Hôm nay,  

Hãy Để Lịch Sử Phán Xét Tướng Nguyễn Cao Kỳ

28/07/201100:00:00(Xem: 38782)

Hãy Để Lịch Sử Phán Xét Tướng Nguyễn Cao Kỳ; Đề Nghị Rải “Tro Cốt” Tướng Kỳ Xuống Biển Đông

nguyen_cao_ky_17___ly_kien_truc_hacienda_heights_cali_ok-large-contentLý Kiến Trúc phỏng vấn tướng Nguyễn Cao Kỳ lần thứ ba tại nhà riêng ở La Puente, Los Angeles.

Lý Kiến Trúc

(Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí Quận Cam)
Cá nhân tôi không phải là lính không quân, nghĩa là không phải lính dưới quyền tướng Kỳ, tuy nhiên, tôi có điều kiện là một nhà báo để có được cuộc phỏng vấn tướng Kỳ 4 lần tại Quận Cam, California, với sự đồng ý của hai phía.
Tôi không “mời” ông Kỳ, ông Kỳ cũng không “mời” tôi. Thông thường các cuộc gặp gỡ các nhân vật để tạo ra cuộc phỏng vấn hết sức tế nhị. Riêng vụ tướng Kỳ, do thân hữu dàn xếp, tôi và ông Kỳ gặp nhau rất hài lòng.
Cuộc phỏng vấn lần thứ nhất diễn ra bất ngờ tại nhà riêng của một thân hữu tướng Kỳ tại Golden West, Huntington Beach. Đó vào năm 1997. Lời mở đầu của ông Kỳ kèm theo ly rượu chát, ông nói rất vui gặp một số nhà báo, ký giả, phóng viên trẻ, mà ông có dịp để ý bấy lâu nay trên các hệ thống truyền thông.
Nội dung cuộc họp mặt chưa phải là cuộc phỏng vấn, chỉ là mạn đàm. Ông Kỳ nói chuyện suốt trong mạn đàm. Ông kể về cuộc đời của ông từ thời trẻ, thời quân ngũ, thời lái máy bay, bay đêm ra Bắc đi thả biệt kích, thời ông bỏ bom xuống các căn cứ quân sự Bắc Việt, xuống làng mạc.
Sau đó về tôi có viết vài bài ngắn với tựa đề: “Nguyễn Cao Kỳ, Biệt Kích Bay Đêm” trên tạp chí Văn Hóa. Tuyệt đối, tôi không đề cập đến chuyện chính trị, thời sự hay chuyện gia đình riêng của ông.
Lần thứ hai, cũng tại nhà riêng một thân hữu của ông tại Quận Cam. Lần này ông và tôi đối ẩm ruợu vang, vang đỏ loại ngon. Ông hút thuốc liên tục và tôi cũng thế. Có mấy người bạn thân tín của ông ngồi quanh bàn “nhậu”.
Chúng tôi đề cập đến câu chuyện thời sự. Ông Kỳ tỏ ra lắng nghe chăm chú. Ông nói ít hơn lần trước, nhưng bày tỏ rất rõ ràng về tâm tư của một người lưu vong: yêu nước, yêu quê hương, và bứt rứt về những hận thù trong quá khứ chiến tranh.
Tôi có ý chờ ông muốn gì nơi nhà báo. Nhưng tôi vẫn chưa nghe ông đề cập đến chuyện về nước thăm nhà.
Lần thứ ba, đích thân ông mời và dành cho tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt. Địa điểm lần này là “tư thất” của ông trên vùng La Puente. Gọi là tư thất chứ thật ra, đó là một villa rất đẹp, khá rộng, chủ nhân của nó là một phụ nữ khá đẹp, khá lớn tuổi, cử chỉ lịch sự, ít nói, hình như chỉ có nhiệm vụ bưng trà, rót rượu, mời chúng tôi. Sau này tôi mới biết ngôi nhà này là của một thương gia đang làm ăn ở Việt Nam, bà con với người phụ nữ ít nói. Bà tên là Nicole Lê Kim.
Trong mươi phút nghỉ xả hơi để cho cameraman đổi phim, xạc điện, tôi và ông Kỳ thả bước ra ban công … hút thuốc. Thừa dịp, tôi ngắm nghía ngôi nhà và chụp vài tấm hình ông Kỳ đi đi lại lại.
Ngôi nhà tựa lưng vào sườn đồi, thoai thoải con dốc nhỏ đổ xuống sân sau là bãi đậu xe. Phòng khách khá rộng, trang hoàng đẹp nhưng không mầu mè, chứng tỏ chủ nhân là người biết “décor”. Hấp dẫn nhất vẫn là cái “bar” rượu. Toàn rượu ngon.
Trên vách tường giữa sa lông khách, không thấy tranh ảnh gì cả. Một tấm bản đồ thế giới rất lớn, phòng khách cứ như phòng hành quân. Ông Kỳ ngồi tựa lưng vào tấm bản đồ. Xuyên qua cửa kính, một cái ban công gần như lơ lửng vài cây cột bám vào chân thung lũng chi chít lá xanh. Dưới chân đồi, xa lộ lượn quanh xe cộ dọc ngang chuyển động dòng đời như đàn kiến, xa xa những cụm mây trắng la đà trên đỉnh dẫy núi vùng Los Angeles.
Tôi và ông Kỳ trở lại trước hai ống kính camera. Thời đó, tôi phải sử dụng phim nhựa. Tôi phải thuê hai cameraman tương đối nhà nghề quay phim trong cuộc phỏng vấn. Ông Kỳ và tôi đồng ý thực hiện cuộc phỏng vấn này thành phim. Với sự đồng ý của ông Kỳ, tôi sẽ sao bản phim chính ra băng nhựa khoảng một ngàn cuốn. Tôi có quyền đem bán, nhưng thể theo lời yêu cầu của ông Kỳ, sau khi trừ chi phí thực hiện, số tiền bán được sẽ gởi về tặng anh em thương phế binh. Tôi đồng ý và rất vui với công việc này.
Hầu như toàn bộ câu chuyện giữa tôi với ông Kỳ đều đề cập đến chuyện Việt Nam. Ông Kỳ thố lộ, đã có nhiều nhân vật cao cấp của chính phủ Hà Nội đến nhà này và họ có đề cập đến chuyện mời ông Kỳ về nước thăm quê hương. Trong số các nhân vật đó có ông Thứ trưởng Nguyễn Đình Bin.

Phải chăng do sự kiện này mà ông mới mời tôi thực hiện cuộc phỏng vấn. Tôi chưa nắm rõ vấn đề bên trong, nhưng tôi có đặt ra một số câu hỏi khá căng và có lẽ khá bất ngờ đối với ông Kỳ.
Tôi nhớ, có một câu hỏi: “ Thưa Thiếu Tướng, nếu Thiếu Tướng có dịp, có điều kiện về thăm quê hương, việc làm đầu tiên của Thiếu Tướng là ông có đến thắp nén hương ở Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa để tưởng niệm những nguời lính đã nằm xuống trong cuộc chiến Việt Nam hay không"
Lúc đó, trong đầu tôi nghĩ, đối diện chênh chếch bên kia Nghiã Trang Quân Đội Biên Hòa là Nghĩa Trang Liệt Sĩ. Tôi không nói về khu vực này với ông Kỳ nhưng tôi biết chắc chắn khi ông Kỳ về nước sẽ biết khu vực này.

nguyen_cao_ky_22_sinh_nhat_71___gia_dinh-large-contentGia đình ông Nguyễn Cao Kỳ trong buổi mừng sinh nhật ông Kỳ năm thứ 72 tại nhà hàng Seafood World do Lý Kiến Trúc tổ chức.

Ông tướng trầm ngâm khá lâu. Một lúc sau ông nói, tôi sẽ nói chuyện này với lãnh đạo của họ. Cuộc phỏng vấn của chúng tôi diễn ra gần hai tiếng, đó là ngày 28 tháng 11 năm 2002.
Câu chuyện về nước của ông Kỳ bỗng nổi lên ồn ào ở hải ngoại. Tình hình cộng đồng Quận Cam sôi động hẳn lên về hiện tượng tướng Kỳ về nước. Riêng tôi, nhân dịp ông Kỳ 72 tuổi, tôi có làm một bữa tiệc nhỏ tại nhà hàng Seafood World trên đường Brookhust, Little Saigon đề mừng sinh nhật ông.
Trong bữa tiệc này tôi mời khá đông thân hữu trong ngành truyền thông, và chiếu một số đoạn phim trong cuộc phỏng vấn lần thứ ba với tướng Kỳ cho mọi người xem.
Cuộc phỏng vấn lần thứ tư diễn ra cũng khá bất ngờ và khá căng thẳng. Chỉ trước đó một ngày, một thân hữu của tướng Kỳ gọi phôn báo cho tôi biết tướng Kỳ đề nghị một cuộc phỏng vấn sau khi tướng Kỳ vừa ở Việt Nam về Mỹ. Tôi nhận lời ngay và mời tướng Kỳ đến tòa soạn báo Văn Hóa.
Tướng Kỳ không đến một mình, ông đi chiếc Ford đen theo sau là bốn thân hữu. Tôi ra tận cửa đón ông, nhìn quanh thấy cả vài người ngoại quốc đã đứng xa xa bốn góc, trông có vẻ như bảo vệ cho tướng Kỳ. Hơi ngạc nhiên, nhưng tôi vẫn mời tướng Kỳ vào tòa soạn.
Ngồi xuống ghế, tôi cám ơn ông đến thăm báo Văn Hóa, nhưng tôi đề nghị ngay: Tôi muốn thực hiện cuộc phỏng vấn này trực tiếp và công khai trên màn ảnh đài truyền hình Saigon TV, lúc ấy do ông Phan Ngọc Tiếu làm giám đốc. Tướng Kỳ vui vẻ nhận lời ngay.
Tôi tức tốc gọi phôn cho ông Tiếu về lời đề nghị này. Ông Tiếu vui vẻ nhận lời ngay. Cẩn thận, tôi mời thêm nhà báo Hà Tường Cát thuộc báo Người Việt và nhà báo Phan Tấn Hải thuộc báo Việt Báo tham dự cuộc phỏng vấn.

nguyen_cao_ky_23___lehoangkim-large-contentTướng Nguyễn Cao Kỳ và bà Nicole Lê Kim.

Cuộc phỏng vấn được Saigon TV thu hình toàn bộ, dài gần hai tiếng. Riêng tôi có đặt máy thâu âm. Cuốn băng thâu hình này đài Saigon TV hiện vẫn còn giữ. Tôi có ngỏ lời xin bản sao để làm tư liệu cho báo Văn Hóa nhưng Saigon TV không đưa. Sau đó Tướng Kỳ cũng ngỏ lời xin bản sao nhưng vẫn không được.
Ngày 23 tháng 7, 2011 vừa qua, nge tin tướng Kỳ bất ngờ mất tại Kuala Lumpur Malaysia, nhớ lại những gì tướng Kỳ “tâm sự”, trong bốn lần tôi gặp tướng Kỳ, nỗi lòng yêu nước của ông và hầu như suốt đời ông nghĩ đến quê hương, có lần ông nói ông ước ao được chết trên quê hương, nay ông lại chết trên xứ lạ quê người.
Tạo hóa thường oái ăm trêu ghẹo những con người có số mệnh gắn liền với vận mệnh quốc gia và lịch sử. Hãy để lịch sử phán xét về những con người nổi trôi với lịch sử. Khi tôi viết những dòng chữ này về tướng Kỳ, tôi không biết “Tro Cốt” của ông đi về đâu, có về với quê hương như lời ông mong ước không"
Nếu có được lời đề nghị, tôi xin đề nghị với bà Lê Hoàng Kim Nicole, các con trai của tướng Kỳ và cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên, “Tro Cốt” của Tướng Nguyễn Cao Kỳ nên rải xuống Biển Đông.
Nếu vì lý do nào đó không rải xuống được ở Biển Đông, thì mang về Long Beach thuê chiếc Cessna bay ra bờ tây Thái Bình Dương rải xuống, sóng tây Thái Bình Dương sẽ đùa “Tro Cốt” tướng Nguyễn Cao Kỳ về Biển Đông. Biển Đông là nước của ông.
Tôi nghĩ rằng, Tướng Nguyễn Cao Kỳ sẽ hài lòng nơi chín suối./
Lý Kiến Trúc
Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí Quận Cam
California 27 tháng 7 năm 2011

Ý kiến bạn đọc
01/08/201114:42:47
Khách
Tại sao không phủ thêm lá cờ đỏ sao vàng để thể hiện ý nguyện cuối đời của ông ta là hòa hợp dân tộc sẳn sàng ủng hộ làm ăn với chính phủ CS VN?
31/07/201115:35:28
Khách
Việc làm của ông Kỳ thì hai năm đã rõ mười. Chúng ta không nên tốn thêm giấy bút để bàn cãi hay tranh luận.
Phần đông mấy ông có "vinh dự" được phép tiếp xúc với ông K ỳthường hay viết tốt hay nói tốt về ông tướng này. Bọn theo đóm ăn tàn này không có trình độ nhận thức hay hiểu rõ việc mình đang làm trong đó có Lý Kiến Trúc, Đỗ Vẫn Trọn và mấy ông lính không quân...Chníh mấy tên này đã nuôi dưỡng cá tính ăn tục nói phét của ông Kỳ.
31/07/201121:03:08
Khách
Các bạn có thấy hình Nguyễn Cao Kỳ được phủ 3 lá cờ không? Tôi thấy đây là 1 sự sỉ nhục lá cờ VNCH vì lá cờ này phủ chân của ông ta. Chậu rửa chân có vẽ cờ VNCH đã bị nhiều người chỉ trích. Sao không thấy ai lên tiếng về vụ cờ VNCH chỉ đáng cho ông Kỳ chùi chân thôi?
01/08/201104:27:03
Khách
A!... Bây giờ thì tôi hiểu lịch sử ở đâu mà có rồi. Lịch sử là do ông Kỳ sáng tạo, còn người viết sử là hằng ngàn nhân chứng sống kể lại (như các bạn đã comment), và người đọc lịch sử là thế hệ trẻ (là tôi), còn lịch sử good hay bad là do người sáng tạo. Thú thật, đây là câu hỏi của thằng cháu 14 tuổi đã hỏi tôi hơn mấy ngày rồi mà tôi chưa có câu trả lời chắc chắn. Bây giờ thì cám ơn các bạn nhiều lắm...
31/07/201115:25:09
Khách
Nói về ông tướng Quang này thì chúg ta không nên tốn nhiều bút mực. Chúng ta chỉ biết rằng tất cả tiền tham nhũng của ông Quang dưới thời ông Thiệu đều bị Mỹ tịch thu. Cuộc đời này nên nhớ: Của phi nghĩa bất thủ , ông bà Quanbg ạ!
31/07/201110:40:47
Khách
Tuy ông Nguyễn Cao Kỳ cuối cùng cũng xuôi tay nhắm mắt , nhưng thiên hạ vẫn còn nhiều người phỉ báng ông ta . Câu ngạn ngữ Việt nam thường nói " nghĩa tử là nghĩa tận ". Nhưng than ôi ! Khi ông Kỳ " áo gấm về làng " tại Việt nam , ông lại không đến thăm nghĩa trang liệt sĩ tại Biên hoà , để tưởng niệm các chiến sĩ VNCH dưới quyền của ông một thời anh dũng , đã ngã xuống và hi sinh vì lý tưởng Tự do . Hoặc ít ra , cũng nên dành những giây phút mặc niệm cho những vị sỹ quan đồng cấp của ông như các tướng Lê Nguyên Vỹ , Phạm Văn Phú , Nguyễn Khoa Nam , Lê Văn Hưng...đã tuẫn tiết để nêu lên những tấm gương cao quý trong quân đội VNCH " sinh vi Tướng , tử vi Thần " ,các vị tướng lãnh ấy thật xứng đáng với những tiền nhân oanh liệt như Trần Bình Trọng với câu nói uy dũng trước giặc thù trước khi chịu chết :" Ta thà làm quỉ nước Nam , còn hơn làm Vương đất Bắc " vậy !
30/07/201121:05:59
Khách
Ông này cũng giống ông Đỗ Văn. Không thuyết phục được hàng triệu người VN về ông Kỳ nên mới buông câu "để lịch sử phán xét". Một người VN bình thường được giáo dục đàng hoàng chỉ cần nhìn và nghe những gì ông Kỳ đã làm và đã nói đều có thể kết luận ông ta là con người như thế nào. Tại sao khi Tướng Ngô Quang Trưởng mất không nghe thấy những lời chỉ trích ông ta nhiều như Tướng Kỳ bây giờ hả thưa ông?
30/07/201120:06:14
Khách
Tôi có dịp được nói chuyện với một cô gái trẻ Việt khoảng ba mươi tuổi ở Mỹ về 1,000 năm đô hộ của bọn Chệt ở nước Việt Nam ta. Một ngạc nhiên khi nghe cô ấy nói. Họ cũng có ơn giúp văn hóa VN?(hết trích) và quả là hết ý. Tôi có hỏi cô ấy có biết trong 1 ngàn năm đô hộ đó, bao gia đình bị đau khổ, tù đày, mất vợ, mất con, chồng chết, vợ bị hãm hiếp... có đáng với cái văn hóa khai phóng mà cô vẽ ra? Thật là ngạc nhiên khi tôi chưa thuyết phục được cô ấy? Chỉ khi tôi lấy ví dụ: nếu có một người đàn ông, một ngày nào đó, vào nhà giết cha mẹ, chồng con, hiếp dâm cô, sau này cô có con với hắn, cô có cám ơn sự khai hóa của hắn nếu có trên cô và con cô? Kni cô nói, hận thù nên bỏ, phải rộng lượng với kẻ thù, thì tôi nghĩ là không có chuyện gì để nói với cô này được. Phải chăng chúng ta, ngừơi Việt qúa tốt, tha thú cho kẻ thù? những ngừơi làm thiệt hại nhiều người, nhiều gia đình, cả trăm ngàn người, cả tổ quốc VN. Cứ để chúng lên đầu mà thờ mãi?
30/07/201118:00:44
Khách
Ai cho phép Ô.Kỳ tuyên bố với vc đại diện cho NGƯỜI VN ở hải ngoại? Tại sao Ô. ta gọi những người CHỐNG bè lũ vc (TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC) là bọn PHẢN QUỐC?Tại sao lúc con sống không lên tiềng về những việc làm bán nước và đàn áp dân của vc? Ô.ta chỉ đại diện cho nhưng tên như lktrúc,đvăn..Nếu những điều Ô. ta nói và làm mà không nhận được ơn huệ vc ban cho Ô.ta và gia đình ...thì có thể tha thứ ,và nên đót cho Ô. KỲ nén nhang vì cuối cùng thi quan tài Ô.cũng phủ cờ VNCH.Ở Bolsa nầy không ai lạ gì lktrúc,không hiểu làm sao cái quán(ế khách) của y có thể tồn tại lâu thế?
28/07/201116:18:11
Khách
Ông LKT này cá mè môt lứa với NCK, ông hay ho gì ông ơi, ông cũng nịnh bợ tụi cán cộng khác gì Kỳ.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.