Hôm nay,  

Đánh Trống Bỏ Dùi

24/12/201100:00:00(Xem: 11272)

Đánh Trống Bỏ Dùi

Nguyễn Xuân Nghĩa

Vào dịp cuối năm, hãy đếm lại mấy cái dùi trống của Hoa Kỳ

Cứ đến cuối năm, truyền thông báo chí Mỹ thường bình chọn biến cố đáng chú ý nhất, hoặc có ảnh hưởng nhất trong năm.

Cột báo này xin đi ngược truyền thống dễ dãi ấy mà chọn một hồ sơ bị lãng quên nhất trong năm - dù có thể ảnh hưởng đến thời sự năm tới. Cũng là một cách kiểm chứng lại khả năng nhận xét của chúng ta, thay vì thụ động tiếp nhận thông tin đôi khi hời hợt, rồi sau cùng lại như dân Mỹ, hốt hoảng la trời khầu hiệu OGM - "O My God"!

Hồ sơ bị lãng quên ở đây là Cộng hoà Tiệp - Czech Republic.

Nếu không có vụ cựu Tổng thống Vaclav Havel tạ thế vào cuối năm, người ta quên hẳn nhân vật vĩ đại này của thế giới. Và thật ra nhiều người Mỹ còn chẳng biết là Tiệp Khắc đã tự chia đôi từ năm 1993 thành Cộng hoà Tiệp và Slovakia. Lời phán xét này không vu hồ. Năm qua, một nữ Dân biểu Dân Chủ tại California còn hồn nhiên phát biểu rằng bà rất hài lòng khi thấy hai miền Nam Bắc của Việt Nam đã vui vẻ sống chung, dù miền Bắc vẫn còn chế độ Cộng sản và miền Nam tự do là đồng minh của Mỹ.

Dân biểu Maxine Waters có khi đã quên mất biến cố 1975 và được dân chúng khu vực Los Angeles bầu lên để giải quyết những vấn đề kinh tế hay xã hội của họ dù bà ta có thể có những quyết định tầy trời cho các xứ khác mà không biết - và khỏi cần biết.

"Vô phúc cho xứ nào cứ nhắm mắt trông chờ vào Hoa Kỳ mà không tự lo lấy thân"! Lãnh đạo Cộng hoà Tiệp có thể đã nghĩ như vậy - mà dân Mỹ cũng khỏi cần biết.

Họ khỏi cần biết rằng đầu tháng 12 vừa qua, Tổng thống Dmitri Medvedev của Liên bang Nga đã cầm đầu một phái đoàn hùng hậu qua thăm xứ Tiệp trong hai ngày mùng tám mùng chín. Phái đoàn Nga tới thủ đô Praha hâm nóng quan hệ giữa hai nước qua ba dự án: 1) xây dựng hỏa xa cao tốc cho Tiệp để nối liền nước Nga với Đông Âu, 2) phát triển hệ thống trực thăng hỗn hợp giữa hai nước và, quan trọng nhất, 3) dự án xây lò nguyên tử trị giá 25 tỷ tại Temelin.

Hồ sơ có vẻ kinh tế đó tất nhiên dễ bị lãng quên nếu người ta không nhìn thấy nhu cầu hâm nóng quan hệ giữa hai nước. Và một hồ sơ tầy trời khác.

Từ đã lâu, Hoa Kỳ vận động việc đón nhận Cộng hoà Georgia và Ukraine vào Minh ước NATO, sau khi các nước này chuyển hóa sang chế độ dân chủ và muồn hội nhập vào Âu châu. Khi ấy, cả nước Mỹ đều nói đến cách mạng dân chủ muôn màu tại các quốc gia từng nằm trong quỹ đạo Liên Xô, như Serbia, Georgia, Ukraine, Kyrgyzstan....

Năm 2008, Chính quyền George W. Bush còn đề xướng kế hoạch phòng thủ chiến lược BMD tại Ba Lan và Cộng hoà Tiệp, hai thành viên mới của NATO. Đó là lá chắn chiến lược chống hỏa tiễn đạn đạo, với lý do chính thức là đón bắt hỏa tiễn có thể bắn từ Iran. Lý do thực tế, nhìn từ Moscow, là để ngăn sự bành trướng của Nga vào khu vực quỹ đạo truyền thống của Liên Xô.

Chúng ta không quên là ngày tám Tháng Tám năm đó, Liên bang Nga đã đưa quân vào Georgia. Sau đấy còn khuynh đảo nội tình Ukraine là nơi mà một số dân chúng miền Đông vẫn thiên về nước Nga, còn hai lãnh tụ thân Tây phương, tác giả của cuộc cách mạng dân chủ màu da cam, thì chia rẽ và tạo cơ hội cho lãnh tụ thân Nga thắng thế, đương kim Tổng thống Viktor Yanukovych.

Ngược với dư luận của nhiều người trong nước, hai Chính quyền Ba Lan và Tiệp đều ủng hộ kế hoạch BMD không phải nhờ lá chắn chiến lược mà vì lời cam kết - và sự hiện diện của binh lính Mỹ tại một trạm radar và một hệ thống hỏa tiễn do Hoa Kỳ thiết trí. Họ đã có kinh nghiệm xương máu với nước Nga ở quá gần!

Nhưng họ thiếu kinh nghiệm với Hoa Kỳ.

Sau khi nhậm chức, Tổng thống Barack Obama hủy bỏ lời cam kết đó và quăng dự án BMD vào bàn thương thuyết với Nga. Mục tiêu là để cải tiến quan hệ với Moscow hầu giải quyết hai ưu tiên của Mỹ: chiến trường Afghanistan và sự hung hăng của Iran.

Xin đọc lại đoạn trên: kế hoạch BMD có lý do chính thức là phát giác và đón bắt hỏa tiễn Iran có thể bắn vào Âu châu mà thực tế là để ngăn ngừa ám khí của Nga. Bây giờ, Chính quyền Obama trông cậy vào Nga để can gián Iran và giúp Mỹ có đường tiếp vận cho chiến trường Afghanistan và hy sinh luôn việc phòng thủ hai đồng minh Âu châu là Ba Lan và Tiệp.

Ba năm sau, là ngày nay, Liên bang Nga tiếp tục nhấn tới. Nga sẽ thiết trí hỏa tiễn chiến lược ngay tại Kaliningrad, giáp giới với Ba Lan, ngay dưới nách Cộng hoà Lithuania. Y như Trung Quốc, đến tận cùng, Nga vẫn bên vực Iran và cả Syria. Moscow còn nhá ra hơn 500 tỷ Mỹ kim dự trữ ngoại tệ để "cấp cứu" Âu châu trong khủng hoảng, nhân tiện ly gián quan hệ chiến lược giữa Hoa Kỳ và Âu Châu.

Trong bối cảnh đó, kế hoạch BMD coi như chấm dứt và Cộng hoà Tiệp phải cải thiện quan hệ với Nga. Biến cố ấy đáng quan tâm hơn chúng ta nghĩ vì phản ảnh nhiều chuyện khác.

Liên hiệp Âu châu có thể tan rã, hoặc ít nhất tê liệt trong nhiều năm với các ngân hàng bị sụp đổ và đồng Euro thành đồng sứt. Khi Ba Lan, nạn nhân của cả hai cường quốc lân bang là Nga lẫn Đức, mà còn yêu cầu Đức phải có thế mạnh hơn để cứu lấy Âu châu - chuyện xảy ra cuối năm sau 17 thượng đỉnh Âu châu - ta biết rằng có gì đó rất đảo điên đã xảy ra tại Âu châu.

Trước đó, khi ông Vaclav Havel phải lên tiếng báo động về việc Hoa Kỳ có thể lại hy sinh đồng minh trong việc đổi chác với Liên bang Nga, ta thấy ra chuyện bất trắc của cả một khu vực bản lề của Âu châu. Nhưng ngần ấy chuyện lạ không để lại một ánh chớp trên truyền hình Mỹ.

Người dân xứ này lo chuyện kinh tế và thất nghiệp, lãnh đạo thì chỉ thấy một ưu tiên là cuộc bầu cử và Quốc hội đánh nhau suốt năm mà chưa giải quyết được bài toán bội chi hay kích thích sản xuất, tăng hay giảm thuế!

Chuyện Cộng hoà Tiệp là hồ sơ bị lãng quên trong năm phản ảnh một điều kinh hoàng hơn vậy: truyền thống đánh trống bỏ dùi của nước Mỹ!

***

Ngày 11 Tháng Chín năm 1990, Tổng thống George H. W. Bush (ông Bush cha, Bush 41) dõng dạc tuyên bố trước Quốc hội sự hình thành của một "Trật tự Toàn cầu mới". Khi đó, Liên Xô đang trên đà tan rã, từ Iraq lãnh tụ Saddam Hussein vừa mở cuộc tấn công xứ Kuweit và lực lượng Taliban đã thành hình tại Afghanistan.

Giấc mơ "Trật tự Toàn cầu" - New World Order - của lãnh đạo Mỹ, hoặc chuyện "Lịch sử Cáo chung" của trí thức Hoa Kỳ (học giả Francis Fukuyama) là một hài kịch.

Nó chấm dứt ngày 11 Tháng Chín năm 2001, dưới thời Bush 43 với vụ khủng bố 9-11, và nó tan tành vào Tháng Tám năm 2008, khi Georgia ngang nghiên bị tấn công mà không ai nhúc nhích. Sau đó, Hoa Kỳ thời Obama lại còn nuôi giấc mơ khác, là cải thiện quan hệ với Liên bang Nga để giải quyết chuyện của mình, dù có phải hy sinh lời cam kết với các đồng minh.

Kết quả?

Hoa Kỳ rút khỏi Iraq tám năm sau khi xấn xổ bước vào đào xới lung tung. Ứng cử viên Obama có thêm đóa hoa trên bàn thờ tranh cử. Nhưng, chỉ vài ngày sau khi lá cờ Mỹ được đưa ra khỏi thủ đô Baghdad, xứ này có loạn! Phe Shia và Iran ở phía sau thừa thắng xông lên, làm cho hai nhóm thiểu số là dân Sunni và Kurd đều tuyệt vọng. Kẻ có võ khí mà tuyệt vọng thì bạo động sẽ xảy ra, và thường dân lại chết oan. Hôm 22 vừa qua, Baghdad lại bị đáng bom làm 72 người thiệt mạng.

Kết quả?

Một chuỗi quốc gia Đông Âu và Trung Âu được 20 năm tràn trề hy vọng hội nhập vào Âu châu để tìm sự thịnh vương và nương tựa vào Hoa Kỳ để được bảo vệ. Hy vọng đó tan loãng với vụ khủng hoảng Âu châu và lời hứa bảo vệ của Mỹ chỉ có giá trị cho một mùa tranh cử. Xứ Tiệp Khắc từng bị Đức quốc xã tấn công năm 1939, rồi bị Liên Xô thống trị từ sau Thế chiến II cho đến khi tan rã. Triển vọng hòa bình và thịnh vượng của các quốc gia này kéo dài được hai chục năm và nay họ đang nói chuyện phải quấy với một chế độ thực chất là hung đồ đã kê súng vào đầu họ.

Vì Hoa Kỳ đang bận chuyện khác!

Mười năm trước, cả thế giới nói đến cách mạng dân chủ muôn màu. Làn sóng cách mạng đó đã bị đẩy lui. Suốt năm nay, người ta cũng ngợi ca mùa Xuân Á Rập và làn sóng dân chủ trong thế giới Hồi giáo. Với một đống dùi trống ngổn ngang trong một năm tranh cử tại Hoa Kỳ, người ta nên hoài nghi khả năng hay ý chí thúc đẩy của nước Mỹ. Những gì đang xảy ra tại Egypt và Libya - chưa nói đến Syria hay Iran - khiến ta chẳng nên lạc quan, dù là vào một đầu năm mới.

Dân chủ hay không là chuyện của người dân ở tại chỗ, chứ không thuộc trách nhiệm của lãnh đạo hay cử tri Mỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.