Hôm nay,  

Một Lần Về Thăm Ni Viện Kiều Đàm

06/04/200400:00:00(Xem: 7167)
Chúng tôi đến Saigon vào những ngày giáp Tết trong không khí rộn ràng đón mừng năm mới. Nhìn chung thì Saigon đã có khá nhiều đổi thay, nhiều công trình xây dựng canh tân thành phố đang tiến hành rầm rộ, nhịp sống đầy vội vã và năng động. Thế nhưng bên cạnh đó vẫn còn những người dân buôn gánh bán bưng đầy nhọc nhằn khổ cực, những trẻ em lang thang thất học sống lây lất không biết ngày mai, những người già neo đơn không người thân chăm sóc… Tuy vậy, trong cái khốn cùng vẫn còn có những tấm lòng từ ái mang lại cho đời đôi chút hạnh phúc nhỏ nhoi, cứu vớt được nhiều mảnh đời cô quạnh.
Chúng tôi dành nhiều thì giờ thăm viếng Ni Viện Kiều Đàm bởi vì nghe nói nơi đây tập hợp hơn 600 trẻ em mồ côi và là một nữ tu viện Phật Giáo đông đảo ni chúng. Quả thật nơi đây là nữ tu viện Phật giáo khá đông ni chúng nhưng không phải là trại nuôi trẻ em mồ côi mà là trung tâm điều hành công việc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi trong làng. Nơi đây chính là chỗ nương tựa cho hàng trăm trẻ em có hoàn cảnh kém may mắn.
Ni viện Kiều Đàm toạ lạc tại làng Vạn Hạnh, huyện Phú Mỹ tỉnh Bà Rịa Vũng Tầu, cách Saigon hơn hai giờ lái xe. Lúc chúng tôi đến vào một buổi sáng ngày đầu năm đã thấy thấp thoáng những bóng áo nâu qua lại trên đường và các em nhỏ được nhà chùa đưa đi học bằng xe tải nhẹ và trên những chiếc xe nông cơ bánh to, không mui, còn các em lớn một chút thì tự lực đến lớp bằng những chiếc xe đạp.
Được biết làng Vạn Hạnh được hình thành trong giai đoạn khó khăn nhất của đất nước vào những năm 70-80 khi mà cư dân thành phố phải đi vùng kinh tế mới. Hiện làng có khoảng hai trăm năm mươi ngôi chùa, chắc có lẽ không có một làng nào ở cả nước có mật độ chùa chiền “dày” hơn ở đây. Ni viện Kiều Đàm là một trong số chùa này, nẳm ven con đường chính dẫn vào làng, bốn năm trước đây là đường đất đỏ, nay đã được tráng nhựa sạch sẽ. Sư bà Thích Nữ Như Bửu, người bình dị vui vẻ, là Ni trưởng đã đích thân dẫn chúng tôi tham quan ni viện.
Cảnh trí nơi đây rất khang trang và thoáng mát, từ cổng tam quan đi vào là sân rộng, trước sân là đại hùng bửu điện, bên phải là ngôi tôn tượng Quán Thế Âm Bồ Tát lộ thiên, phía sau đại hùng bửu điện là trai đường thông thoáng không cửa, nằm dưới những tàng cây cao xanh, gần đó là thư viện, xa hơn là các nhà ni, các tịnh thất ẩn hiện trong rừng cây… Chùa Kiều Đàm là tu viện Phật giáo dành cho ni chúng hiện có 40 vị thường trú, cũng là nơi điều hành công việc dưỡng dạy cho hơn 600 trẻ mồ côi và những trẻ em nghèo khổ do cha mẹ không đủ sức nuôi dưỡng. Theo lời Sư bà kể ni viện được thành lập vào năm 1981 trên hai mẫu đất chưa khai phá với một ngôi nhà tranh xiêu vẹo. Cùng với mười bốn đệ tử, Sư bà và ni chúng đã ra công khai phá đất hoang để trồng khoai đậu, vừa làm vừa tu, ngoài thời gian công tác lo bồi phước nuôi thân, bên trong hành thiền nuôi huệ mạng. Sau một thời gian, Sư bà và các đệ tử đã làm được ngôi chùa nhỏ bằng vách đất mái tranh, rồi năm tháng qua đi vách mục tranh nát, Phật pháp xoay chuyển, các Phật tử hảo tâm nghe tiếng đồn gần đồn xa, đến phụ giúp làm lại chùa, lợp mái tôn và xây tường gạch. Sư bà cho biết hồi đó cực nhọc lắm, ăn thì bữa sắn bữa khoai mà làm lụng vất vả nhưng vẫn vui bởi đức Phật dạy “tri túc thường lạc”. Cũng thế mà tất cả, cả thầy lẫn trò đều hăng hái làm việc, vui mà sống dù đời đầy gian khổ, chỉ hầu mong đem Phật Pháp chuyển hoá tâm người. Sư bà cũng cho biết, trong tổng số ni chúng hìện nay là 40 vị, đã có 10 vị được theo học nội trú tại các trường Phât Học (trung cấp và cao cấp), còn lại 30 vị, trong số này có bốn sư cô hiện đang bị bệnh tim và gan rất nặng không thể tu học được mà nhà chùa lại không đủ tiền mua thuốc men hay đưa vào bệnh viện điều trị.

Sau này, vị đệ tử lớn của Sư bà là Sư cô Thích Nữ Tâm Nguyệt được người em bảo lãnh qua Hoa Kỳ thăm viếng rồi nhờ đó quen biết với quý thầy và những nhà hảo tâm nên khi về đã thành lập hội từ thiện bảo dưỡng những em không nhà cửa cha mẹ và các chú tiểu. Lúc mới thành lập chỉ có khoảng 100 em, dần dần tăng lên và cho đến nay đã có hơn 600 em. Trong số 600 em, chỉ có 350 em được trợ cấp học bổng do hội ICAN ở Hoa Kỳ cấp qua vị đại diện là Đại đức Thích Pháp Chân. Thỉnh thoảng cũng có các nhà hảo tâm đến thăm viếng phát quà sách vở, bánh kẹo và khoản đãi một bữa ăn ngon so với những bữa ăn thường nhật. Được biết trong 600 em cũng có một số em còn cha mẹ nhưng vì hoàn cảnh quá túng thiếu nên họ đành cho con nương náu cửa chùa. Sư bà cho biết chùa lo chu cấp mọi thứ từ việc ăn ở và học hành, hầu mong sau này, nếu chúng có đủ duyên thì đi tu còn không thì cho các em đi học nghề chuyên môn để các em thành người hữu dụng và bớt phần nào cực khổ khi trưởng thành. Với $5 mỗi tháng, quí vị có thể giúp một em có được điều kiện tiếp tục cắp sách đến trường, và nuôi dưỡng những ước mơ thật bình thường của tuổi bé thơ. Hiện còn 250 em đang mong chờ bàn tay cứu trợ của các ân nhân.
Tất cả các em được phân phối thường trú tại 250 ngôi chùa và tịnh thất trong làng Vạn Hạnh. Sống ở đây, các em nhận được sự thương yêu, chăm sóc từ tấm lòng từ tâm của các tăng ni, phật tử và các “bảo mẫu” là những người tình nguyện đến đây để chăm sóc các em. Trong số hơn 600 em sinh sống ở đây có khoảng 85 phần trăm trong độ tuổi đi học, được gửi vào học tại các trường. Ni viện Kiều Đàm là trung tâm nhận trợ cấp, từ các vật dụng tiêu dùng đến các ngân khoản tài trợ, rồi phân phối đến các chùa có nuôi dưỡng các em. Khi có phẩm vật như quần áo, sàch vở, gạo muối đường… của các nhà hảo tâm mang đến thì Ni viện sẽ thông báo trước ngày giờ đến nhận, đôi khi cũng phát chẩn cho cả những gia đình nghèo khó. Thỉnh thoảng có các bác sĩ Phật tử từ các bệnh viện thành phố HCM hay Bà Rịa đến khám bệnh và phát thuốc cho các em và cho cả dân làng Vạn Hạnh tại đây. Mặc dầu phải lo cho các em nhưng ni viện Kiều Đàm vẫn không quên đến những mảnh đời bất hạnh khác nên cũng đôi khi ni viện tổ chức đi thăm viếng, uỷ lạo và phát quà cho các trại dưỡng lão, trại cùi, trại tâm thần và cứu trợ lũ lụt. Sư cô Tâm Nguyệt, đệ tử trưởng của Sư bà là người phụ trách bộ phận từ thiện xã hội của ni viện, lo bảo dưỡng tất cả các em, nên các em thường gọi sư cô Tâm Nguyệt là “Chị Má”.
Qua những năm dưới mái ấm các chùa, các em ở đây được chăm sóc, nuôi dưỡng và lớn lên trong vòng tay yêu thương của các tăng ni, phật tử, của những tấm lòng nhân ái ở khắp nơi. Điều kiện sinh sống dù cũng còn khó khăn, thiếu thốn, nhưng tấm lòng của các nhà hảo tâm và tình thương của các tăng ni, phật tử đã góp phần xoa dịu mặc cảm bị bỏ rơi và những thiệt thòi, mất mát mà các em phải gánh chịu trong quãng đời thơ trẻ của mình… Dù mai này các em trưởng thành rời mái chùa, hay có thể các em khoác áo tu sĩ thì từ trong sâu thẳm của tâm hồn vẫn in dấu những ngày tuổi thơ sống trong tự viện dưới hàng cây bóng mát sân chùa.
Sau khi tham quan ni viện, chúng tôi được Sư bà mời dùng cơm chay. Bữa cơm chay thanh đạm với những món ăn được chế biến bằng rau quả trồng tại vườn chùa. Chúng tôi gĩa từ Sư bà và ni viện trong những vạt nắng vàng mùa Xuân còn đọng lại trên những tàng cây cao sân chùa.
Địa chỉ Ni Viện Kiều Đàm:
Sư Bà Thích Nữ Như Bửu (hay Sư Cô Thích Nữ Tâm Nguyệt)
Làng Vạn Hạnh, Thị Trấn Phú Mỹ
Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tầu
Điện thoại: 064-876670

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.