Hôm nay,  

Tết Năm Nay, Sách Việt-Nam Có Gì Mới?

12/01/201200:00:00(Xem: 10049)
Tết Năm Nay, Sách Việt-Nam Có Gì Mới?

bia_sach_ho_xuan_huong-large-contentBìa sách Lưu Hương Ký, thơ chữ Nôm và chữ Hán của Hồ Xuân Hương.

Tâm Việt

Hôm rồi, ngồi cùng bàn với tôi ở bữa cơm tất niên của Hội Cựu-sinh-viên Quốc gia Hành chánh, có anh bạn hỏi tôi: "Được biết anh vẫn theo dõi chuyện sách vở, không rõ năm nay ở hải-ngoại có sách gì đáng chú ý không anh?"
Tôi phải trả lời ngay, thật ra đã lâu rồi tôi không còn đủ sức theo dõi tình-hình xuất bản như những năm xưa khi cứ đến mùa này là các báo vòi tôi một bài tổng-kết văn-học trong năm. Tuy-nhiên, nếu anh chỉ muốn nói đến tình-hình xuất bản ở miền Đông thì vì gần gũi hơn, tôi cũng có được một vài thông tin đáng tin cậy.
Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương
Ở miền Đông Hoa-kỳ, hay ít ra ở vùng Thủ-đô, thì sinh-hoạt xuất bản tập trung ở Virginia với nhà xuất bản Tiếng Quê Hương của nhà văn Uyên Thao là năng động nhất, mỗi năm cũng phải ra đến 5-6 cuốn, phần lớn là những sách giá trị, đáng đọc. Như năm ngoái TQH đã có mấy cuốn sách dầy cộm viết thật sâu sắc như Hai mươi năm Miền Nam, 1955-1975, của tác-giả Nguyễn Văn Lục (đặc-biệt nói rất tỉ mỉ về các phong trào tuổi trẻ và phản chiến ở trong nước), và cuốn Việt Nam trong chiến tranh Tư hữu của tác-giả Nguyễn Cao Quyền có tiểu-tựa là "Nhìn lại cuộc chiến 30 năm." Bên cạnh đó là mấy tác-phẩm nhẹ nhõm song không phải là không có chiều sâu hay ngậm ngùi như Một thời oan trái, tiểu-luận của nhà văn Hải-quân gốc Sơn-tây Phan Lạc Tiếp hay Những mảnh trời khác biệt, "tuyển tập 17 tác giả thuộc Không lực VNCH" do Hoàng Song Liêm thu thập. Cũng ra năm ngoái là cuốn Núi cao vực thẳm của Hồ Trường An nghiên cứu "9 vóc dáng văn học VN thế kỷ 20" từ những bộ mặt nổi tiếng từ trong nước như Nghiêm Xuân Hồng, Võ Phiến, Vũ Khắc Khoan, Thanh Tâm Tuyền đến những tác-giả thuộc thế-hệ sau hoặc mới nổi lên sau này ở hải-ngoại (Đặng Phùng Quân, Trương Anh Thuỵ, Vũ Tiến Lập, Nguyễn Ngọc Bích); cuốn Mao Trạch Đông, Ngàn năm công tội của Tân Tử Lăng, một tác-giả Trung-hoa viết rất chi-tiết và sâu sắc. Trong năm 2012 TQH có Cõi trời cõi ta, của Hoàng Dung, một cây bút bác-sĩ viết rất hấp dẫn về khoa-học vũ-trụ và về con người. Buồn vui đời thuyền nhân là hồi-ký của một người Việt gốc Hoa, dù đã sống 5-7 đời ở Hải-phòng song vẫn bị trục-xuất ra khỏi VN khi Hà-nội đuổi người Hoa, cướp trắng gia-sản của những người con dân VN này--để lưu lạc sang Trung-quốc và cuối cùng đi định cư được ở Anh và rất thành công tại đó. Lững thững giữa đời của Lê Thiệp được gọi là "ký sự" nhưng nhiều phần là "hồi-ký" về thời-gian làm báo ở Sài-gòn, với nhiều vui buồn với các bạn bè trong thế-giới đệ-tứ-quyền, ở một nước VN chiến-tranh nhưng vẫn còn khá nhiều tự do ngôn-luận và báo chí. Cuối năm, TQH cũng cho ra cuốn sách biên-khảo rất giá trị của nhà văn Thuỵ Khuê (ở Pháp) viết về phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm cách đây hơn nửa thế-kỷ.
Cơ sở xuất bản Cỏ Thơm
Khác với nhà xuất bản Tiếng Quê Hương, được xem như một cơ-sở thuần-tuý thương mại dù như những người chủ-trương là những nhà văn, nhà thơ có cái nhìn rộng, hiểu biết về thế-giới và cuộc sống chung quanh ta, Cơ-sở Cỏ Thơm chủ-yếu là một tập hợp bạn bè thích văn nghệ và thích gặp nhau. Mỗi lần có một số Cỏ Thơm ra lò (mỗi ba tháng) là lại có một dịp để cho các cộng-sự-viên đến ăn uống chung vui với nhau, chuyện trò, nhận báo và giúp phân-phối. Cứ như trong một gia-đình nhiều con thích hội họp vậy! Nhưng không phải vì thế mà báo không có nhiều người tham-gia góp bài, từ Pháp, từ Đức, từ khắp các tiểu-bang ở Hoa-kỳ hay tỉnh-bang Gia-nã-đại, thậm chí có cả những bài từ những nẻo xa xôi như Úc, Bỉ, Hoà-lan, Anh-quốc, v.v...
Do vậy nên Cơ-sở xuất bản Cỏ Thơm chủ-yếu phục-vụ cho nhu-cầu xuất bản của các thành-viên Cỏ Thơm mà phần lớn là sách truyện hay thơ, lâu lâu mới có một tác-phẩm tiểu-luận hay biên-khảo như của nhà phê-bình Trần Bích San hay nhà thơ Lưu Nguyễn Đạt. Chính các thành-viên Cỏ Thơm trong năm cũng có người tự-động in ấn sách của mình, kiên trì nhất là nhà văn, nhà thơ Tâm Minh Ngô Tằng Giao mỗi năm cũng có vài cuốn sách về Phật-giáo phổ-thông, khi thì làm thơ, khi thì kể chuyện, khi thì dịch sách ngoại-quốc. Trong năm 2011, chẳng hạn, tác-giả này có cuốn Niết Bàn dịch Nirvana in a Nutshell của Scott Shaw và cuốn Phật pháp cho Trẻ em dịch Dharma for Children của các tác-giả Jing Yin, Ken Hudson, W.Y. Ho và Yanfeng Liu (cả hai cuốn do Diệu Phương xuất bản). Xem ở bìa sau cuốn Nirvana thì Tâm Minh Ngô Tằng Giao, ngoài hai cuốn Mưa Xuân / Spring Rain dịch thơ Anh và Đà Lạt ngày tháng cũ, hiện đã hoàn-tất 20 cuốn sách về Phật-pháp trong vòng 11 năm qua--rõ ràng là một thành-tích rất đáng kể. Cũng dịch sách Phật trong 1-2 năm qua nhưng đi sâu vào một số chuyên-đề là những tác-giả như Nguyên Ngọc Hoàng Thị Quỳnh Hoa dịch Tái sinh ở phương Tây (Reborn in the West: The Reincarnation Masters) của Vicki Mackenzie và Trần Uyên Thi dịch (rất thiện-nghệ) sách của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Trong năm, đặc-biệt đáng chú ý là tập truyện song ngữ It Still Rains in Saigon / Sài Gòn Mưa Vẫn Rơi của nhà văn Phong Thu ở Maryland, được ra mắt rầm rộ ở nhiều nơi và cũng được đón nhận một cách khá nồng nhiệt vì tính-cách thời-sự cũng như nghệ-thuật của cuốn sách.

Một thành-viên khác của nhóm Cỏ Thơm là G.S. Phạm Văn Tuấn, ông có đam-mê viết về tiểu-sử của những người danh tiếng trên thế-giới trong mọi ngành nhưng tập trung vào những ngày như âm-nhạc, văn-học và khoa-học. Ông thường bỏ tiền túi ra in những tập này, một tập chừng 200 trang nói về khoảng mươi mười lăm nhân-vật trong một quyển, có thể dùng vào một chương-trình học tập phổ-thông về thế-giới.
Sách của Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ
Sinh-hoạt từ năm 1985, Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ không chủ-trương làm ăn ồ ạt vì những người chủ-trương chỉ xem đây là nghề tay trái, làm để có phần đóng góp vào văn-hoá VN ở nước ngoài chứ không chủ-trương làm giàu. Vì vậy nên có người tả khá đúng nhịp độ xuất bản sách của Tổ Hợp là "tà tà." Song tà tà nhưng không chết mà còn thường được xem là có những đầu sách khá chọn lọc.
Tỷ-dụ, trong năm qua, Tổ Hợp cũng đã mang ra Tập 3 của bộ Nhìn Lại Sử Việt của tác-giả Lê Mạnh Hùng, Tiến-sĩ Sử-học ở Anh, một bộ được xem là viết khá chính-xác, phong phú và đứng đắn. Tập 1, ra năm 2007, viết về giai-đoạn "từ tiền-sử đến tự-chủ" (939) và Tập 2, ra hai năm sau, đi "từ Ngô Quyền đến thuộc Minh" tức chủ-yếu nói về giai-đoạn Lý-Trần, đều đã tuyệt bản nên đã phải in lại và in thêm vì nhiều người muốn có đầy đủ cả ba tập. Đến khi hoàn-tất, Tiến-sĩ Lê Mạnh Hùng dự-tính sẽ thành một bộ 6 tập nhằm cung-cấp cho chúng ta một bộ thông-sử cập nhật và đáng tin cậy về lịch-sử nước nhà.
Trước đó, trong năm 2010, Tổ Hợp XBMĐ Hoa Kỳ còn tung ra một tác-phẩm rất đặc-biệt về Cải cách ruộng đất ở miền Bắc mang tên Ngày Long Trời Đêm Lở Đất của một tác-giả quốc-nội, ông Trần Thế Nhân. Cuốn sách, viết rất lạ, được đón nhận như một mặc-khải và lập-tức Khối 8406 ở trong nước đã xin phép đưa lên Internet và đưa vào kho những tài-liệu căn-bản về lịch-sử nước nhà trong thời-gian qua, để cho người dân mở mắt ra về sự tác hại của chủ-nghĩa CS trên đất nước ta.
Năm nay, tuy đề năm 2012 song Tổ Hợp đã hoàn-tất hai tác-phẩm từ cuối năm 2011, đó là:
Cuốn Lưu Hương Ký, thơ chữ Nôm và chữ Hán của Hồ Xuân Hương, tuy khám phá được ra từ những năm 1956-57 và được Trần Thanh Mại giới-thiệu ở Hà-nội từ những năm 1963-64 song 50 năm qua, việc giới-thiệu cuốn sách chỉ nhỏ giọt, không bao giờ hoàn-tất. Lại còn một thời-gian hơn 40 năm, bản gốc cuốn sách còn bị ông Đào Thái Tôn giấu đi làm của riêng nên có lúc người ta tưởng nó đã mất. Nhưng nhờ nó được tìm lại vào cuối năm 2008 nên học-giả Nguyễn Ngọc Bích đã có dịp đọc hết và bỏ thời giờ ra phiên âm và phiên dịch, chú thích lại từ đầu thành một quyển sách mẫu mực, trình bầy thật đẹp với các bài thơ Nôm/Hán ở trang bên trái, đối diện với bản Quốc-ngữ (và chú thích) ở bên phải để cho ai muốn có thể so sánh và đánh giá tác-phẩm. Theo ông Bích, ông đã giới-thiệu toàn-bộ 44 bài thơ trong sách (15 bài thơ chữ Hán và 29 bài thơ Nôm) thay vì Hà-nội cho tới nay mới giới-thiệu được có 31 trên 44 bài (chưa đầy 3/4). Không những thế, ông cho biết, ông đã sửa chữa được cả trăm lỗi trong các sách in ở Việt-nam về thơ Lưu Hương Ký, kể cả cuốn sách đồ-sộ (748 trang) của Tiến-sĩ Hoàng Bích Ngọc mang tên Hồ Xuân Hương: Con người - Tư tưởng - Tác phẩm (2003).
Ngoài ra, Hồ Trường An ở Pháp cũng có cuốn Ảnh trường Kịch giới là một cuốn "hồi-ký rong chơi" về điện-ảnh của Việt-nam tự do, dầy hơn 400 trang. Tổ Hợp đem ra cuốn sách này vì tin tưởng là cho đến nay, không đâu có một nỗ lực tương-tự trả lại sự thật cho một nền điện-ảnh khá sống động trong mấy thập-kỷ, ít nhất cũng từ hai phim Kiếp Hoa và Bến cũ (1953) đến phim Đất Khổ (1975) với hàng chục phim nổi tiếng làm nên một nền nghệ-thuật thứ Bảy thật đáng ghi nhớ của Việt-nam, từ Chúng tôi muốn sống (1956) đến Người tình không chân dung, Hè muộn, Giỡn mặt Tử-thần, Hồi chuông Thiên-mụ, Người về từ đỉnh núi, Con Búp-bê nhồi bông, Sau giờ giới-nghiêm, Lệ đá, v.v. Đây phải nói là mặc dù thiếu tài-liệu, thiếu tủ phim, thiếu đủ thứ, Hồ Trường An cũng đã vận-dụng được trí nhớ phi thường của anh cũng như của một số bạn bè mê xi-nê Việt-nam để tái-tạo-dựng được gần như một cuốn bách khoa từ-điển về phim Việt-nam một thời.
Đồng Xuân
Bang Trinh-nữ, Hoa-kỳ-quốc
Đêm 10/I/2012

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.