Hôm nay,  

Ngoại trưởng Hina Rabbani Khar: Giai nhân & chính trị

16/08/201100:00:00(Xem: 5692)

Ngoại trưởng Hina Rabbani Khar: Giai nhân & chính trị

hinarabbanikharafp-large-contentNgoại trưởng tuyệt sắc Hina Rabbani Khar.(AFP)

Đinh Yên Thảo

Khi tân nữ Ngoại trưởng Pakistan là Hina Rabbani Khar bước xuống phi trường New Delhi của Ấn Độ hồi tuần qua, giới ký giả Ấn Độ và phương Tây đã quên đi rằng họ đang tường trình về một chính khách Pakistan đang trên đường công du đến Ấn Độ để tìm ra một lộ trình hoà bình giữa hai quốc gia vốn luôn có những xung đột về chính trị và quân sự từ nhiều năm qua. Thay vào đó là hình ảnh và sự nồng nhiệt đón chào như dành cho một nữ minh tinh màn bạc nổi tiếng và diễm lệ đến từ kinh đô điện ảnh Bollywood.

Cả báo chí chính thống hay lá cải tại Ấn Độ đều chạy những hàng chữ lớn trên các trang báo đầu tiên của mình những tít đại loại như “Bom Pakistan hạ cánh”, “Pakistan trình làng tuyệt sắc giai nhân” hay “Một biểu tượng của thời trang” ... ngay sau khi nữ Ngoại trưởng Pakistan là Hina Rabbani Khar lần đầu tiên công du đến New Delhi để hội đàm cùng Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và Ngoại trưởng S.M. Krishna. Giới tài tử và thời trang Bollywood không hề ganh tị, khi chẳng tiếc lời bày tỏ sự ngưỡng mộ với nhan sắc và thời trang “sành điệu” của nữ Ngoại trưởng Pakistan. Và quả thật, khuôn mặt khả ái và sự thanh lịch trong trang phục và trang sức của Hina Rabbani Khar có lý do để giới truyền thông hay các trang mạng xã hội như Twitter, Facebook lên cơn sốt như vậy. Trong trang phục truyền thống màu xanh biển có voan mỏng choàng đầu, cổ mang vòng ngọc trai và tay mang nhẫn kim cương, xách túi Birkin màu đen có giá hàng chục ngàn đô la cho đến mắt kính đen Cavalli và giày nhọn thời trang, Hina xuất hiện tại Ấn Độ trong hình ảnh một ca sĩ hay tài tử nổi tiếng hơn là chính khách. Hơn thế nữa, sự kết hợp trang nhã, kín đáo giữa trang phục và trang sức thời trang đắt tiền này, đã tạo ra sự quý phái, sang trọng cho vị nữ Ngoại trưởng, hơn là sự lộng lẫy, loè loẹt thường thấy trong kỹ nghệ giải trí nói chung. Giới truyền thông phương Tây cũng không ngoài ngoại lệ, khi những tờ báo uy tín như The Wall Street Journal, Economic Times hay CNN đều có những bình luận liên quan đến nhan sắc và thời trang của Hina, trong khi điều quan trọng cần nhắc đến là Hina Rabbani Khar sẽ là một chính khách đóng vai trò quan trọng trong các xung đột khu vực giữa Pakistan với Ấn Độ và Afghanistan, hay là một đồng minh của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống khủng bố hiện nay. Hina Rabbani Khar là ai mà khi vừa xuất hiện trên chính trường thế giới đã thu hút những hàng tít đầy ưu ái, ngưỡng mộ và không kém phần giật gân đến vậy"

Sinh năm 1977, năm nay chỉ vừa 34 tuổi, Hina trở thành vị nữ Ngoại trưởng đầu tiên và trẻ tuổi nhất trong nền chính trị Pakistan. Sinh ra trong một gia đình quyền thế cả về tài chính và chính trị, khi có cha và chú là những thương gia kiêm chính khách tại Pakistan, đường đi ban đầu của Hina dường như nhắm đến con đường thương mại hơn là chính trị. Tốt nghiệp Cử Nhân ngành Khoa học Quản trị tại Viện Đại học quốc gia Pakistan là Lahore University năm 1999, Hina sang Mỹ du học tại Đại học Massachusett và tốt nghiệp Cao Học cũng ngành Quản trị vào năm 2001.

Với sự khởi đầu như vậy, có lẽ nhiệm vụ của Hina được nhắm đến là việc quản trị gia sản to lớn của gia đình, với nhiều đồn điền, trang trại, nhà máy chế biến nông sản thực phẩm... Và chính cô cũng tự mình mở một nhà hàng sang trọng và nổi tiếng tại Lahore, trung tâm văn hoá học thuật của Pakistan, nơi được mệnh danh là “Paris của Phương Đông”. Nhưng tham vọng của người cha có lẽ đặt xa hơn cho cô con gái cưng, khi hướng Hina đi vào con đường chính trị ngay sau khi về nước. Năm 2002, với thế lực và sự vận động từ gia đình, Hina tham gia Đảng Nhân Dân Pakistan (PPP) và đắc cử vào Quốc Hội Pakistan ở tuổi 25, chính thức bước vào con đường chính trị.

Đầy đủ những phẩm chất để đi vào con đường chính trị như trẻ trung, có nền tảng và thế lực gia đình cùng căn bản học vấn, Hina vừa “học việc” và đi theo con đường công danh thênh thang rộng mở. Cô lần lượt leo lên những chức vụ quan trọng trong nội các Pakistan như Thống Đốc Ngân Hàng, Chủ Tịch Ban Kinh Tế Đối Ngoại, Bộ trưởng Kinh Tế và cuối cùng là được đề cử làm Ngoại trưởng hồi tháng 2 năm nay và đã chính thức tuyên thệ trở thành nữ Ngoại trưởng đầu tiên và trẻ nhất của Pakistan hồi trung tuần tháng 7 vừa qua. Có những điểm tương đồng, cùng phong cách quý phái, trí thức của Hina gợi nhớ lại hình ảnh của cố Thủ tướng Pakistan là bà Benazir Bhutto, một chính khách nổi tiếng trên chính trường thế giới và có nhiều cơ hội trở thành Tổng thống Pakistan nếu bà không bị ám sát năm 2007. Sự xuất hiện của Hina như một làn gió mới đem lại hy vọng và lạc quan cho lộ trình tìm kiếm hoà bình của một quốc gia đầy rối rắm như Pakistan.

Là một quốc gia Hồi giáo tại Nam Á, Pakistan có diện tích chỉ xấp xỉ gấp đôi diện tích California nhưng dân số lại đông hàng thứ 6 trên thế giới, với hơn 187 triệu dân, theo số liệu từ CIA World Factbook. Giáp ranh với các quốc gia như Ấn Độ, Iran, Afghanistan và Trung Quốc, Pakistan nằm trong khu vực luôn có những bất ổn về chính trị và xung đột vũ trang.

Từng là thuộc địa và giành được độc lập từ Anh, chỉ riêng Pakistan và Ấn Độ đã có một lịch sử tranh chấp lãnh thổ và sắc tộc lâu đời, với vài cuộc chiến khốc liệt đã xảy ra trong nhiều thập niên qua. Trước áp lực quốc tế cũng như nhằm tránh những xung đột có thể dẫn đến những hủy diệt lớn lao vì cả hai quốc gia này đều là những quốc gia có khả năng về vũ khí nguyên tử, nhưng con đường hoà đàm giữa hai quốc gia này đã thất bại nhiều lần, đặc biệt sau vụ nổ bom khủng bố hàng loạt tại Mumbai do những phiến quân Pakistan gây ra, đã sát hại hàng trăm người.

Mối quan hệ giữa Pakistan-Afghanistan-Hoa Kỳ lại càng phức tạp hơn. Trước vụ khủng bố 911, tổ chức Taliban được Pakistan hậu thuẫn mạnh mẽ trong cuộc chiến chống lại sự chiếm đóng của Nga Sô năm 1979. Taliban lại là tổ chức được nhóm khủng bố Al-Queda và trùm Bin Laden ủng hộ, cung cấp các phiến quân và gây nên các hành động khủng bố, chống lại Hoa Kỳ và khối NATO.

Sau vụ 911, dưới áp lực của Hoa Kỳ và để được nhận hàng chục tỉ đô la viện trợ hàng năm, Pakistan trở thành đồng minh Hoa Kỳ chống lại Taliban và Al-Queda. Tuy nhiên một số báo cáo của những tổ chức quốc tế lại cho rằng Pakistan “chơi những lá bài hai mặt”, khi bề mặt là đồng minh của Hoa Kỳ nhưng sau lưng vẫn tiếp tục ủng hộ những phiến quân Taliban, dù Pakistan phủ nhận chuyện này. Kết luận này dường như có chứng cứ hơn sau khi trùm khủng bố Osama Bin Laden bị phát hiện và hạ thủ ngay trên lãnh thổ Pakistan hồi đầu tháng 5 vừa qua, trong một đặc vụ bí mật mà Hoa Kỳ không hề báo trước cho chính phủ Pakistan. Mối quan hệ đồng minh “nhào lộn” này đang trở nên tệ hại hơn sau khi Washington quyết định tạm ngưng khoản viện trợ 800 triệu đô la cho Pakistan hồi đầu tháng 7 và Pakistan trả đũa lại bằng cách hăm dọa rằng sẽ rút quân khỏi các vùng chiến lược tại vùng biên giới Afghanistan hay ngả về một “đồng minh cơ hội” là Trung Cộng. Đây là một ván cờ khó xử cho cả hai phía vì Pakistan cần viện trợ và ngược lại, Hoa Kỳ cần Pakistan trong cuộc chiến chống lại khủng bố, khi đây là cứ địa và nơi trú ẩn của các tổ chức khủng bố quốc tế.

Trước những mối quan hệ quốc tế chằng chịt và phức tạp như vậy, vai trò của tân Ngoại trưởng trẻ tuổi Hina Rabbani Khar xem ra chẳng dễ dàng chút nào. Nếu Hina dễ dàng chinh phục giới trẻ hay truyền thông bằng phong cách thời trang, sành điệu của mình, thì trên chính trường quốc tế với bom đạn, khủng bố, sách lược chính trị, những cuộc hòa đàm không nhân nhượng ... quả không đơn giản như vậy. Chính người tiền nhiệm của cô bị cách chức sau vụ không nhượng bộ quyền đặc miễn ngoại giao cho một nhân viên CIA trong vụ bắn người tại Pakistan hồi đầu năm. Và công bằng thì cũng không thể mong đợi quá nhiều vào phép lạ qua đêm do Hina mang đến. Nhưng rõ ràng sự trẻ trung và nhan sắc của Hina là một sự khởi đầu và mang lại hy vọng cho một đất nước Pakistan tràn đầy bạo lực. Há chẳng phải giai nhân luôn làm mềm lòng quân vương"

ĐYT

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.