Hôm nay,  

Siêu Ủy Ban Với Siêu Thất Bại

29/11/201100:00:00(Xem: 11499)

Siêu Ủy Ban Với Siêu Thất Bại

Vũ Linh

...Không làm gì thì không được, mà muốn làm gì thì cũng chẳng thể làm được...

Sau cả tháng trời tranh cãi về vấn đề tăng mức trần của nợ công, Đầu tháng Tám vừa qua,TT Obama và Quốc hội đã đi đến thỏa hiệp, trong đó có một điều khoản được coi là cực kỳ quan trọng. Trần nợ được tăng, nhưng với điều kiện là quốc hội sẽ thành lập một thứ “siêu ủy ban” lưỡng đảng, gồm 12 vị dân cử của cả Dân Chủ và Cộng Hoà từ Thượng Viện và Hạ Viện, để cùng làm việc và đưa ra được một chương trình cắt giảm thâm thủng ngân sách.

Trong bài viết về vấn đề này, tác giả lúc đó có nhận định mọi việc sẽ tùy thuộc vào cuộc tranh cãi giữa hai chính đảng, và kết luận “…có nhiều hy vọng các vị dân cử Dân Chủ cũng như Cộng Hòa, sẽ coi chuyện tái đắc cử quan trọng hơn là chuyện cứu nguy kinh tế Mỹ”.

Đúng như tiên đoán, siêu ủy ban đó đã hoàn toàn thất bại, không có được một thỏa thuận nào tính đến ngày Thứ Năm vừa qua, là hạn kỳ đã đặt ra trước đây và ghi thành luật.

Không cần là thầy bói giỏi cũng thấy được những khó khăn thực tế của giải pháp có tính vừa bán cái qua quốc hội, vừa câu giờ của chính quyền của TT Obama.

Trên căn bản, chỉ có hai cách để cắt giảm thâm thủng ngân sách: cắt chi tiêu và tăng thu nhập.

Cắt chi tiêu là mục tiêu của Cộng Hoà mà Dân Chủ cực lực phản đối. Vì cắt chi tiêu là cắt bỏ những chương trình phần lớn liên quan đến các vấn đề an sinh xã hội. Lý luận của Cộng Hoà là các chương trình vĩ đại của TT Obama, cũng như những chương trình an sinh xã hội đã đi quá khả năng tài chánh của nước Mỹ. Các chương trình tiền già, tiền thuốc đều bị đe dọa phá sản, để rồi đến đời con chúng ta sẽ không còn được bao nhiêu nữa. Cần phải có kế hoạch cải tổ quy mô, thắng bớt lại những trợ cấp đó. Chẳng hạn như chương trình tiền hưu trí, hoặc là phải giảm bớt, hoặc là phải tăng mức đóng góp, hoặc phải tăng tuổi về hưu.

Hay chẳng hạn như những chương trình bảo hiểm y tế Medicare và Medicaid, phải có cách giới hạn phần chi của Nhà Nước, nhất là khi chương trình cải tổ y tế của TT Obama sẽ tốn cả chục ngàn tỷ trong thập niên tới. Chẳng những cần cắt giảm trợ cấp mà còn hủy bỏ những chương trình chi tiêu chưa cần thiết, hoặc có hại như tiền thất nghiệp, càng trả thì thiên hạ càng ỷ lại và ngồi ỳ ở nhà ăn lương thất nghiệp, hoặc phí phạm vô lý hay vì phe cánh kiểu như cho công ty làm mấy tấm phản thu năng lượng từ mặt trời Solyndra mượn nửa tỷ đô trong một dự án hết sức phiêu lưu trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay. Do đó, phải cắt chi tiêu.

Lý luận của Dân Chủ là tất cả những chi tiêu đều cần thiết, nhất là để phục hồi kinh tế. Và cách chữa bệnh là tăng thuế, đặc biệt là tăng thuế nhà giàu, để bù đắp thâm thủng và có tiền xài tiếp. Theo đảng Dân Chủ, những nhà giàu ở Mỹ chưa đóng góp đủ vào nền kinh tế quốc gia, nếu có phải đóng thuế thêm nữa thì cũng chỉ là chuyện muỗi đốt gỗ, vẫn còn dư dả sống mãn đời, trong khi các trợ cấp an sinh cho người nghèo còn quá ít, nhất là bây giờ khi còn quá nhiều người thất nghiệp, phải trông chờ vào Nhà Nước. Do đó, phải tăng thuế để tiếp tục tiêu xài.

Các vị dân cử Dân Chủ không nghĩ đến chuyện chỉ trong ba năm dưới trào Obama, công nợ của Mỹ đã tăng 4.400 tỷ, đưa mức công nợ lên đến trên 15.000 tỷ hiện nay. TT Bush, là người bị ứng viên tổng thống Obama gọi là vô trách nhiệm vì tiêu xài vung vít, đã phải mất tám năm mới tăng mức nợ lên được 5.000 tỷ.

Cộng Hòa cho rằng tăng thuế nhà giàu khi mà 1% khối người giàu nhất đã đóng tới 40% thuế của cả nước, sẽ chỉ khiến họ không mở doanh nghiệp, không thuê thêm nhân công, và duy trì tình trạng kinh tế èo uột, thất nghiệp tràn lan.

Hơn vậy nữa, cái nguyên lý của chuyện tăng thuế cũng không ổn. Các chính trị gia vung tiền xài loạn, rồi đè những người gọi là “nhà giàu” để bắt họ trả. Làm như thể các nhà giàu này đều làm giàu bằng cách đi ăn cướp cho nên bây giờ Nhà Nước và những người gọi là “nghèo” phải đi ăn cướp lại cho huề vậy. Chính cái lý -hay nói cho đúng hơn, cái vô lý - này cũng hiến cho phong trào Chiếm Phố Wall (Occupy Wall Street) hầu như xì hơi, chỉ còn thu hút được một thiểu số có vẻ cuồng tín, trước sự thờ ơ của đại đa số dân Mỹ.

Dân Mỹ cũng không ngây thơ đến độ không nhìn thấy những tay tổ đứng sau hò hét hậu thuẫn cho phong trào OWS cũng là những tỷ phú triệu phú luôn, như Michael Moore và George Soros, chỉ muốn lợi dụng nhóm OWS vì quyền lợi cá nhân. Ông Moore ban ngày ra đường hò hét ủng hộ những người cắm lều ngủ trong công viên Nữu Ước, ban tối về lại căn nhà đáng giá vài triệu ở ngoại ô Hoa thịnh Đốn để ngủ, ấm hơn nhiều. Ngay cả một số lớn các vị dân cử Dân Chủ ủng hộ OWS cũng là triệu phú chỉ muốn kiếm phiếu trong mùa tranh cử thôi. Một thăm dò mới đây cho thấy một phần ba các vị dân biểu và thượng nghị sĩ cũng thuộc thành phần 1% mà phong trào OWS đang chống đối mạnh.

Dù sao thì cuộc tranh cãi với những lý luận cổ điển mọi người đều biết vẫn tiếp diễn mà không ai có giải pháp dung hòa được.

Trên nguyên tắc, qua cuộc tranh cãi trong nội bộ siêu ủy ban, Cộng Hòa đã đồng ý tăng thuế, và Dân Chủ cũng đồng ý cắt giảm trợ cấp. Nhưng chỉ là đồng ý nguyên tắc để lấy tiếng, rồi khi vào chi tiết và các con số cụ thể thì hết đồng ý, cho nên không có thỏa hiệp gì hết.

Vấn đề cực kỳ phức tạp, vì đi vào nền tảng triết lý cơ bản của hai khối bảo thủ và cấp tiến. Những nhà học giả uyên bác nhất hay kinh tế gia với cả túi giải Nobel cũng không dung hòa được lập trường khác biệt giữa hai khối.

Nhìn vào vấn đề, người ta thấy bế tắc là điều hiển nhiên khi cả hai bên đều không bên nào dám nhượng bộ bên kia vì sợ sẽ mất phiếu trong mùa tranh cử năm tới. Cộng Hoà không dám tăng thuế vì sợ Phong Trào Tea Party phản ứng. Dân Chủ không dám đụng đến các khoản chi tiêu vì cái lý giản dị là khi quà cáp đã được tặng rồi thì không thể lấy lại được nữa, cắt trợ cấp bảo đảm sẽ mất hậu thuẫn của những người đang lãnh trợ cấp ngay.

Điều đáng nói là cái khoản cắt giảm thật ra rất nhỏ, chỉ là 1.200 tỷ trong mười năm tới, so với ngân sách chi tiêu tổng cộng là hơn 44.000 tỷ trong mười năm tới, tức là chưa tới 3%. Vậy mà cũng không thoả thuận được. Dù sao thì đối với các vị dân cử của cả hai bên, cái ghế của họ vẫn là chuyện sinh tử. Thất cử, mất job là mất hết.

Vấn đề bây giờ là siêu ủy ban đã thất bại, chuyện gì sẽ xẩy ra?

Theo luật do quốc hội biểu quyết khi chấp nhận cho tăng nợ trần, thì nếu siêu ủy ban không đạt thỏa thuận để có thể cắt tối thiểu 1.200 tỷ trước ngày Lễ Tạ Ơn, thì ngân sách sẽ tự động bị cắt giảm 1.200 tỷ kể từ tháng Giêng năm 2013, cùng lúc với nhiệm kỳ mới của tổng thống.

Luật không ghi rõ tiết mục nào trong ngân sách sẽ bị cắt, nhưng các chuyên gia có thể thấy trợ cấp an sinh như tiền già và tiền bảo hiểm y tế Medicare và Medicaid sẽ không thể cắt được vì không ai dám đụng đến. Do đó, sẽ chỉ có thể cắt chi tiêu quốc phòng vào khoảng 600 tỷ, và các chi tiêu về canh nông, giáo dục, môi sinh, v.v…

Một vài vị dân cử Dân Chủ đã đưa ra ý kiến thay đổi luật, bỏ cái chuyện tự động cắt giẳm. Nhưng TT Obama đã mau mắn bác bỏ ngay ý kiến này. Dĩ nhiên, TT Obama không ngây ngô đến độ chấp nhận thay đổi luật để khỏi cắt giảm thâm thủng ngân sách. Quyết định kiểu này bảo đảm sẽ bị phe Cộng Hòa khai thác làm vũ khí tranh cử. Bây giờ đây, TT Obama đã có quá nhiều rắc rối, đâu cần thêm chuyện nhức đầu nữa.

Thái độ thích đáng nhất của TT Obama là cứ để mọi chuyện đi vào bế tắc như vậy, để có cớ đổ thừa Cộng Hoà phá hoại, không có thiện chí tìm giải pháp. Với bộ máy công quyền hùng hậu cũng như sự hỗ trợ gần như tuyệt đối của truyền thông dòng chính, TT Obama và phe Dân Chủ sẽ vẽ lên bức tranh của một đảng Cộng Hòa đối lập phá hoại, và thế nào cũng được một phần hậu thuẫn quan trọng trong quần chúng.

Theo các thăm dò dư luận mới nhất, 44% dân Mỹ đồng ý thất bại là lỗi của Cộng Hòa, trong khi 38% cho là đó là lỗi của Dân Chủ.

Nhưng mọi việc sẽ không yên ổn như vậy.

Nếu không có biện pháp gì, khá nhiều chuyện tệ hại có thể xẩy ra từ giờ đến ngày bầu cử, và khó ai đoán trước được hậu quả sẽ như thế nào.

Trước hết là với mức nợ tăng vùn vụt như hiện nay, thâm thủng sẽ ngày một trầm trọng hơn. Kinh tế có thể sẽ suy thoái mạnh hơn nữa, đưa đến thất nghiệp tăng thêm nữa. Thị trường chứng khoán sẽ rớt mạnh nữa. Hai ngày trước khi siêu ủy ban chính thức tuyên bố thất bại, chỉ số Dow Jones đã rớt hơn 500 điểm. Rồi tiếp đến là viễn tượng các cơ quan thẩm định tín dụng sẽ có thể hạ điểm tín dụng của Mỹ thêm một mức. Kết quả là lãi suất trên công nợ của Nhà Nước Mỹ sẽ tăng vọt, kéo theo việc gia tăng lãi suất toàn diện, kinh tế đã khó khăn sẽ khó khăn hơn nữa.

Trên phương diện chính trị, cả hai bên sẽ tiếp tục tranh cãi, và dĩ nhiên tiếp tục đổ thừa lẫn nhau, không bên nào chịu nhận trách nhiệm hết. Chính trường sẽ như chợ cá. Đại đoàn kết dân tộc cũng như thay đổi mà ứng viên Obama đã hứa vẫn chỉ là một hình ảnh lờ mờ cuối đường hầm.

Trước một viễn ảnh đen tối như vậy mà TT Obama bình chân như vại lo tranh cử thì dân Mỹ cũng sẽ khó mà thông cảm cho tổng thống, để rồi tín nhiệm ông thêm một nhiệm kỳ nữa.

Nói nôm na ra, TT Obama đang trong cái thế tiến thoái lưỡng nan. Không làm gì thì không được, mà muốn làm gì thì cũng chẳng thể làm được gì. Trong một cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình mới đây, nhà báo Jack Tapper của CBS công khai hỏi TT Obama có dám cắt các tài trợ an sinh không thì TT Obama đã bắt buộc phải trả lời kiểu lửng lơ con cá vàng, chẳng có gì rõ ràng mặc dù câu hỏi rất rõ ràng, đưa đến tình trạng trả lời theo kiểu ai muốn hiểu sao cũng được. Loại trả lời này bây giờ thì còn được vì chưa ai để ý đến, nhưng vào cao điểm mùa tranh cử, mùa hè năm tới, thì chắc chắn sẽ không còn được cử tri chấp nhận nữa.

Đây là cái thế mà phe Cộng Hòa cố tình cài ông vào, đưa đến hình ảnh một tổng thống hoàn toàn thụ động vì không có khả năng, không biết phải làm gì. Còn chờ đợi gì nữa mà không chấp nhận về quê câu cá? (27-11-11)

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng mỗi Thứ Ba trên Việt Báo.

Ý kiến bạn đọc
01/12/201121:05:15
Khách
Ông """"" nhân """"" nói:" Ông đúng một điều là cái Cabinet (chứa sữa bò) của Bush (con) quá tệ, chỉ thấy không cao hơn ngọn cỏ thì làm sao có được sách lược hậu chiến (thế mà tôi đã bầu cho ông ta hai nhiệm kỳ, vì dầu sao cũng khá hơn cái đám DC khi đó )."

Tôi không biết ông đọc tiếng Mỹ được không? Ông thì ngáo ngáo và tưng tửng khi người khác viết là họ có bằng chứng chứ không như Vu Linh PHỊA RA và ông tin như sấm.

Ông bầu Bush con 2 lần là đúng rồi nên ông mới bị Bush con gạt ông. Ông có biết Bush con có tỉ lệ ủng hộ thấp nhất trong lịch sử Mỹ không?

Reuters poll, Bush received a lower approval rating of 24%, the lowest point of his presidency.

Và ông bầu cho Bush con cũng bằng thừa, bởi vì cái phiếu của ông không được đếm. Tối Cao Pháp Viện bầu. Bush con thua PTT Al Gore 543,895 phiếu. Ông muốn rõ hơn ông vào xem 3 cái links này, nếu ông đọc không hiểu thì ông hỏi sư phụ của ông là Vu Linh có đúng không? Dài quá tôi không thể viết ra cho ông được và ông sẽ hiểu Bush con " set up " chiến tranh như thế nào.

Khi ông đoc rồi, từ này về sau ông đừng tự cho mình là ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ CỦA LOÀI NGƯỜI nữa nhé.

Ông không biết search ở Google nên tôi biết trình độ của ông như thế nào rồi.

1. http://en.wikipedia.org/wiki/George_W._Bush

2. http://abcnews.go.com/Blotter/brian-ross-investigates-countdown-911/story?id=14191671#.Ttfir7LiNks

3. http://www.youtube.com/watch?playnext=1&index=0&feature=PlayList&v=LwayjX4ipFc&list=PLB3DB324CD92F3B03

Ông đừng nói tôi là ông không biết mở cái link này nhen. Ông Copy nó rồi sau đó Paste vào cái web nhé.
30/11/201123:23:59
Khách
Uy tín Obama, khoảng 42% tới 45%, càng xuống thấp thì uy tín đảng Cong hoa lãnh đạo ở Quoc hoi càng xuống thấp nhất trong lịch sử Mỹ là 9%. Đảng Cong san lúc nào cũng đòi bớt thue cho nhà giàu, nhưng Obama muốn bớt thuế thêm 3.1% cho dân Mỹ, và điều này đã bị đảng Cong hoa tuyên bố là không được.

Mỹ thật sự là chỉ nợ khoảng 10,000 ti, nhưng đảng Cong san sửa luật bớt thuế thêm cho nhà giàu 2000 ti trong 10 năm qua, thành ra nợ 12,000 ti nhưng Mỹ không có tiền thay vì thâu thêm tiền thuế của nhà giàu nay phải vay mượn của Tàu thêm 2000 ti để đưa cho nhà giàu thành ra Mỹ nợ 14,000 ti. Trả tiền thất nghiệp cho dân do Bush con tạo ra thành ra nợ 15,000 tỉ

Đảng Cong san lúc nào cũng nói bớt thuế cho nhà giàu để tạo thêm jobs, không có tiền mà vay tiền đưa cho nhà giàu xài, có nghĩa là đảng Cong san xài tiền quá đáng, bớt thuế để tạo thêm jobs, " where is jobs " không có tạo jobs gì cả, nếu tạo thêm job tại sao thất nghiệp đến 9% hay 10%, chắc chắn Mỹ sẽ bị thêm khủng hoảng một lần nữa do bớt thuế nhà giàu, nhưng bác Hồ chi Minh Vu Linh hoàn toàn ca ngợi. Bac Ho Vu Linh đưa tin toàn là cũ que cũ quét, viết bài này cách đây 2 tuần mọi người ai cũng biết cả, và COPY cái chữ " Siêu Ủy Ban Với Siêu Thất Bại " y chan như tin tức Mỹ, nhưng ráng phịa thêm, trình độ bác Hồ Vu Linh quá thấp kém để viết bình luận và tin tức.
30/11/201123:23:04
Khách
To James, ông có bài bác Mỹ cũng vừa vừa thôi chứ, làm gì mà CIA biết mà cứ để xẩy ra chuyện 9/11, còn dân Do Thái làm ở WT đã ở nhà ngày đó(?), bây giờ tôi mới nghe ông nói, nếu đúng vậy mà CIA không có question và dân Mỹ nín khe, thật là chuyện lạ. Ông đúng một điều là cái Cabinet (chứa sữa bò) của Bush (con) quá tệ, chỉ thấy không cao hơn ngọn cỏ thì làm sao có được sách lược hậu chiến (thế mà tôi đã bầu cho ông ta hai nhiệm kỳ, vì dầu sao cũng khá hơn cái đám DC khi đó ).
30/11/201117:15:53
Khách
Thấy chiến tranh Việt nam là chúng ta hiểu rồi, chiến tranh Việt nam kết thúc năm 1975, và mãi tới 20 năm sau 1995 Mỹ mới khôi phục kinh tế. Bush con "set up" chiến tranh. Làm gì mà toà nhà World Trade sập mà CIA Mỹ không hề hay biết, trong khi ngày September 11, 2001 tất cả người Do Thái làm ở World Trade không đi làm. Họ biết trước chẳng lẽ CIA không biết.

Bush con ủng hộ khủng bố và nuôi bin Laden, chứ làm sao không biết bin Laden ở đâu, khi bin Laden chết Bush con phải khóc và nuối tiếc. Thậm chí khi Obama lên làm TT, Dick Cheney còn khoét lát trên CNN khi được phỏng vấn bởi John King, Dick Cheney nói rằng dưới sự lãnh đạo của Obama nước Mỹ kém an toàn, nhưng khoảng vài tháng sau đó Obama đã giết được bin Laden và sau đó Dick Cheney còn khoát lác nữa là nói Obama phải cám ơn chính quyến của Bush khi giết được bin Laden. Thật sự bin Laden ở cái nhà đó 6 năm rồi.

Càng nói khoét lác bao nhiêu bây giờ dân Mỹ chẳng ai thèm nghe cả, nói càng nhiều để khoe khoang cuốn sách mới phát hành cách đây vài tháng, và đã bị Ngoai trưởng Collin Powell nói rằng Mỹ đánh Iraq nhưng chẳng có một kế hoạch bình định nào cả sau khi chiếm Iraq.
29/11/201122:04:39
Khách
TT Obama đang trên đà truột dốc 120mil/hr. nhưng DC không thể đưa người khác ra thế, đó là một lợi điểm cho CH. Nhưng, lại nhưng, cho đến giờ này những con gà của CH chỉ là đui què sức mẻ, McCain đã tệ, đám này còn tệ hơn, thiên tài của CH chỉ có thế mà thôi. Có ông người Việt CH nào đó chưa từng hưởng tiền xã hội một lần thì đủ điều kiện để ra tranh cử với Obama.
03/12/201106:03:10
Khách
Ông Vu Linh nói: " Các chính trị gia vung tiền xài loạn, rồi đè những người gọi là “nhà giàu” để bắt họ trả. Làm như thể các nhà giàu này đều làm giàu bằng cách đi ăn cướp cho nên bây giờ Nhà Nước và những người gọi là “nghèo” phải đi ăn cướp lại cho huề vậy . Chính cái lý -hay nói cho đúng hơn, cái vô lý - này cũng hiến cho phong trào Chiếm Phố Wall (Occupy Wall Street) hầu như xì hơi, chỉ còn thu hút được một thiểu số có vẻ cuồng tín, trước sự thờ ơ của đại đa số dân Mỹ.

Ông Vu Linh đã COPY những lời của "Chris Moody" dạy đang Công hoà phải nói như thế nào với Occupy Wall Street.


1. Don't say 'capitalism.'

"I'm trying to get that word removed and we're replacing it with either 'economic freedom' or 'free market,' " Luntz said. "The public . . . still prefers capitalism to socialism, but they think capitalism is immoral. And if we're seen as defenders of quote, Wall Street, end quote, we've got a problem."

2. Don't say that the government 'taxes the rich.' Instead, tell them that the government 'takes from the rich.'

"If you talk about raising taxes on the rich," the public responds favorably, Luntz cautioned. But "if you talk about government taking the money from hardworking Americans, the public says no. Taxing, the public will say yes."

3. Republicans should forget about winning the battle over the 'middle class.' Call them 'hardworking taxpayers.'


"They cannot win if the fight is on hardworking taxpayers. We can say we defend the 'middle class' and the public will say, I'm not sure about that. But defending 'hardworking taxpayers' and Republicans have the advantage."

4. Don't talk about 'jobs.' Talk about 'careers.'

"Everyone in this room talks about 'jobs,'" Luntz said. "Watch this."

He then asked everyone to raise their hand if they want a "job." Few hands went up. Then he asked who wants a "career." Almost every hand was raised.

"So why are we talking about jobs?"

5. Don't say 'government spending.' Call it 'waste.'

"It's not about 'government spending.' It's about 'waste.' That's what makes people angry."
02/12/201119:24:18
Khách
Bài viết nào của Ông Vũ Linh hầu như đều bị dị ứng... với Đảng Dân Chủ
02/12/201118:24:28
Khách
Amnesty International Under Fire for Demanding Bush’s Arrest During Trip to Africa.

Hội Ân Xá Quốc Tế đòi bắt tên tội phạm chiến tranh Bush con.

1. http://www.texasinsider.org/?p=56291

Tập đoàn dầu lửa của dòng họ Bush là Enron, một tay "set up" cho nổ tung tầng lầu 7 tầng cùng World Trade Center để THỦ TIÊU bằng chứng của ENRON.

2. http://www.cnbc.com/id/45499018
29/11/201110:52:54
Khách
Các chính trị gia Mỹ có dám thực hành cách hoán chuyển trợ cấp từ giới này sang giới khác và sau đó sẽ tuỳ cơ ứng biến chăng ?!

Cách nay khoảng 5 năm, chính phủ Đức cắt giảm tiền trợ cấp cho người già và dùng số tiền cắt giảm đó tăng thêm chi phí phục vụ cho giới nhi đồng thiếu niên -là những trẻ em chưa thể có lá phiếu bầu cử.

Cắt giảm trợ cấp giới già để có thêm tài chánh phục vụ cho giới tuổi thơ là 1 cách hoán chuyển tài chánh êm ả, và là việc đầu tư khá tinh khôn với nhiều nhiều lợi ích trong mai hậu; Chưa kể số tài chánh dư dôi dùng cho nhiều việc khác. Ví dụ, cắt giảm 10% trợ cấp cho người già nhưng chỉ dùng 7% trong số 10% ấy tăng thêm tài trợ cho giới trẻ thì nhà nước Đức có thêm 3% chi dùng cho việc khác.
30/11/201105:05:38
Khách
Nền kinh tế Mỹ đã bị tt Bush khuấy nát bét như tương bần,chỉ có lợi cho đám tài phiệt còn dân trung lưu và lợi tức thấp càng nghèo thêm mà thôi .TT Obama không phải là ông thánh mà có thể vực dậy nền kinh tế Mỹ khi mới có ba năm lãnh đạo mà còn bị thêm đảng CH buộc tay trói chân nữa .Tôi thấy tac giả VL có nhiều bài quá chủ quan ,chỉ biết chỉ trích TT Obama và bênh vực cho đảng CH .Tôi mong đảng CH sẽ mời VL làm quân sư quạt mo cho đảng nếu không thĩ thật uổng cho VL , một thiên tài kinh bang tế thế của thế kỷ 21 này .
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.