiến dịch A Phú Hãn" nhằm 1) tiêu diệt lực lượng khủng bố đầu não là al-Qaeda, 2) chế độ Taliban đã dung chứa và bảo vệ al-Qaeda, 3) ngăn ngừa ảnh hưởng lan rộng của al-Qaeda trong thế giới Hồi giáo. Vì mục tiêu thứ ba này, Hoa Kỳ ý thức được tính chất lâu dài của cuộc chiến.

Khi mở chiến dịch Iraq, Hoa Kỳ muốn đánh phủ đầu: tiêu diệt nguy cơ sử dụng võ khí tàn sát hàng loạt của chế độ Saddam Hussein vì lầm tưởng họ đã có và sẽ dùng trong các hành động khủng bố sau này. Cuộc tranh luận về sau, khi thấy Saddam Hussein không có loại võ khí ấy, chỉ là sự lật lọng của các chính khách Mỹ, chứ đầu năm 2003, hầu hết mọi người đều tin rằng Saddam có vì đã từng dùng võ khí tàn sát với dân Kurd và hệ phái Shia. Cựu Tổng thống Bill Clinton, người đã từng ra lệnh tấn công Iraq từ trước để duy trì lệnh cấm bay của Liên hiệp quốc, còn uý lạo các chiến binh khi tiến vào Iraq là hãy coi chừng võ khí hóa học.

Thật ra, mục tiêu ngầm mà chính của Mỹ tại Iraq có thể là dằn mặt: hăm dọa các chế độ Hồi giáo chống Mỹ hầu trấn an các chế độ Hồi giáo ôn hòa hay thân Mỹ. Đó là một mục tiêu chiến lược, khá xa rời chuyện khủng bố, mà có khi lại là mục tiêu quan trọng nhất.

Bây giờ, nếu nhớ lại sự chuyển dịch mục tiêu đó, người ta thấy ra sự thiểu chuẩn bị của lãnh đạo.

Sau tám năm thừa hưởng "cổ tức hoà bình" thời Bill Clinton nhờ Chiến tranh lạnh kết thúc – là tám năm chuẩn bị của al-Qaeda nếu ta nhớ đến cuộc thử nghiệm là tấn công cao ốc World Trade Center năm 1993 – Hoa Kỳ bước vào một cuộc chiến dai dẳng trên nhiều mặt trận mà không có chuẩn bị. Chỉ vì lấy phương pháp khủng bố của đối thủ làm mục tiêu.

Do thiếu chuẩn bị, Hoa Kỳ tham chiến mà không yêu cầu dân chúng hy sinh, như tăng thuế theo khẩu hiệu "tất cả cho tiền tuyến". Ngược lại, Chính quyền Bush còn khuyến kích dân Mỹ tiêu xài - và mắc nợ - vì nhất quyết không để quân khủng bố làm thay đổi lối sống của người dân.

Vì thiếu chuẩn bị, Hoa Kỳ lần lượt khai triển hình thái chiến tranh chống phá hoại, chống du kích, rồi chống nổi dậy. Vừa áp dụng lối đánh của biệt kích vừa đưa quân vào trận địa chiến và trải mỏng lực lượng để chiếm đóng hay bảo vệ hoặc tranh thủ nhân tâm.

Vì thiếu chuẩn bị, Hoa Kỳ liên tục dời đổi mục tiêu, ban đầu là tiêu diệt đầu não khủng bố al-Qaeda, lật đổ chế độ Taliban tại A Phú Hãn hay Saddam Hussein và đảng Baath tại Iraq, rồi xây dựng quốc gia hoặc phát huy dân chủ, hoặc tìm thế quân bình chiến lược tại Trung Đông hay Nam Á, v.v.... Mục tiêu nào cũng có thể là chính đáng, nhưng vì liên tục thay đổi qua hai chính quyền Bush và Obama, cuộc chiến coi như không có kết cuộc, hoặc có thể chấm dứt bất cứ lúc nào.

Xin nhắc lại: với những mục tiêu dời đổi như vậy, bất cứ lúc nào lãnh đạo Mỹ cũng có thể kết luận là đã hoàn tất mục tiêu, chiến thắng và triệt thoái. Các đồng minh có thể bị hụt hẫng, còn đối thủ thì biết là Mỹ sẽ lại rút và họ tiến hành chiến tranh trong giả thuyết đó.

Nhưng những người lính tác chiến ngoài trận tiền, Mỹ hoặc đồng minh, nghĩ sao về nhiệm vụ cụ thể của họ trong từng đợt phục vụ? Ít ai quan tâm đến câu hỏi này.

Hơn 10 năm qua, Hoa Kỳ làm ngần ấy việc với một đạo quân thiện nguyện - sau khi bãi bỏ chế độ trưng binh từ cuối năm 1972, khi triệt thoái khỏi Việt Nam.

Trong lớp tuổi thanh niên, ai thích làm giàu cho mình hay cho quốc gia thì có học đường và doanh trường, người muốn bảo vệ quốc gia thì có chiến trường, với đồng lương thật ra rất thấp so với các bạn đồng tuổi! Hy sinh cả mạng sống lẫn sự ấm êm của gia đình với lợi tức chừng 18 ngàn Mỹ kim một năm cho một binh nhất là một mâu thuẫn của xã hội tư bản này.

Hậu quả là sự tách rời tâm lý giữa "hậu phương" và "tiền tuyến".

Hậu phương ngày nay đang vui sống hoặc ưu lo về kinh tế hay thất nghiệp, còn tiền tuyến là phần vụ của một đạo quân thiện chiến bị căng mỏng và lâm chiến lâu dài mà chưa thấy ngày về. Việc thượng sĩ Robert Bales nổi điên tàn sát 17 thường dân A Phú Hãn sau ba lần phục vụ đến phát ớn tại chiến trường Iraq rồi lại được gửi qua chiến trường A Phú Hãn là mặt nổi của những mâu thuẫn khó chấp nhận được.

Từ Thế chiến II qua chiến tranh Cao Ly và Việt Nam (là các cuộc chiến cấp quân đoàn) chưa khi nào chiến binh Mỹ lại phải phục vụ lâu dài như vậy ở vùng hỏa tuyến. Với sự vụ lệnh khó chấp hành là chống du kích, chống nổi dậy, huấn luyện bộ máy an ninh hay quân sự của đồng minh, hay bình định qua công tác tâm lý chiến. Tranh thủ ai mà không mất mạng trong trò chơi bịt mắy này?

Trong khi ấy, hậu phương lại là vùng dọa nạt tự do của quân khủng bố, với sức yểm trợ hữu hiệu của... truyền thông! Khủng bố là phương pháp đấu tranh nhắm vào tâm lý: tạo ra hãi sợ mù quáng, sự hốt hoảng của những người vô can vô tội. Sự hãi sợ ấy khiến khủng bố sẽ còn tồn tại mà Hoa Kỳ bị lạc quẻ, loạn chiêu vì cách trình bày của truyền thông.

Với phương pháp hiện đại, hệ thống truyền thông có khả năng khuếch đại và gửi sự hãi hùng của khủng bố vào từng gia đình ở hậu phương. Lối phòng ngừa của cơ quan nội an lẫn cách thủ thế của giới chính trị - nhằm chạy tội nếu bị tuột tay - càng gây tâm lý bất an: tuột giầy hay cởi áo trong phi cảng là chuyện thường tình. Họ sống với hiện tượng khủng bố như một sự phiền nhiễu đành phải chịu đựng, rồi thôi.

Nhưng chi tiết ly kỳ về các tay khủng bố lại được phanh phui và nhắc lại liên tục trên truyền hình còn là nguồn cổ võ cho nhiều tay mơ muốn thành đặc công cho đời biết tiếng. Hoặc giết người rồi tự sát với hy vọng sẽ lên Thiên đàng của đạo Hồi. Việc cả nước Pháp rung chuyển, nội các họp khẩn giữa cơn tranh cử vì vụ tay súng Mohamed Merah lạnh lùng giết người là hình thức quảng cáo bất ngờ cho tội ác.

"Khủng bá bất thành" là một thành ngữ có nghĩa là sợ việc không thành.

Lãnh đạo Hoa Kỳ dưới cả hai triều đại Bush và Obama chẳng sợ là việc không thành mà còn tin rằng về dài cuộc chiến trường kỳ vẫn thắng, rằng các chiến dịch quy mô tại Iraq hay A Phú Hãn có góp phần cho chiến thắng đó. Và Hoa Kỳ có thể đương đầu với thách đố trường kỳ.

Thực tế thì cuộc chiến dai dẳng dẫn đến sự mệt mỏi đến phát cuồng của người phơi áo trận và banh ngực quá lâu ngoài chiến tuyến. Trong khi hậu phương đã nhìn qua hướng khác.

Nguy hại hơn cả, cuộc chiến dai dẳng này còn thu hút sự chú ý và tài nguyên của Hoa Kỳ vượt hẳn những thách đố cho nước Mỹ, ở nơi khác. Như sự hung hăng của Trung Quốc, lật lọng của Bắc Hàn, hay tráo trở của Liên bang Nga. Vì cuộc chiến này, Hoa Kỳ đã nhượng bộ nước Nga, Chính quyền Obama còn có thái độ quay quắt với các đồng minh Đông Âu, như Ba Lan và Cộng hoà Tiệp, về lá chắn chiến lược. Và nước Mỹ lãng quên một mối nguy nằm ngay sau lưng là động loạn tại Mexico vì các tổ chức tội ác buôn bán ma túy....

Hoa Kỳ không thể sụp đổ vì nạn khủng bố - xin lỗi vong hồn của hơn 3.000 người vô tội trong vụ 9-11: số nạn nhân chưa bằng 1/10 của số thương vong vì tai nạn xe cộ - nhưng lại bị hại nặng vì cách đối phó. Bi kịch của thượng sĩ Robert Bales là một nhắc nhở. Nó sẽ thúc đẩy Hoa Kỳ triệt thoái trong hoàn cảnh còn bất lợi hơn.

Trong khi căn nguyên của khủng bố Hồi giáo vẫn còn.

Nguyễn Xuân Nghĩa

Ý kiến bạn đọc
31/03/201222:37:49
Khách
sao đệ nhị thế chiến ,quân đội hoa kỳ chưa bao giờ thật tình giúp một đồng minh của mình chiến thắng kẽ thù
toàn diện .điển hình chiến tranh triều tiên ,và chiến tranh việt nam .nói đến tinh thần chiến đấu của quân đội mỹ tại các chiến trường triều tiên .việt nam và hiện nay tại [ A PHÚ HÃNG ] chỉ có được 40 phần trâm thôi .
quân đội mỹ là nhờ vũ khí tối tân ,quân trang quân dụng ,chứ nói đến tinh thần chiến đấu thì khỏi nói .tôi còn
nhớ khi quân đội mỹ đụng trận mà khi bị thương thì ôi thôi la ôm xòm như là heo xấp bị đem đi mần thịt .đó là đã có thuốc chống đao .nếu không có thuốc chống đao kg biết làm sao đây .tụi việt cộng khi bị thương thì
nằm êm ru .nội cái lính mỹ bị thương mà la lớn như thế việt cộng nó nghe và biết mình đang ở toạ độ nào thì chết với tụi nó .nói chung tinh thần chiến đấu của quân đội hoa kỳ rất là yếu .hiện nay có nhiều đồng minh của mỹ cũng không dám tin lời hứa của chú sam 100 phần trâm .vì họ đã học được bài học của quân đội việt
nam cộng hoà là một điển hình .nghe theo lời hứa của chú sam nếu chú sam thấy có lời thì chú sam vẩn tiếp
tục giúp đở. còn mà thấy bị lổ chú sam chơi cái tình bõ chạy như thời chiến tranh việt nam thì coi như là [em ơi
anh hát bản ra đi em tự lo cho số phận đi em .coi như sông đời số phận của một đồng minh tin tưởng mỹ .rồi
sẽ bị như quân đội việt nam cộng hoà mà thôi ?một nước hùng mạnh như hoa kỳ không hứa thì thôi khi hứa một việc gì đó thì cần phải bảo vệ đồng minh của mình .làm như thế thì người ta mới nể và tin tưởng .và họ
sẽ làm đồng minh lâu dài với mình .còn mà cứ hứa cho đã cái miệng tới khi đông minh cần mình giúp thì chơi cái tình lờ thì sao này nói đâu có ai tin tưởng mà làm đồng minh của mình nửa .biết rằng quyền lợi là đi đầu
những cũng có lúc đừng quá gì quyền lợi mà bõ đồng minh .điển hình chú sam đã bõ VNCH .đi bắt tay với trung cộng để kềm thằng liên xô .thật ra lúc đó chú sam không cần phải bắt tay với trung cộng cứ tiếp tục
giúp việt nam cộng hoà .để cầm chân bọn cộng sản bắc việt và bọn tàu cộng .bên âu châu thì có nước [anh quốc][ pháp ] [ ý ] nói chung là khối âu châu dư sức cầm chân thằng [ liên xô ] chú sam bị thằng trung cộng dụ trong đó có ông ngoại trưởng [ do thái ] cứ tưởng là mình dỏi thật ra là bị trung cộng dụ để bõ VNCH .nói
chung [ mỹ ] bõ VNCH là một sai lầm lớn của mỹ tại đông nam á .hiện nay tụi việt công cho mở những web
cho mọi người vào xem phim bộ việt nam hong kong đại hàn và những web cho tải nhạc free đầy trên internet
họ làm như thế để cho người trong nước và người việt hải ngoại vào mê hồn trận văn hoá vận .để không còn ai
nghĩ đến những việc làm bán nước của họ nửa .theo tôi đón ,90 triệu người việt nam hiện nay cao lắm là chừng
vài ngàn người dám lên tiếng chống đối họ .còn người việt hải ngoại thì nhiều người rất là ghét tụi việt cộng
muốn đánh sụp bọn ác ôn này nhưng sức mạnh của người việt hải ngoại có giới hạng .người dân trong nước
mới là một sức mạnh vô bờ bến .nếu người dân trong nước số đông thức tĩnh đứng lên đánh sụp bọn việt cộng
ác ôn này .thì đời sống sao này của người dân việt nam tốt hơn hiện nay cả ngàn lần .
31/03/201215:28:26
Khách
Vậy mà có những vị học giả uyên bác có tâm lý nghi kỵ và ganh tức khi Huê Kỳ ưu tiên cho nhà nước Do Thái hơn là chăm lo cho các nước đồng minh của Mỹ , đặc biệt là đồng minh Nam Việt Nam . Chiến lược trường kỳ của Mỹ là đối đầu với khối các quốc gia Hồi giáo cực đoan hơn là đối đầu với khối Cộng Sản . Nhất là sau chiến tranh lạnh , nước Mỹ càng lơ là trong việc đề phòng chủ nghĩa cộng sản vì Nga Sô và khối Đông Âu đã tan rã . Cho nên cái tiền đồn của khối Tự Do chống lại khối Hồi Giáo khủng bố cực đoan chính là quốc gia Do Thái mà Huê Kỳ luôn luôn yểm trợ tối đa vậy !
31/03/201211:51:45
Khách
'' Hoa Kỳ không thể sụp đổ vì nạn khủng bố '' nhưng hẳn sẽ suy yếu dần và khó sống an lành vì khủng bố !

Khủng bố, khủng mẹ, khủng con, khủng cháu, khủng... là bất trị !!!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.