Hôm nay,  

Nhà Văn Nguyễn Hữu Nhật Và Nguyễn Thị Vinh Tâm Sự

03/10/200300:00:00(Xem: 8176)
PHOTO: Hai nhà văn Nguyễn Hữu Nhật và Nguyễn Thị Vinh

Nhân dịp hai nhà văn Nguyễn Hữu Nhật và Nguyễn Thị Vinh từ Na Uy sang thăm Quận Cam. Chúng tôi đã có cơ hội ngồi nói chuyện cùng anh chị khá lâu. Do họa sĩ Phan Diên sắp xếp. Vì thật ra tôi chỉ biết đến tiếng tăm của hai nhà văn này từ hồi còn ở Việt Nam. Sau 75 ra nước ngoài tôi có điều kiện gặp gỡ các văn nghệ sĩ nhiều thì anh chị lại "ẩn cư " tận phương trời Bắc Ââu. Nhưng với họa sĩ Phan Diên thì tôi cũng có giao tình, mà Phan Diên với Nguyễn Hữu Nhật và Nguyễn Thị Vinh có thể coi như là người trong nhà, nên chuyện ngồi lại để tâm tình một chút cũng không mấy khó.
Thoạt tiên chúng tôi tính làm một cuộc phỏng vấn để tìm hiểu về đời sống của anh chị tại Na Uy nên đã chuẩn bị nhiều câu hỏi. Nhưng sau khi đặt câu hỏi đầu tiên về quá trình đi vào làng chữ nghĩa của hai người và qua cách trả lời rất cởi mở cũng như rất khôi hài của anh chị thì chúng tôi hiểu rằng nên nói chuyện với nhau như là những người bạn hơn là làm một cuộc phỏng vấn bình thường. Và anh chị rất đồng ý như thế.
Anh Nguyễn Hữu Nhật cho biết là vào năm 1970 anh đã mở nhà xuất bản Anh-Em và ấn bản đầu tiên là tập truyện của Nguyễn Thị Vinh có tên "Cô Mai" được tái bản, tiếp theo sau là "Quán Đời" của chính anh. Còn với chị Vinh thì con đường vào văn chương được bắt đầu từ nỗi ray rứt nhớ thương những làn điệu ca dao, câu hò, lời ru. Tất cả được ghi nhớ và chị đã biết làm những vần thơ đầu đời từ năm mới 11 tuổi. Vào năm 1948 chị đã may măn gặp được Nhất Linh, được nhà Xuất Bản Nhất Linh cho in 2 cuốn "Vết Chàm" và "Cô Mai". Cho đến nay chị vẫn không muốn nhận mình là một nhà văn mà chỉ muốn là người kể chuyện chân thật từ trong lòng của mình cho mọi người cùng nghe.
Cả hai anh chị đều có một nhận định chung là ở hải ngoại thì không bị kiểm duyệt nên mình mạnh tay phóng ra trang giấy những ưu tư của mình, và dù có khó khăn nhưng sự in ấn cũng dễ hơn rất nhiều với trong nước. Về chuyện tại sao anh chị lại chọn Na Uy làm nơi dung thân thì câu trả lời hơi khác nhau. Theo anh thì đây là định mệnh, nhưng khi đến nơi, anh đã nhìn thấy vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời của xứ Bắc Âu, anh cho là số mệnh anh phải là chứng nhân của phong cảnh và tình người và có bổn phận ở lại ghi chép, truyền đạt cho người đi sau. Chị Vinh thì tình cảm riêng tư hơn, cho rằng "một đêm nằm, bằng ba năm ở". Chị cảm nhận được sự bao dung của tuyết, của sự cưu mang từ một dân tộc rất xa lạ với mình. Dĩ nhiên mỗi người có một phần việc được giao phó trong đời sống.
Chị Vinh tâm sự rất chân thành khi có người hỏi tại sao lại chịu sống trong một căn nhà nhỏ giữa trời tuyết bao la như thế này thì chị sôi nổi nói: Phải chúng tôi chỉ có 52 mét vuông với 2 phòng ngủ thì anh Nhật đã dùng 1 phòng làm nơi "Sản Xuất", còn tôi thì chiếm lấy 1 góc nhỏ ở căn bếp. Nhưng thật ra tôi thấy mình quá đầy đủ, có thể viết, có thể ăn, có thể làm tất cả những gì tôi thấy thích thú và cần thiết. Tới đây thì chị nhìn sang anh Nhật và nói vui: Chỉ có điều tôi cực lực phản đối cái ông chủ bút "Hương Xa" Nguyễn Hữu Nhật bắt tôi là chủ nhiệm phải sửa bài có khi suốt đêm cho kịp đi in. Nếu ông ấy đừng khó tính quá thì tôi sẽ không có điều gì phàn nàn cho cuộc sống hiện nay. Nói tới Tập san Hương Xa mà tôi có trong tay thì quả thật đây là một tờ tập san đẹp nhất mà tôi được hân hạnh đọc qua. Ngoài hình thức bên ngoài rất trang nhã, thì bài vở bên trong thật là giá trị, tôi cũng hiểu thêm tại sao một tập san như thế lại rất ít, nếu không muốn nói là không có lỗi lầm về chính tả hay sắp chữ, thì ra do chính nhà văn Nguyễn Thị Vinh bỏ nhiều công sức sửa lại trước khi đem in. Về phần trình bày thì tôi không muốn nói ra nhiều vì nhà văn Nguyễn Hữu Nhật còn là một họa sĩ, đã có tranh triển lãm nhiều nơi với tên là Họa sĩ Động Đình Hồ. Do đó tờ Hương Xa đẹp trang nhã là điều không có gì là khó hiểu.
Nhân đề cập tới tờ Hương Xa tôi rụt rè nói với anh chị Nhật: Hình như em thấy trong đó nặng về biên khảo, thiếu chút ít thông tin, nhất là về các vấn đề của văn nghệ sĩ.
Không ngờ anh Nhật lại vỗ tay mà nói rằng: Thật đúng như thế, chú nói rất chính xác và tôi vui mừng khi nghe điều này, chứng tỏ chú đã đọc không hết thì ít ra cũng gần hết, đây cũng là điều tôi muốn sửa đổi nhân chuyến sang Hoa Kỳ lần này. Nhất định là phải nhờ sự tiếp tay của văn hữu ở tại đây.Tuy không chủ trương là thông tin, nhưng không nói gì hết về đời sống của "bạn ta" khắp nơi cũng là điều thiếu sót.


Lại không ngờ anh Nhật lại chỉ vào tôi và phán rằng: Chú phải bổ sung vào mục này cho anh chị. Tự nhiên vì cái tật lanh chanh lại mang gông vào cổ.
Vội vàng tôi quay sang anh Phan Diên cầu cứu. Mà cái ông Phan Diên lại rất thân thiết với anh chị Nhật nên chi cuối cùng thì cũng như: đem phe ta "cúng dường" cho phe địch. Để lấp liếm chuyện báo chí tin tức, tôi quay 180 độ để trở lại câu chuyện văn chương còn dang dở.
Tôi hỏi: Tự nhiên sao anh lại viết sách và làm thơ nhiều về Thiền Tông" Anh đã bắt đầu chuyển hướng, "thay đổi não bộ" của anh từ khi nào" Tưởng là mình sẽ xoay được Nguyễn Hữu Nhật trong câu hỏi hắc búa này, không ngờ lại đúng vào điều mà anh rất "ấm ức" từ lâu.
"Nếu chú nói "Xoay" hay "chuyển hướng" và nhất là cụm từ "thay đổi não bộ" thì hoàn toàn không chính xác. Vì Phật Tánh, sự tu học và nhất là dòng suối Thiền Tông chưa bao giờ ngừng chảy trong cuộc đời. Đến một tuổi nào đó, một lúc nào đó chúng ta có nhu cầu làm cho nó nổi lên, cần phổ biến nó ra, hay nói một cách rõ ràng hơn khi cần thể hiện cái "yếu tính cứu khổ" thì chúng ta phải làm cái gì đó. Mà nhà văn như chúng tôi thì cái lúc cần cho mọi người nhìn thấy, chính là viết nó ra cho mọi người cùng đọc và cùng suy nghĩ. Dĩ nhiên chúng ta không bắt mọi người cùng đồng ý với mình trên cách nói, cách viết nhưng chúng ta cứ thẳng thẳn nói và viết những gì chúng ta suy nghĩ và cảm nhận được từ đời sống.
Đến đây thì chị Vinh nhảy vào câu chuyện. "Nói cho cùng, tất cả cái mình viết ra là làm đẹp cho cuộc sống, có nói cái xấu cũng là để làm đẹp hơn, làm nổi bật hơn cái tốt mà mình đang hướng tới. Mục đích tối hậu là đem lại cơm no, áo ấm cho người khác. Không thể phân biệt tách rời giữa hai việc: Một người cúng dường, giúp đỡ vật chất khi đến chùa với những chủ đích của người viết làm thăng hoa đời sống tâm hồn, xét cho cùng không khác nhau mấy và giá trị của vấn đề phải được phán xét trực tiếp từ người thụ nhận".
Cũng từ chỗ tốt và xấu trong văn chương tôi trở về với một mục trên báo chí trước đây do anh Nhật phụ trách, rất nổi tiếng là mục "Chém Đá" trên tờ Tạp Chí Phổ Thông của ông Nguyễn Vỹ mà anh ký dưới tên "Sắc Không". Vậy có phải anh mong là sẽ "chém đá" để khơi bày cái bên trong của những bộ óc bằng đá hay chăng" Anh cho biết: Đúng là như vậy, tuy nhiên có những nguyên tắc cấm kỵ khi làm công việc này. Mà tôi tự đặt ra cho chính mình, như là: Không bao giờ đụng đến những người Quốc gia chân chính. Không bơi móc đời tư để đả phá vì một tác phẩm mà mình không đồng quan điểm. Chỉ căn cứ trên tác phẩm để phê bình, để làm sáng tỏ vấn đề. Nhưng cũng vì vậy mà "chém đá"ù cũng đã bị Bộ Thông tin đục bỏ rất nhiều.
Câu chuyện giữa bốn người chúng tôi có thể sẽ không được chấm dứt nếu anh chị không phải có hẹn dùng cơm trưa. Nhìn lại đã 2 giờ chiều, tôi nói đùa, có thể nán thêm chút nữa để cùng đi ăn cơm chiều luôn. Anh chị cho biết thật ra cũng không phải hẹn hò quan trọng gì, nhưng người bạn ở rất xa đi làm về, có hẹn sẽ đến thăm. Chúng tôi chia tay và anh chị Nhật còn muốn nói thêm vài điều nên Phan Diên đề nghị vài ngày nữa sẽ gặp lại lâu hơn.
Hiện nay những tác phẩm của của hai nhà văn Nguyễn Hữu Nhật, Nguyễn Thị Vinh như Cô Mai, Vết Chàm, Quán Đời và rất nhiều tác phẩm khác đã không còn thấy.
Ở nước ngoài người ta chỉ thấy có vài tác phẩm mới xuất bản là còn bày bán trên giá sách như: Bờ Bên Kia I & II, Tập thơ Đã Đời I & II, Thơ Hoa Sen, Cỏ Bồng Cuộc Chiến và Les Chants Divins (Pháp-Việt) của Nguyễn Hữu Nhật. Với nhà văn Nguyễn Thị Vinh thì có: Nổi Sóng, Cõi Tạm, nhất là cuốn Na Uy và Tôi với hai ấn bản Việt-NaUy đã được tái bản 3 lần tổng cộng gần 5 ngàn cuốn được nhiều người yêu thích nhất. Trong tương lai rất gần, chỉ vài tuần sắp tới, anh em bằng hữu sẽ tổ chức một buổi họp mặt giữa các văn nghệ sĩ và mở rộng cho tất cả đồng hương tại Quân Cam đến để nghe anh chị Nguyễn Hữu Nhật và Nguyễn Thị Vinh nói chuyện về đời sống tại Na Uy và con đường văn chương của hai người.
Chắc chắn chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện rất lý thú của hai nhân vật đến từ một vùng trời rất âm u nhưng sáng ngời tình bằng hữu này.
Cali ngày 22 tháng 9 năm 2003.
Nguyễn Ngân

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rất nhiều gia đình Việt Nam bị trở ngại về việc truyền thông trong gia đình khi các con bắt đầu vào lứa tuổi 12 tới 19; liên hệ giữa cha mẹ và con cái đang êm đẹp bỗng nhiên bị tắc nghẽn một cách nghiêm trọng.
Câu chuyện của Kristin thể hiện sự kiên cường và niềm đam mê. Với mảnh bằng kinh doanh của mình, Kristin bận bịu trong việc điều hành cửa hàng của cha mẹ, trau dồi kỹ năng của một đầu bếp chính, đồng thời gánh vác trách nhiệm của người vợ và làm mẹ. Mặc dù phải nghỉ làm để nuôi con, nhưng tình yêu nấu nướng của cô vẫn còn nguyên; điều này dẫn cô đến trường dạy nấu ăn, và cuối cùng là khám phá văn hóa ẩm thực trên khắp thế giới. Không lâu sau, Kristin bắt tay vào hành trình khởi nghiệp của mình, thành lập Garlic And Chives.
Điều gì xảy ra nếu Thẻ xanh mười năm của bạn hết hạn? Bạn có vẫn còn là Thường trú nhân? Đúng vậy, tình trạng Thường trú nhân của bạn không bị hết hạn khi Thẻ Xanh 10 năm hết hạn. Nhưng đôi khi sẽ rất bất tiện khi thẻ xanh hết hạn.
Trong chuyên mục của tháng này, chúng tôi đã chọn những câu hỏi chung về Medicare và các phúc lợi xã hội khác từ các cuộc gọi và thư mà chúng tôi nhận được. Chúng tôi muốn chia sẻ thông tin. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, Thị Trường Bảo Hiểm Y Tế theo Đạo Luật Chăm sóc Giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí An Sinh Xã Hội, thu nhập An Sinh Bổ Sung, phúc lợi Xã Hội cho Người Cao Tuổi hoặc tiêm chủng ngừa COVID/Cúm, quý vị có thể gọi hoặc email với chúng tôi theo 3 cách ngay hôm nay
Pechanga Resort Casino vô cùng hào hứng được giới thiệu chương trình “Nhạc Hội Huynh Đệ - The Brothers Concert”, với bốn diễn viên ca sĩ tên tuổi. Buổi trình diễn duy nhất này vào tối Thứ Bảy, 25 Tháng Năm, lúc 8 giờ ở rạp Pechanga Summit hứa hẹn sẽ đưa quý vị ngược thời gian trở lại kỷ nguyên những ca khúc "hit" bất hủ. Các diễn viên ca sĩ xen kẽ cống hiến những ca khúc vượt thời gian với những lúc thân mật nói chuyện trên sân khấu với khán thính giả. Chắc chắn các 'fan' sẽ cảm nghiệm một buổi tối khó quên. Lương Hán Văn, Ngô Trác Hy, Lâm Hiểu Phong và Tạ Thiên Hoa dàn trải ba lĩnh vực nghệ thuật chính, gồm âm nhạc, điện ảnh và truyền hình, gợi lên thật nhiều những kỷ niệm trân quý, nhất là trong lòng những ai sinh ra trong các thập niên 80 và 90. Sự nghiệp của những diễn viên ca sĩ này tiêu biểu cho kỷ nguyên vàng son của ngành giải trí Hong Kong, là khoảng thời gian mà các ca khúc, phim màn ảnh và phim TV của họ đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống nhiều người.
Trong tuần lễ cuối của Tháng Tư năm 2024 tại Little Sài Gòn, nhiều tổ chức Hội Đoàn, Đoàn Thể, Cộng Đồng đã long trọng tổ chức Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận 30 tháng Tư trong đó có những chương trình nhạc đấu tranh được tổ chức như: Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, Nhóm Hát Quỳnh Hoa, Biệt Đội Văn Nghệ tại Thư Viện Việt Nam, Hội Đồng Hương Quảng Nam Đà Nẵng tại hội trường Viện Việt Học, Hội Ái Hữu Cựu Sunh Viên Quốc Gia Hành Chánh, Đoàn Du Ca Nam California, Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ v.v…
Mỗi năm đến ngày 30 tháng 4, đồng hương tổ chức tưởng niệm ngày Quốc Hận, ở Little Saigon, nơi có đông người tị nạn. Nhiều nơi tổ chức ngày ngày, buổi sáng, buổi chiều và buổi tối...
Sáng Thứ Ba 30-4-2024 tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ của thành phố Westminster, Nam California, mấy trăm người đã đến dự buổi lễ Tưởng Niệm Quốc Hận Tháng Tư Đen do Hội Đồng Thành Phố Westminster thực hiện. Buổi lễ tưởng niệm này thật đặc biệt vì do chính quyền của thành phố Westminster của tiểu bang California đất nước Hoa Kỳ tổ chức, khác với những buổi lễ tưởng niệm Quốc Hận do cộng đồng Người Việt Tự Do tổ chức.
Tại Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH, Thiếu Tá 81 Biệt Kích Dù Phạm Châu Tài đã kể lại trận đánh cuối cùng do ông chỉ huy để bảo vệ Sài Gòn, ngay trước khi thủ đô Miền Nam chính thức rơi vào tay cộng sản vào ngày 30/04/1975.
Nợ sinh viên là hình thức nợ vay tiêu dùng lớn thứ hai ở Mỹ, chỉ sau nợ mua nhà. Ngày nay, khoảng 45 triệu người Mỹ nợ tiền học gần 1,700 tỷ USD!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.