Hôm nay,  

Tội Ác Dã Man của Việt Cộng Tại Sân Vận Động Quy Nhơn: Vụ Ném Lựu Đạn Vào Học Sinh Sinh Hoạt Lửa Trại Năm 1972

22/10/200700:00:00(Xem: 29517)

Giáo sư Đặng Thị Bạch Yến và 14 học sinh bị thảm sát ...

Năm 1972, trong đêm lửa trại của học sinh liên trường tại Quy Nhơn tổ chức tại Sân Vận Động thị xã, Việt Cộng đã ném lựu đạn giết chết 14 học sinh và làm bị thương rất nhiều người, trong đó có Giáo sư Đặng Thị Bạch Yến, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế 1965, dạy Pháp văn bị tử thương và người chồng là GS Tạ Quang Khanh, giáo sư Anh văn, bị thương nặng...GS Tạ Quang Khanh đã kéo dài sự sống trong thương tật được 5 năm đến  năm 1977 thì qua đời.

Hành động dã man đó của Việt Cộng đã làm cho cả thành phố Quy Nhơn xúc động...Giáo sư Lê Văn Ba, ông Nguyên Dzuy và nhiều nhân chứng hiện đang có mặt tại Nam Cali và khắp nơi trên đất nước Hoa Kỳ...hãy còn nhớ. Đám tang của Giáo sư Đặng Thị Bạch Yến và 14 học sinh bị Việt Cộng thảm sát... đã gây xúc động cho toàn thể đồng bào thành phố Quy Nhơn.

Thế mà mới đây, trên báo Người Việt xuất bản ngày 11/10/2007, có người ở Việt Nam dám nói rằng "đó là do bọn Fulro" thì thật là không biết xấu hổ...Thời điểm đó ở  Quy Nhơn làm gì có Fulro hoạt động!" Điều mà ai cũng biết là sau ngày 30/4/1975, phong trào  Fulro hoạt động mạnh và tiếp tục tranh đấu cho đến ngày hôm nay để đòi lại đất đai của họ đã bị Cộng Sản cướp đoạt...

Sau 1975, chúng tôi đã từng ở tù chung với anh em Fulro tại "trại tù cải tạo" Nam Hà (tỉnh Hà Nam Ninh) và tại Lao xá Chí Hòa (Sài Gòn, 1993) chúng tôi biết rõ lập trường của Fulro là chống Cộng Sản độc tài, áp bức người thiểu số ở Tây Nguyên chứ không bao giờ chống lại  giáo sư và học sinh Quy Nhơn năm 1972.

Vấn đề ai là thủ phạm, đa số đồng bào Quy Nhơn đã biết rõ: Đó là tên Vũ Hoàng Hà, lúc đó là cán bộ CS nằm vùng và bây giờ là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định kiêm ủy viên Trung Ương Đảng CSVN. Một nhân chứng còn sống, sau 35 năm, đã lên tiếng trên nhật báo NGười Việt, xuất bản ngày Thứ Năm 18/10/2007 nguyên văn như sau:

"Tôi là cựu học sinh Cường Để Quy Nhơn. Câu hỏi "Ai ném lựu đạn vào lửa trại"" Câu trả lời bà con sống ở Quy Nhơn ai cũng biết, chính là Vũ Hoàng Hà, ủy viên trung ương Đảng Cộng Sản VN, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Định. Thầy Tâm Hoàng khi còn sống đã khẳng định, vì sau khi ném lựu đạn ở sân vận động Quy Nhơn, Hà leo qua chùa Long Khánh ẩn rồi được cơ sở Cộng Sản đưa vào mật khu. Việc này được một số anh em cựu học sinh Cường Để ở Quy Nhơn biết. Mong việc này sớm sáng tỏ sau 35 năm tội ác xảy ra." (Trang Nhân)

Hai giáo sư Tạ Quang Khanh và Đặng Thị Bạch Yến là bạn đồng khóa với chúng tôi, đặc biệt GS Đặng Thị Bạch Yến là một ca sĩ thứ thiệt, hát rất hay mà anh chi em sinh viên Huế, Sài Gòn, Đà Lạt...đều biết. Không có cuộc họp mặt sinh viên nào mà anh em không mời Bạch Yến lên hát. 

Mới đây, trong cuộc họp mặt kỷ niệm 50 năm thành lập trường Đại Học Sư Phạm Huế (1957-2007) tổ chứ tại Grand Garden Restaurant, TP Westminster, California, chúng tôi đã tưởng niệm các Thầy và bạn bè đã chết, đã nhắc đến trường hợp vợ chồng Giáo sư Tạ Quang Khanh và Đặng Thi Bạch Yến bị Việt Cộng ném lựu đạn giết chết năm 1972 tại Quy Nhơn.

Theo lời yêu cầu của chúng tôi, Bà Hạnh Đức là chị ruột của GS Tạ Quang Khanh  đã kể lại hoàn cảnh gia đình người em của bà là GS Tạ Quang Khanh và Đặng Thị Bạch Yến như sau:

"...Vào một buổi sáng đẹp trời ở miền Nam California, tôi tưới hoa xong rồi mở cổng ra sân trước lấy tờ nhật báo Los Angeles Time vào đọc, bỗng trên trang nhất đập vào mắt tôi với hàng tít lớn như sau: "The Survivor of War from Kuwait." (Kẻ sống sót từ cuộc hiến Kuwait). Tôi đọc ngấu nghiến:" Vào lúc chiến tranh vùng Vịnh (năm 1991) đang sôi động, có một thanh niên Á Châu bước vào phòng tuyển quân tình nguyện đi chiến đấu ở Kuwait.

Chúng tôi hỏi: Anh có nói đùa không nhưng người thanh niên ấy đáp: "NO, sir!" (Thưa ông, không!). Chúng tôi đưa mẫu đơn cho anh ta điền vào như sau: "Tôi tên là Tạ Quang Khiêm, 20 tuổi, sinh viên năm thứ hai tại đại học San Jose, California, sinh quán tại Quy Nhơn, Việt Nam. Cha là Tạ Quang Khanh, nghề nghiệp giáo sư dạy Anh văn tại trường trung học Cường Để, Quy Nhơn. Mẹ là Đặng Thị Bạch Yến, giáo sư Pháp văn kiêm Giám học trường nữ trung học Quy Nhơn. Cha mẹ tôi đã qua đời."

Đọc đến đây, tôi giật bắn người lên, đúng là tên họ của cháu tôi rồi, các cháu đã thất lạc và bặt tin từ ngày cha cháu qua đời tại San Jose năm 1977. Đầu năm 1978 tôi mới qua Mỹ nhưng không tìm được tông tích các cháu, thư từ tôi gửi đến địa chỉ cũ đều bị trả lại mà nước Mỹ rộng mênh mông thế này thì biết tìm các cháu ở đâu" Thế mà...thế mà bây giờ tên tuổi cháu tôi xuất hiện trên trang báo này mà lại đi lính. Sao cháu không đi học mà lại đi lính" Mà lại tình nguyện sang chiến đấu tận bên Kuwait" Tôi ngồi thừ người ra suy nghĩ...tối nhớ lại năm 1972, trong lúc lien trường Quy Nhơn có tổ chức liên hoan đốt lửa trại tại sân vận động thì thình lình Việt Cộng ném sáu, bẩy trái lựu đạn vào đám đông, giết chết 14 học sinh và Hướng đạo sinh và làm bị thương rất nhiều người. Mẹ cháu Khiêm là em dâu tôi bị miểng lựu đạn ghim vào tim, chết ngay tại chỗ.

Năm ấy Yến vừa tròn 30 tuổi. Em trai tôi là Khanh bị những miểng lựu đạn ghim vào khắp người, lủng bụng lòi ruột ra. Lúc ấy xe cứu thương tới cấp cứu, em tôi ôm lấy mớ ruột trèo lên xe, những học sinh khác cũng chen lấn trèo lên nhưng Khanh nói: "Cho thầy lên xe với, thầy bị nặng lắm!" Ngay sau đó, Khanh được vào bệnh viện Thánh Gia và được các bác sĩ người Tân Tây Lan từ Cam Ranh bay ra chữa trị cho Khanh. Khanh nằm điều trị mất hơn một tháng trời mới  tạm bình phục. Thời gian em tôi nằm bệnh viện thì được canh gác cẩn mật vì sợ Việt Cộng vào ám sát vì em tôi nổi tiếng chống Cộng. Bác sĩ phỏng đoán em có thể sống được khoảng 10 năm nữa.

Năm 1975, em tôi đưa 3 cháu di tản sang Mỹ và định cư tại San Jose. Từ đấy lâu lâu em lại kêu đau lưng và được giải phẫu nhưng vết thương cũ làm độc, giải phẫu lần thứ hai thì em qua đời vào đầu năm 1977, như vậy là em chỉ sống được có 5 năm mà thôi.

Đến đây, tôi đọc tiếp lời khai trong hồ sơ đăng lính của cháu Khiêm: "Tôi còn người anh tên Tạ Quang Khôi và em gái là Tạ Ngân Hà. Mỗi lần nghĩ đến cảnh mồ côi và cái chết của cha mẹ tôi thì tôi buồn không tha thiết gì đến việc học hành nữa. Tôi muốn nhập ngũ để quên, quên hết..."

 Bài báo viết tiếp: "Khiêm được huấn luyện quân sự cấp tốc rồi gửi sang chiến trường Kuwait, đêm ấy Khiêm đi tuần với đồng đội tại biên giới Kuwait và Iraq trên xe thiết giáp. Một quân nhân da đen từ trong pháo tháp chui ra nói: "Khiêm, xin anh vui lòng vào ngồi giữ súng thay tôi một lúc để tôi ra ngả lưng chứ ngồi lâu trong này mỏi quá!"

Khiêm vừa chui vào pháo tháp thì từ trên cao, phi cơ do thám của ta rót xuống xe tăng của mình mấy quả đạn lửa vì nghi là xe của địch quân. Khiêm mở được nắp pháo tháp chạy thục mạng ra một quãng xa rồi ngất đi không biết gì nữa. Người quân nhân da đen đã tử thương, Khiêm được đưa sang  bệnh viện quân y Mỹ tại Frankfurth, Germany điều trị."

Tôi đọc xong bản tin mà nước mắt giàn giụa ra, vừa thương hoàn cảnh của cháu lại vừa thương người quân nhân kia đã thế mạng cho cháu tôi. Ngay tối hôm ấy tôi xem TV thì thấy cháu tôi nằm trên băng ca được hai quân nhân Mỹ khiêng ra xe đưa về Mỹ vì những vết phỏng đã được băng bó lành. Ngay sáng hôm sau tôi gọi đến tòa báo Los Angeles Time xin được nói chuyện với người nữ phóng viên đã viết bài báo trên, nhưng cô ấy còn đang ở bên Đức nên không liên lạc được cho đến khi cô ấy trở lại Mỹ, bấy giờ tôi mới xin được số phone và địa chỉ của cháu tôi.

Tôi chẳng bao giờ quên được cái tin sét đánh ngang tai vào năm 1972; em trai tôi là Tạ Quang Khanh và vợ là Dặng Thị Bạch Yến bị thương nặng lắm nên tôi đã từ Nha Trang vội vã đến Quy Nhơn thì thấy em dâu tôi được quàn giữa nhà. Em mặc áo đầm trắng dài phủ chân, chiếc áo giống áo cô dâu mặc trong ngày cưới, mắt nhắm nghiền như người ngủ. Chị Hoa, người giúp việc nhà bế cháu bé Ngân Hà ngồi một bên đang khóc...Chính những cô giáo dạy cùng trường với Yến đã may chiếc áo voan trắng ấy cho Yến và thay phiên nhau canh xác em ngày đêm. Các cháu bé, 4 tuổi, 2 tuổi và 1 tuổi ngơ ngác chẳng hiểu gì. Tôi vào bệnh viện thăm Khanh, em hỏi:

- Yến có sao không chị"

Nhìn em băng bó đầy người, tôi không cầm được nước mắt. Tôi nghẹn ngào nói dối em:

-Yến cũng bị thương đang nằm ở phòng bên kia. Cậu yên tâm tĩnh dưỡng cho những vết thương mau lành rồi về nhà với vợ con.

-Thế nhà em có bị thương nặng không"

-Không nặng bằng cậu.

-Xin chị nói với bà Sơ cho Yến ngồi xe lăn sang thăm em được không"

-Để chị hỏi xem. Thôi cậu nằm nghỉ đừng lo lắng nhiều, chị phải về với các cháu. Ở nhà chỉ có một mình chị Hoa.

Hôm đám tang Yến, tất cả các giáo sư và học sinh liên trường đều tiễn đưa Yến đến nơi an nghỉ cuối cùng. Nhìn 3 cháu bé được ẵm trên tay đi sau quan tài mẹ khiến không ai cầm được nước mắt. Hàng trăm vòng hoa cườm của các thầy cô phúng điếu với hàng chữ viết trên những dải băng tím vắt ngang: "Vô cùng thương tiếc giáo sư Đặng Thị Bạch Yến" được chở trên những chiếc xe xích lô đi một hàng dài phía trước. Và ở trên cao, phi cơ trực thăng chở tân Tỉnh Trưởng (Đại Tá Hoàng Đình Thọ) tiễn đưa người em vợ ra nghĩa trang. (Lúc ấy Đại Tá Thọ vừa đến thay Đại Tá Chức làm Tỉnh trưởng Bình Định). Hai bên đường đông đảo đồng bào Quy Nhơn đứng chờ linh cữu cô giáo trẻ đi qua để chào lần cuối với vẻ mặt bùi ngùi, thương tiếc...Sau đó là những đám tang của 14 học sinh. "Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ." Nhưng lần này, nhiều con ngựa đau. Đau hơn vụ Việt Cộng pháp kích vào trường Tiểu học Cai Lậy (Định Tường) năm 1973, chỉ thiệt mạng 2 học sinh mà thôi, nhưng đã được báo chí Sài Gòn lúc đó loan tin với tít lớn (vì VC đã vi phạm hiệp định Paris )...

Sau khi Yến đã an nghỉ giấc ngàn thu, bấy giờ Khanh mới từ bệnh viện về nhà, bây giờ Khanh mới hiểu; em nhìn ảnh vợ hiền với bình hoa tươi và 2 cây nến leo lét cháy ở trên bàn thờ linh vị...Khanh khóc lặng người đi...Các cháu sà vào lòng bố chẳng hiểu chuyện gì, cũng khóc theo.

Than ôi! Còn cảnh nào đau lòng hơn cảnh này không" Một gia đình đang êm ấm hạnh phúc thế mà bỗng chốc tang tóc ly tan" Vì đâu nên nỗi" Sao Việt Cộng độc ác thế nhỉ" Sao lại giết học sinh" Sao lại giết người vô tội để gây ra bao tang tóc đau thương"

Thấm thoát đã 35 năm trôi qua; tạ ơn Thượng Đế đã đoái thương các cháu tôi: Tạ Thị Ngân Hà, hiện là Bác sĩ nội khoa tại bệnh viện Oklahoma, Tạ Quang Khôi và Tạ Quang Khiêm đã tốt nghiệp kỹ sư điện (EE), hiện đang làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ và các cháu đã có gia đình yên vui, hạnh phúc. Nhân đây, tôi cũng xin cám ơn chị Hoa đã hết lòng thương yêu chăm sóc các cháu tôi cho đến khi khôn lớn." (Tạ Hạnh Đức, S.California, October 2007)

Ý kiến bạn đọc
29/03/201603:20:25
Khách
Toi la Hai Tran, truong nam cua ong Tran Van Man, nguyen Hieu truong truong Su Pham Qui Nhon truoc 1975. Toi dinh cu va lam viec cho chinh phu o Canada. Toi tinh co doc duoc bai bao nay va rat xuc dong nhung vui khi biet Khoi, Khiem va Ngan Ha da thanh cong tren dat My sau nhung bat hanh qua lon trong doi, nhat la sau cai dem dinh menh da cuop di nguoi me hien cua cac ban. Toi cung la mot nhan chung song trong dem do, khi cung Ba toi tham du buoi le. Rat may, Ba toi giao cho mot giao sinh trong truong de lo cho toi va mot nguoi em trai va khi vu no xay ra, tat ca chung toi dang dung o kha xa vu no nen khong bi anh huong gi. Toi van con nho Ba toi lai chiec xe nha voi giao su Ta Quang Khanh day mau ngoi o bang truoc va nhieu nguoi nua leo len xe.... Nhung ngay sau do va cho den khi Me toi, von la mot nguoi ban than voi giao su Dang Thi Bach Yen, sut giam tri nho vi benh Alzheimer's, ba van thuong nhac den cai chet thuong tam cua giao su Bach Yen va hoan canh dang thuong cua giao su Khanh va 3 nguoi con sau cai chet cua vo va me. Toi cung con nho hinh anh that buon cua Khoi, Khiem va Ngan Ha trong tung anh mat va dang ve am tham trong can nha buon ba, moi khi Ba toi dua chung toi den tham gia dinh giao su Khanh. Khoi, Khiem va Ngan Ha, khong biet cac ban co con nho toi? Co the Khoi va Khiem van con nho, vi luc do Ngan Ha con be lam. Khoi hoi do da rat khon ngoan va lanh loi. Tui toi co lan du tiec o nha ong Dai Ta tinh truong voi nhau. Khong biet Khoi co con nho?

Toi muon nhan nhu den cac ban Khoi, Khiem va Ngan Ha rang, du noi dau qua khu da nhu nhat nhoa theo thoi gian, nhung trong tim nhieu nguoi, nhu toi, mot cau be moi 8 tuoi khi ay, noi dau ay van rat that nhu ngay nao toi nhin thay anh mat don dau va lac than cua cac ban. Mot dem Qui nhon, truoc khi tat ca chung ta roi bo vi bien co 1975...
09/11/201208:55:31
Khách
Xin cám ơn bạn hiền đã posting,rất hữu ích cho việc loan truyền tội ác của Súc Sinh Việt Cộng.Chúng nó sẽ phải trả nợ máu này 1 ngày không xa đâu Mình cũng là dân Qui Nhơn đây
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.