Hôm nay,  

Cha Nguyễn Văn Lập

22/12/200100:00:00(Xem: 5359)
I. MỘT THANH NIÊN GỐC QUẢNG TRỊ
Tôi được biết Cha Lập vào khoảng cuối năm 1952, khi Ngài còn làm Cha sở họ Phanxicô, nơi có ngôi nhà thờ Gothic rất đẹp mà thiên hạ thường gọi là nhà thờ nhà nước. Nhưng quê quán của ngài là Quảng Trị, một tỉnh nằm về phía Bắc Thừa Thiên, nơi có những truyền thống lâu đời và một lịch sử anh hùng bất khuất. Con người Quảng Trị là con người có tinh thần chiến đấu cao, có ý chí mạnh và có lòng nhẫn nại làm việc gì cũng làm đến cùng. Khi tôi được biết Ngài, Cha Lập đã du học ở Pháp lâu năm, đỗ cử nhân Sử Học và đang dạy Sử tại trường Quốc Học và Thiên Hữu (Providence), và sau đó là trường Bình Minh, ngôi trường tư thục mà Cha đã vận động nhóm trí thức Công Giáo Huế chúng tôi đồng thành lập. Ai đã tiếp xúc với Ngài và nhất là đã học với ngài đều công nhận rằng óc của Cha Lập là óc Sử gia cho nên Ngài nói điều gì cũng có chứng cớ lịch sử, ý kiến được trình bày một cách mạch lạc, tân tiến và đầy tính cách thuyết phục. Các bài giảng của Ngài ở nhà thờ cũng có tính cách ấy, nghĩa là bố cục chặt chẽ, lý luận vững vàng và chi tiết cụ thể. Tôi còn nhớ như in những bài giảng của Ngài về lễ Phục Sinh. Chúa bị hành hạ như thế nào, mão gai được kết bằng loại gai gì, Chúa chết vì lý do gì, vào lúc ấy có ai chứng kiến và Chúa đã sống lại trong trường hợp cụ thể nào... Nhờ các chứng kiến lịch sử, bài giảng trở nên linh động và dễ gây cảm xúc cho người nghe. Tôi chắc rằng những ai được nghe Cha giảng đều thích như tôi... Được như vậy, vì cha là một người gốc Quảng Trị (nơi người ta phát âm chữ "ông" là "ôông" một cách kính trọng).
Cha Lập một đôi khi có tuyên bố rằng Cha có mặc cảm về bằng cấp vì Cha mới chỉ đỗ Cử nhân mà lại đảm nhiệm chức vụ Viện Trưởng Đại Học. Thực ra đó là vì Cha quá khiêm tốn mà nói thế. Vào thế hệ của Cha, đỗ cử nhân là đã giật được mảnh bằng có giá trị nhất, lý do là vì thời đó bằng cử nhân có mức độ cao hơn bằng cấp cử nhân sau này. Lý do thứ hai là ngoài ông nghè Nguyễn Mạnh Tường ra, đa số trí thức chỉ có cử nhân là cao nhất. Tỉ dụ như GS Nguyễn Huy Bảo (Triết), LM Cao Văn Luận (Triết), LM Lê Văn Ân (Sử), ngay về sau này, các giáo sư cũng chỉ có bằng cử nhân, như GS Bùi Xuân Bào, Trần Quang Ngọc, Nguyễn Văn Hai, Lê Xuân Mai... Vả lại giá trị một con người đâu chỉ căn cứ vào bằng cấp. Cha Lập nói: "Cha đã đặt vào công trình giáo dục tất cả lương tâm và linh hồn của Cha". Đó là một điều kiện tinh thần mà một nhà lãnh đạo nào cũng phải có, huống chi ở Cha Lập, điều kiện ấy được thể hiện trên một mức độ tuyệt đối cao.

II. MỘT LINH MỤC CỦA THANH NIÊN
Vào năm 1952, Cha Lập là một Linh Mục khoảng trên 30 tuổi. Đầu tiên, tôi nói điều này, các bạn đừng cười nhé: Ngài rất đẹp trai với làn da trắng mát, môi lúc nào cũng đỏ thắm như ăn trầu (không như môi các cô có bôi son), miệng hay cười tủm tỉm nhưng cũng đủ để lộ ra một làn da trắng nõn. Chúng tôi thường ví Cha như Clark Gable trong phim "Autant en emporte le ven" (Cuốn Theo Chiều Gió) nhưng là một Clark Gable không ria. Giọng Ngài không mạnh lắm, Ngài hát không hay, nhưng Ngài có biệt tài kể chuyện. Các anh chị em sinh viên chức đã có nhiều dịp nghe Ngài nói chuyện, và phải công nhận Ngài rất có duyên.
Ngài rất chú trọng tới thanh niên. Tôi được ngài giao cho nhiệm vụ săn sóc các học sinh trường Quốc Học và trường Lycée Francais là hai ngôi trường lớn ở Huế. Ngài có chỉ dẫn cho tôi cách tiếp cận thanh niên, hiểu tâm lý và nguyện vọng của họ, nhất là Ngài giải thích cho tôi hiểu sự khác biệt giữa người Bắc và người Trung. Người Trung kín đáo, hướng nội, thích đời sống tâm linh, giàu tình cảm và dễ xúc động. Tiếp xúc với họ, không cần nhiều lời, nhất là phải tránh những lối nói khoe khoang, chủ quan, thiếu thành thật.
Ngài lo cho thanh niên rất chu đáo, giúp họ về đời sống tinh thần, cũng không quên giúp họ về vật chất. Ngài rất chú trọng đến những phương tiện thể thao. Chính Ngài đã phổ biến cách chơi cầu lông. Và rất thích chơi bóng chuyền, bóng rổ, quần vợt. Ngài cũng thấy vai trò quan trọng của âm nhạc. Ngài đã mang về Huế những máy móc thâu băng đủ mọi hiệu cùng những loại dụng cụ âm nhạc. Ngài thường cho tổ chức những buổi văn nghệ, ca nhạc kịch và khuyến khích thanh niên ca múa, hát xướng. Khỏi nói rằng khi Ngài làm Hiệu Trưởng trường Bình Minh, Huế, trường Thiên Hựu, Huế, Đại Học Đà Lạt, Ngài đã tích cực chủ trương thực hiện câu: men sana in corpore sano (tinh thần lành mạnh trong một cơ thể lành mạnh) và khẩu hiệu "mau hơn", "mạnh hơn", "cao hơn" của giới điền kinh.

III. MỘT VIỆN TRƯỞNG TÀI BA
Tôi được Ngài cho lên Đà Lạt dạy Việt văn rất sớm. Mỗi lần từ Huế và sau 1963 từ Sàigòn lên Đà Lạt dạy học, tôi và các Giáo Sư được tiếp đãi như các vị thượng khách. Ngài có sáng kiến dành cho mỗi Giáo Sư một phòng, có toilet riêng rất tiện lợi. Các Giáo Sư ăn cơm với Cha ở phòng cơm, được ăn những món ăn ngon và sang trọng không kém gì các nhà hàng lớn ở ngoài phố, có khi lại còn hơn nữa, nhất là về các thứ rượu vang hảo hạng mà Ngài mua sắm một cách đặc biệt cho các Giáo Sư sành rượu.
Đối với sinh viên, Ngài tiếp xúc thân mật với mỗi người, hiểu rõ đời sống và nhu cầu của họ và sẵn sàng giúp đỡ lúc anh chị em lỡ cơ hoặc thiếu may mắn. Tôi biết có nhiều trường hợp Ngài đã tận tình viện trợ cho những anh chị em phải nằm nhà thương, hoặc khi lấy vợ lấy chồng. Tôi đã dự được những buổi hôn lễ hoặc tổ chức đơn sơ hoặc linh đình, nhưng lúc nào cũng thân mật và ấm cúng. Có thể nói vắn tắt: Sinh viên là lẽ sống của Cha và giúp đỡ sinh viên có phương tiện ăn học là một vấn đề mà Ngài coi là nhiệm vụ trọng đại vô cùng cần thiết.


Mỗi lần có ai xin Ngài điều gì, sau khi suy nghĩ đắn đo một chút, Ngài thường nói: "Ừ thì được". Câu ấy có nghĩa là: Đúng ra thì không được nhưng tôi ưa cho anh chị, tôi vui lòng chấp thuận (mặc dù lời xin đó không đáng chấp thuận). Ngài rộng lượng như thế đó, có đáng hoan hô không "

IV. MỘT VIỆN TRƯỞNG KHÔNG KỲ THỊ
No-discrimination là khẩu hiệu của Ngài. Không bao giờ Ngài phân biệt giáo lương khi phát gạo, phát áo quần, phát tiền. Có khi Ngài lại tỏ ra "thiên vị" người lương là đàng khác. Khi phát học bổng cho sinh viên, cũng không bao giờ Ngài phân biệt tôn giáo. Các Phật tử được Ngài chú trọng đến một cách riêng. Hình như Ngài đã giúp cho nhiều Phật tử học ở Nhật, ở Pháp.
Tôi nhớ khi tôi còn dạy ở Đại Học Huế, tôi đã hướng dẫn sinh viên Đại Học Sư Phạm lên nghỉ hè tại Đại Học Đà Lạt. Chúng tôi đã xây một "pháp luân" (bánh xe pháp) trên một ngọn đồi. Ngài đã cho xây thêm một vài kiến trúc phụ để biến khu này thành một lâm viên nhỏ rất ngoạn mục. Mỗi lần lên dạy học, đi qua khu vực này, tôi lại thán phục tinh thần tôn giáo rất tốt đẹp của Cha Viện Trưởng.
Ngài còn đặc biệt chú trọng đến thân phận của người nghèo và các sinh viên nghèo. Các sinh viên nghèo (vì sống xa gia đình, vì mồ côi, vì bị tật nguyền, vì sa cơ lỡ vận) đều được Ngài cho vay tiền, cho miễn học phí, cư trú phí. Có khi được cho vay tiền và không phải trả nữa. Các nhân viên làm việc dưới quyền Ngài, ai cũng được nâng đỡ tối đa về vật chất, được đối xử bình đẳng, có công ăn việc làm chắc chắn và nơi ăn chốn ở đàng hoàng. Điều này, chính tôi đã thấy và rất kính phục tinh thần xã hội cao cả của Cha Lập đáng kính.

V. MỘT NHÀ KINH DOANH CÓ NHIỀU SÁNG KIẾN
Về tài lãnh đạo của Cha Lập, ai cũng thấy là tuyệt luân. Nói như Lão Tử, Ngài vô vi, nghĩa là Ngài điều khiển mà như không điều khiển. Việc gì Ngài cũng tính toán từ trước, có planning như ta nói ngày nay, từ nhiều năm nhiều tháng trước. Tỉ dụ việc thành lập trường Chính Trị Kinh Doanh, tôi biết Ngài đã có ý định từ khi còn ở Huế. Việc gì Ngài làm đều có tính dự phóng của một nhà kinh doanh như việc điều khiển họ Phan-xi-cô, quản lý trường Thiên Hựu, việc thành lập trường Tư Thục Bình Minh v.v... Ngài đã thiết lập các quy hoạch và dự án từ các năm trước.
Tôi xin nói rõ hơn nữa về việc tổ chức phân khoa Chính Trị Kinh Doanh. Các anh chị đừng tưởng là mọi sự đều dễ dàng đâu nhé " Nếu tôi không lầm, thì Cha Lập đã gặp nhiều người chống đối, mạnh nhất là về phía hàng giáo phẩm, tức là về phía các Linh Mục có quyền hành. Họ lý luận: "Tiền đâu mà tổ chức kinh doanh " Tại sao một trường Kinh Doanh mà không là một trường Thần Học. Trường Công Giáo sao lại tổ chức kinh doanh " Làm như thế không sợ họ cười cho ư" Cười cho bọn Công Giáo chạy theo tư bản "". Thôi thì đủ thứ lý do, và đủ loại chống đối. Ngay trong các giáo sư cũng có nhiều người không đồng tình với Cha Lập.
Một cách khôn ngoan nhưng cương quyết, Cha Lập âm thầm vận động dư luận để tổ chức phân khoa Chính Trị Kinh Doanh. Ngài mời các giáo sư kinh tế đến thảo luận về kế hoạch, về chương trình. Ngài quyết định lựa chọn Khoa Trưởng (giáo sư Phó Bá Long), thành lập Hội Đồng khoa (giáo sư Trần Long, Ngô Đình Long, gọi là tam long tề phi, trong đó các "long nữ" cũng hoạt động rất tích cực).
Sinh viên càng ngày càng đông. Các co-op đã được thành lập, tư liệu học tập ngày càng phong phú. Trường được đón nhận một cách niềm nở.
Ngay trước 1975 đã có nhiều sinh viên tốt nghiệp được mời đảm nhận những chức vụ quan trọng sinh hoạt kinh tế tài chính, chính trị của quốc gia. Sau 1975, tại Việt Nam và nhất là ở hải ngoại, sự thành công của trường càng ngày càng được khẳng định và công nhận. Đây là một hoạt động ngoạn mục nhất của Cha Lập về địa hạt giáo dục. Ngài đã được Bộ Giáo Dục và Giáo Hội Việt Nam nhiệt liệt hoan nghênh.. Nhưng hoan nghênh Ngài một cách tận tình nhất, thân thiết nhất vẫn là các sinh viên Đại Học Chính Trị Kinh Doanh. Với sự thiết lập phân khoa này, Cha Lập đã thực hiện khẩu hiệu Thụ Nhân (trồng người) của Quản Trọng một cách khoa học, cũng như Ngài đã thực hiện chương trình Hội Hữu (quân tử dĩ văn hội hữu) cho sinh viên Văn Khoa, chương trình Cư Dị cho sinh viên Đại Học Sư Phạm một cách vô cùng tốt đẹp.

NGƯỜI CHA NHÂN LÀNH
Với Chúa Kitô được tôn thờ như một kiểu mẫu, Cha Lập cư xử với mọi người như một người Cha hiền lành, nhân từ. Với các giáo dân, Ngài là một Chủ Chiên đã hy sinh vì đàn chiên. Ngài không di cư, không di tản khi đàn chiên của Ngài bị đe dọa về an sinh, về đời sống. Điều này chính Ngài đã thổ lộ với tôi, cho nên tôi mạnh dạn nói lớn ở đây...
Đối với sinh viên, bất kể là lương hay giáo, Ngài là một người Cha lành, luôn luôn săn sóc sức khỏe tinh thần và thể chất cho từng cá nhân sinh viên. Ngài biết tên từng người. Với óc sử học sắc bén, Ngài hiểu rõ từng gia cảnh, từng gốc gác, từng địa phương. Có người nói Ngài thương nhất sinh viên gốc Quảng Trị, sau mới đến Huế, Đà Lạt... và cuối cùng là Bắc Kỳ ("). Nhưng đó là nói sai, tôi là dân Bắc Kỳ, tôi làm chứng là Ngài không bao giờ có óc kỳ thị. Tôi biết có đôi lần tôi đã làm phật ý Ngài, nhưng không bao giờ Ngài để tâm. Với mọi người, Ngài đều nói: "Ừ thì được".
Đức tính khiến cho Ngài dễ trở thành một Cha lành là Ngài có từ tâm, có lòng quảng đại, nhiệt tình (charisme) lúc nào cũng sẵn sàng ứng đáp (disponible). Ai cũng nói rằng lúc nào muốn cần đến Ngài, muốn điện thoại cho Ngài là thấy Ngài có ở nhà, ở bàn giấy. Đối với mọi người, không lúc nào Cha vắng mặt, hình như Cha được Chúa tạo ra lúc nào cũng có mặt để giúp đỡ.
Gần một nửa thế kỷ sống bên cạnh Ngài, được chứng kiến những việc làm và những tính tốt có thể nói là siêu phàm.

(Trích từ Kỷ Yếu Quảng Trị năm 2000, tr. 216)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.