Hôm nay,  

Khóc Thi Đua… Hay “Đời Đời Nhớ Ông”

23/12/201100:00:00(Xem: 14990)
Khóc Thi Đua… Hay “Đời Đời Nhớ Ông”

kim_jong_il_dead_py-large-contentKim Chính Nhật.

Trần Văn Giang

“…Thương cha thương mẹ thương chồng
Thương mình thương một thương ông thương mười…”)
(Tố Hữu khóc Stalin trong bài "Đời Đời Nhớ Ông!")
Lại một lần nữa, nhân cái chết của Kim Chính Nhật qua các “video” được ghi lại, chúng ta thấy rõ hơn cái mà csvn vẫn gọi là “định hướng xã hội chủ nghĩa…” Thật là một cái chết có nhiều kẻ khóc, nhiều người cười – Một bi hài kịch thời sự “tự biên tự diễn.”
Những vở kịch khóc “Lãnh tụ vĩ đại” (Great Leader), “Lãnh tụ kính yêu” (Dear Leader) “Cha già dân tộc…” nhìn quá lố bịch của dân Bắc Hàn làm cả thế giới phải một lần nữa phì cười: Dân chúng gồm cả 2-3 thế hệ cầm tay nhau, đàn ông đàn bà trẻ con sơ sinh…, đứng thành tập thể lớn có hàng ngũ rồi khóc vật vã, ngả nghiêng kêu gào, đập tay đập chân đập đầu đập mông trông có vẻ đau đớn mà không biết họ có khóc thật không vì không thấy nước mắt?! (có lẽ có công an đứng đâu đó “chỉ đạo” bài bản “khóc thi đua” này?!) Trong đám tang thật thường ngày của người có bố mẹ đẻ qua đời, chúng ta cũng không thấy họ khóc đến tức tưởi như vậy. Mà quang cảnh khóc này đâu có gì mới lạ (!) Cộng sản ở đâu thì cũng thế thôi. Quý vị cứ tìm đọc lại bài "Đời Đời Nhớ Ông" mà thi sĩ nâng bi thượng đẳng Tố Hữu nhà ta đã khóc tên đồ tể Stalin chết thì rõ: Cũng lại là một bài bản thô kệch diễn đi diễn lại – Dejà-vu.
Tôi đã xem cái “video clip” đám tang HCM năm 1969 thì cũng y chang, có gì khác hơn là cái chết của Kim Chính Nhật: Phạm Văn Đồng vẩu hai tay ôm mặt khóc nức nở như cha mới chết; Lê Duẩn tay trái cầm điếu văn đọc chữ mất chữ còn, tay phải cầm khăn không kịp lau nước mắt trào ra; các em nhi đồng quàng khăn đỏ đứng thành hàng khóc ngất xỉu lên ngất xỉu xuống; mấy bà nông dân răng đen khóc vật vã… như trâu chết… Đó là đặc thù văn hóa “Xã hội chủ nghĩa!” (Các lãnh tụ cs ôm hôn nhau thắm thiết trước máy ảnh của thông tín viên quốc tế cũng thối y như vậy!) Thiệt tình!
Riêng tôi, tôi không cười nổi vì tôi thấy thương hại cho con người bất hạnh phải sống dưới bóng tối của chế độ cs. Họ bị bịt mắt, bị bịt tai, bị tẩy não đến tậm xương tận tủy; không biết chính cái “xác” mà họ đang thương khóc nức nở đã từng là “con người (?)” gieo bao nhiêu tang thương lầm than cho đất nước, làng xóm và chính bản thân họ và gia đình họ… Chính cái “xác” ngay đơ này lúc còn sống thở, vì chủ nghĩa cs quốc tế, đã “giải phóng” bao nhiêu sinh mạng là cha, chồng, con, chú, bác, thân nhân của họ mà họ không có dịp chôn cất cho yên mồ yên mả… Họ không khóc được một giọt nước mắt thật tình… chỉ vì chủ thuyết cs đã biến họ thành những con người “vô cảm” sẵn sàng đổ những giọt nước mắt thi đua vô nghĩa, nghịch lý, trơ trẽn, tội nghiệp….
Chẳng hạn, Học giả Phạm Quỳnh đã bị cán bộ Việt Minh, một mặt trận ngoại vi của đảng Cộng Sản Đông Dương, cắt tiết rồi vùi xác sơ xài phi tang năm 1945 chỉ vì HCM và CSVN triệt để thi hành chủ trương giết tiềm lực người quốc gia, ngầm thủ tiêu rất nhiều thanh niên sinh viên hoạt động chính trị, đã giết hầu hết những nhân tài không đi theo đường lối của họ ngay sau cs “cướp” được chính quyền (1945). Ậy! Thế mà ông con trai yêu quý của Học giả Phạm Quỳnh là tên Phạm Tuyên trơ tráo đã viết một bài hát “bất hủ,” sáng tác một “tác phẩm lớn để mừng ngày chiến thắng (?) 30/4/1975:” “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng.” Tên con trai vô tình mau quên này được “Chủ tich Hội đồng Nhà nước” Trường Chinh đích thân ký giấy tặng huân chương ghi nhận những công lao đóng góp một “thành tích xuất sắc trong việc sáng tác bài hát” rất thối này… Nhìn sự kiện, hiện tượng “Phạm Tuyên” thì chúng ta suy luận ra sự tẩy não của cs thành công đến mức độ nào rồi?!

Chế độ cs chưa xụp đổ hoàn toàn thì những nghịch lý tương tự như vậy sẽ còn tái diễn dài dài… dài dài…
Có một bác phó thường dân đã phải buột miệng so sánh:
“Chế độ nhà Kim của Bắc Hàn tiến bộ hơn chế độ XHCN của Việt Nam: Khóc thổn thức, khóc ai oán được 1 ký gạo. Khóc thê lương, khóc oán than thì 2 ký gạo. Khóc tức tưởi, khóc tủi hờn 5 ký gạo. Khóc đau thương, khóc đớn đau 10 ký gạo. Hồi “bác Hồ” chết, dân khóc than, đến viếng lăng cũng chỉ được phát có một ổ bánh mì chó gặm phải gẫy răng!”
Bây giờ hãy nhìn lại hình ảnh Kim Chính Nhật lúc còn sống; một hình ảnh mà báo chí tây phương không ngớt chế diễu. Anh củ cải Kim chi này vì hơi thiếu thước tấc (chỉ cao có 5ft2) cho nên luôn luôn phải mang giầy đế cao (“elevated shoes”). Anh ta không bao giờ xuất hiện trước công chúng mà thiếu cái kiếng mát phụ nữ và mái tóc xù sơ xác như người uống Viagra quá ‘đô,” hay mới bước ra từ một màn đánh ghen… Nhiều người khó tính nói là anh ta nhìn giống như “một mụ lesbian đang giận dữ” (one angry lesbian?! OMG!) 
Chỉ trong vòng vài năm sau khi củ cải Kim Chính Nhật “kính yêu” lên nắm chính quyền thay thế anh bố “vĩ đại” Kim Nhật Thành bất ngờ ngỏm củ tỏi (1994) thì Bắc Hàn trải qua 3 năm đói liên tiếp làm cho gần 2 triệu dân Bắc Hàn bị xóa sổ vì chết đói. Trong 17 năm trị vì, đ/c Kim Chính Nhật thanh trừng 80 viên chức cao cấp của chính quyền và đảng cs cầm quyền trong đó có cả anh rể và vài thân nhân của hắn. Bởi vì họ dám lên tiếng phản đối hay tỏ thái độ thiếu phục tùng… Tự nhiên họ biến mất không để lại dấu vết gì cả!? Tài thật!
Ngày hôm nay, ngay lúc đ/c kính yêu Kim Chính Nhật hui nhị tì, Bắc Hàn vẫn còn là một quốc gia nghèo và đói thê thảm. Vệ tinh viễn thông của Tây phương từ trên không gian nhìn xuống thấy Bắc Hàn vào ban đêm là một mảng gì đó đen thui (chỉ có lác đác vài cơ sở quân sự là có điện). Người dân đen hoàn toàn không có các phương tiện tối thiểu như “computer,” “internet,” điện thoại, tủ lạnh, lò ga, nhật báo… Truyền hình thì chỉ những gia đình bề thế có liên hệ đến chính quyền cs mới có; và họ khỏi mất công đổi đài chi cho mệt vì “nhà nước” chỉ có một hệ thống phát hình duy nhất, 1 “channel” duy nhất (và dĩ nhiên chỉ có các chương trình tuyên truyền chính sách của chính phủ).
Vào tháng Sáu năm 2009, đ/c Kim Chính Nhật chính thức chỉ định đứa con trai út là Kim Chính Vân (Kim Jong-un), thằng em vừa mới hết tuổi dậy thì ăn no ngũ kỹ (26 tuổi), làm người kế vị (Great Successor). Không ai biết tên Thái tử này là người thế nào? Chỉ biết hắn hơi xấu trai (giống Bố) nhìn béo phị, và tướng tá hơi đần độn! Bây giờ hắn nghiễm nhiên là “chủ tịt” nhà nước Bắc Hàn và nguy hiểm nhất là hắn có quyền sờ vào cái nút phóng phi đạn nguyên tử của Bắc Hàn mới dễ khóc?
Bi giờ đại thi sĩ Tố Hữu đã bán muối rồi… Nước ta chưa có thi sĩ nhân tài thứ hai có cùng khả năng nâng bi như thi sĩ “đời đời nhớ ông” này; Thôi thì tạm thời phải tôi thay mặt cho “Nhà nước” CHXHCNVN chế một bài thơ nhái thật “lịch sự” để khóc đ/c Kim Chính Nhật Thành như sau:
“… Kim đi bỏ lại con đường
Bờ xa cỏ dại vô thường nhớ Kim
Kim đi... Kim đi
Kim đi bỏ lại dặm trường
Ngàn dâu cô quạnh, muôn trùng nhớ thêm...”
(“Đòi đời nhớ Kim”)
Hết ý kiến!!!
Trần Văn Giang
12/22/2011

Ý kiến bạn đọc
18/01/201610:36:55
Khách
Tôi muốn góp phần phê phán Tố Hữu bằng một bài thơ: Xưa và nay
(Đối thoại cùng Tố Hữu)

Thuở xưa thơ thương xót phận đời,
Nên để cho đời tí thơ rơi.
Vì đời u ẩn, thơ lên tiếng,
Để nỗi lòng thơ, nặng nỗi đời.

Thuở nay thơ thương, thơ nhớ ai ?
Hay thương chủ nghĩa* không tương lai.
Đời còn u ẩn, thơ** im tiếng,
Mặc biết bao đời chịu đắng cay.

*Chủ nghĩa Xã hội khoa học.
**Thơ ở đây là thơ Tố Hữu và thơ những người như Tố Hữu, chuyên làm những bài thơ ca tụng ...
24/12/201114:36:21
Khách
Khi Kim Chánh Nhật ( lùn ) vừa xuống Âm Ty Địa Phủ liền gặp ngay gã Kha Đạt Phi ( Kaddhafi ) cố bạo chúa của xứ Lybia . Gã Kim Chi chưa kịp tay bắt mặt mừng , thì bị gã Kha Đạt Phi lườm lườm phang cho một câu :
- Sao khi ông vừa ngỏm củ tì thì dân khóc còn hơn cha chết mẹ chết nữa . Còn khi tui chết ông thấy đó , dân lại cười hả hê khoái trá . Cha nầy may mắn ghê !
Gã Kim Chi lùn cười buồn trả lời móc họng :
- Bọn đó có thương tiếc gì tui đâu ông ơi ! Bọn chúng khóc lóc là tại ấm ức vì tui hổng bị chết thảm như ông đó !
23/12/201105:11:22
Khách
Hay , hay ghe. Thank you
23/12/201116:22:04
Khách
Hay nhưng mà hơi cao siêu về Phật pháp nên hơi khó hiểu cho tui, cho tui làm bài mới theo kiểu "bút rè":
Kim đi, Chính Nhật, Kim đi,
Kim đi, Kim để cái quần "xì" lại cho dân.
(cái quần xì lủng một lổ tổ bố cho dân Bắc Hàn)
hay hông???
23/12/201115:38:09
Khách
Không hiểu mấy anh cán ngố nghỉ gì khi nhìn dân củ cải khóc anh lùn Kim chủ tịch ...??? và nhớ hồi xưa mình cũng có lần làm trò hề như vậy khi anh "dân chơi chạy" Hồ chủ tịch đi bán muối! Sao thấy hài hước quá nhỉ?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.