Hôm nay,  

Mở Mắt Vãng Sinh

16/01/201200:00:00(Xem: 8659)
Mở Mắt Vãng Sinh

Nguyễn thị Mắt Nâu
Trong một sát na, trên quả địa cầu có biết bao em bé lọt lòng, mở mắt vào đời, tức là nhập thế.
Và cũng trong một sát na tương tự, lại biết bao người nhắm mắt giã từ dương thế, tức lìa khỏi trần gian.
Khi một kẻ ra đi, người ta khấn nguyện và đưa tiễn nhau bằng câu “Vãng sanh cực lạc”, tức là cầu chúc người vừa nhắm mắt (quá vãng) đuợc đến một khung trời hoan lạc, bình an, hạnh phúc. Tóm lại là sẽ về nơi không còn khổ đau, không còn nước mắt.
Theo lời Phật trong kinh Bát nhã “Sinh tử là chân lý bất biến”, nghĩa là có ngày sinh ra, là có ngày chết đi, chẳng một nhân vật nào có thể thoát ra khỏi chân lý bất di bất dịch này. Cái chết vừa xảy ra là tiếp nối của cái sống vừa chấm dứt, chỉ là thay đổi hình dạng. Cho nên sống chết là MỘT, một tuơng giao liên hoàn tuyệt đối không thể phân hai.
Kinh Phật dạy thế , con người đọc kinh cũng biết là như thế. Nhưng biết là để biết, chứ con người vẫn chỉ loanh quanh trong mớ lý thuyết, để không vượt được chính mình. Mặc cho bản ngã đầy tham lam dục vọng lôi cuốn và thao túng luơng tri trong thói quen tham ái, sân si, bi hận, quên mất tu tập thực hành lời kinh vàng của Phật, trong nỗi u si tăm tối não nề… Từ những đó, kéo theo muôn vàn đau thuơng nước mắt.
Người ta khóc cho tình yêu vuột mất… tiền bạc ra đi… xa lìa con cháu… sự nghiệp tan tành… công danh trắc trở… tranh đua lợi lộc… giành giựt bon chen… hơn thua quyền lực, v.v… Và người ta quên hẳn rằng tất tất cả chỉ là sự trả vay nhau trong vòng sinh-tử. Mà đã là trả vay nhau, thì thương tiếc, than khóc, vật vã đau khổ chính là hành động đem thân đi than vay khóc muớn trong cảnh đời phù phiếm nhân tình, phù du nhân thế !
Một cuộc tử sinh xoay quanh mớ hành trang nghiệp dĩ lôi thôi bề bộn, lộn xộn lung tung. Nếu chúng ta xem nặng, thì sẽ cực kỳ đau khổ. Còn nếu biết xem nhẹ, biết gạt ra khỏi đầu mọi lẽ thường hằng - Tất cả sẽ là không. Không chấp trụ vào bất cứ điều gì, không cho mọi điều là thật, tức khắc mọi thứ xung quanh sẽ biến thành đồ giả tạm, chúng ta sẽ không phí công tiếc nuối và chẳng phí thì giờ để than vay khóc muớn cho những giả trá, mông lung viễn ảo.
Tâm mở rộng, mọi chuyện sẽ trở thành bé nhỏ. Ngược lại tâm ta nhỏ hẹp, sẽ thấy chuyện gì cũng lớn, quan trọng và ghê gớm kinh hoàng… Chính cái vọng tâm kinh hoàng đen tối này, dẫn đưa tâm hồn đến ngõ cụt đầy bi thương khốn khổ.
Trong một cái duyên hạnh ngộ bất ngờ, tại một lớp học thể dục dưõng sinh , tôi may mắn đứng sau lưng một phụ nữ, chị mặc chiếc aó thung màu xanh thẫm da trời, sau lưng áo có hai dòng chữ màu trắng, nét chữ thanh, bay bướm, hai dòng vỏn vẹn bốn chữ ngắn ngủi như sau:
“Tâm lớn/chuyện nhỏ”. 
“Tâm nhỏ/chuyện lớn”.
Bốn chữ này đã đập vào mắt tôi trong một buổi sáng trời trong, nắng đẹp.

Tâm hồn tôi khoảnh khắc bâng khuâng và sau đó lâng lâng như tỉnh một cơn mê lãng đãng vô thường.
Cảnh sắc chung quanh hôm đó bỗng trở nên dịu dàng hơn, mọi học viên đồng lớp hình như mở lòng khoan dung từ ái với nhau hơn.
Tôi mang mang cảm giác như vừa được khai mở tâm linh nhanh chóng bất ngờ. Kết hợp với thuyết “Tự tại Tâm”, và giáo lý “Phật cũng Tại Tâm”, tôi bỗng chốc nắm bắt một chân lý vô cùng vi diệu và cực kỳ đơn giản – Cái gì cũng ở tại tâm mình. Tạo nghiệp lành hay nghiệp dữ cũng ở tại cái tâm. Chuyện lớn hay nhỏ cũng ở tại nơi tâm….
Mà căn cơ nghiệp quả là quyền lưc hướng dẫn đời của một con người, như trong cuốn sách của sư cô Thanh Tịnh Liên, thiền viện Sùng Nghiêm đã viết, cô chứng minh bằng lời kinh rằng: “Quyền lưc của con người thật là mãnh liệt và ghê gớm, nó quyết định vận mệnh con người: sướng hay khổ, giàu hay nghèo, đau buồn hay hạnh phúc…” Sự thể đích thực là như thế -
“Có sinh là có tử” - “Sống chết là một, chẳng là hai” – “ Sống là thể hiện cái đang chết” - “Cáí đang chết là thể hiện cái đang sống” …
Vậy thì, những người con của Phật, đâu cần chờ khi nhắm mắt lìa đời mới vãng sinh!? Nếu chúng ta sáng suốt, gạt bỏ lòng tham, không chấp ngã, không chấp mọi thứ ở đời là thật, mọi thứ không phải của mình, tất cả chỉ là phương tiện, là mớ hành trang tạm sử dụng trong cõi đời vốn dĩ là giả tạm… Đừng chấp giữ khư khư của gỉả, thì chẳng sinh lòng khổ đau điên đảo khi mất nó. Không tham đắm, chắc chắn chúng ta sẽ nhẹ nhàng an lạc ngay trong cõi sa bà, khi đang còn mở mắt ở thế gian.
Được như thế, đó là chúng ta lập tức vãng sinh ngay khi đang hiện sống, chứ đâu cần chờ sau khi chết mới vãng sinh!! 
Cuốn sách “Tại sao không mở mắt vãng sinh khi đang hiện sống”? của sư Thanh Tịnh Liên Thích nữ Chân Thiền, thiền viện Sùng Nghiêm phát hành đầu xuân Nhâm Thìn 2012 – Tựa đề sách đặt dưới dạng thức như là một câu hỏi, nội dung cuốn sách chính là lời giải đáp, qua sự dẫn dắt theo từng chương, từng đề mục.
Đọc sách này, để thấu triệt hình tuớng là bát nhã tâm. Vô tướng là tâm trí bát nhã. Sau đó dùng trí tuệ bát nhã và chân tâm bát nhã là phương tiện, làm mỏng đi sự vô minh tăm tối, thông suốt vũ trụ vạn vật huyễn hóa qua Giới - Định - Tuệ, vượt ra ngoài : hình tướng và vô tướng, không và có, có và không. Sắc sắc không không. Tính không rời tướng, tướng không rời tính. Thân tâm là một. Âm thế duơng thế chẳng là hai…. Thì ra chân lý là: Đau khổ hay địa ngục là ở đây. Mà thiên đàng, cực lạc cũng ở ngay nơi đây.
Một tác phẩm đọc để tự rèn luyện thân tâm, ngõ hầu: Thân tâm thường lạc - Và nhất là có ý thức để được Mở Mắt Vãng Sinh khi đang hiện sống, ngay tại thế giới này.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 
Mắt Nâu 
December 2011

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.