Hôm nay,  

Hoa Lục Mua Vũ Khí Tối Tân, Chi Quân Sự 30 Tỉ, Tăng 12.6%

01/02/200600:00:00(Xem: 5222)
BEIJING (KL) - Dẫn tin Antoaneta Bezlova của thông tấn IPS, gần đây đội quân khổng lồ của Trung quốc đã cho cắt bớt quân số, nằm trong chiến vận của Bắc Kinh như hiện đại hóa và củng cố quân sự của Trung quốc để chặn công luận bất lợi khi Bắc Kinh công bố quân đội Trung quốc phải phát triển nhanh theo đà tiến phát của nên kinh tế với 9 phần trăm hàng năm.

Đi ngược với truyền thống của Bắc Kinh thường giữ bí mật về các sự kiện quân sự, Trung quốc đã quyết ý quảng bá trào vận giảm quân mới bằng cách chọn hai nhà tư vần chuyên về quân sự để mở ra cuộc phỏng vấn trên đài TV trung ương CCTV của Trung quốc (China Central Television) với đề tài cắt giảm quân số theo ý đồ của Bắc Kinh trong việc tăng lưu động tính. của quân đội Trung quốc song song với việc giảm quân số.

Cách đây vài năm người ta cũng được biết Trung quốc cũng đã cho giải ngũ hàng triệu quân nằm trong Bộ đội Nhân dân Giải phóng để có tiền mua vũ khí của Nga, loại vũ khí đã lỗi thời sau khi Liên bang Sô viết bị sụp đổ. Đồng thời Trung quốc cho xóa bỏ các sư đoàn để lập ra các lữ đoàn, các lữ đoàn này được Trung quốc gọi là tối hảo nang (Pocket of Excellence)

Theo tờ báo NHÂN DÂN của Trung quốc loan tin, kể từ năm 2003 Trung quốc đã cho bớt đi 200 ngàn bộ đội theo như tổng kết cuối năm, hiện nay quân số của Bộ đội Nhân dân Trung quốc vẫn còn lại 2,3 triệu lính, nó là đội quân lớn nhất hiện nay, đứng hàng đầu của cả thế giới.

“Bộ đội chúng tôi đang có bước quân hành để tiến tới đích trở thành một quân lực ứng phó tức thời theo chiến lệnh với quân số giảm đi và có cấu trúc cân bằng,” theo như tờ báo này đã đăng tin trong tháng này.

Chỉ để đối đáp trước các nghi vấn mà Hoa kỳ và các quốc gia Á châu xung quanh về việc Trung quốc tăng quân phí và thu mua các chiến cụ hiện đại. Nghi vấn này đặt ra như là một mối hăm dọa hạng nặng trong vùng, vì thế Bắc Kinh đã không cấm việc các báo in của nhà nước cho loan truyền việc cắt giảm rộng lớn bộ đội Trung quốc đã được đài CCTV hướng dẫn.

Trung tướng Peng Guangqian nằm trong bộ nghiên cứu về cắt bớt quân số của Liên quân Trung quốc đã đưa ra việc giảm quân số để đạt một mục tiêu khác với mục đích chỉ cắt bớt quân số.

“Đây không phải chỉ là vấn đề giảm quân số; thời đại này cũng cần có loại bộ đội sao cho phù hợp với thời đại tin học và chiến tranh cao kỹ đòi hỏi trong tương lai ("),” theo như lời của tuớng này tuyên bố.

Quân số cắt bớt đi gần đây nhất là 170 ngàn sĩ quan từng đứng duới bóng cờ của hồng quân - tất cả đã bớt đi 80%. “Việc này cho thấy là cần phải lọc bớt các tầng lớp chỉ huy để có được một hệ thống ra quyết định mau lẹ và hợp lý hơn,” theo như tướng Peng cho biết.

Trung quốc ngày nay không còn vơ bèo, gạt tép nữa, bắt chuớc quan niệm của Tây phương, một quan niệm tuyển quân của đế quốc La Mã, tuyển những người có học vấn để đào luyện và sau đó gắn cho hàm “aspirants” (có nghĩa là Công chứng Hậu vọng mà quân lực VNCH gọi là hàng Chuẩn Úy sau khi tốt nghiệp trường võ bị Thủ Đức)

Teng Jianquan của Hàn viện Quân sự Trung quốc cho biết: “Trong sinh thái cao kỹ, công nghệ tin học giữ tầm quan trọng hơn cả, các giai tầng chỉ huy theo hệ thống quân giai không còn cần nữa, tất cả mọi quyết đoán đều dựa vào điện toán chính xác hơn nhiều.”

Đi ngược lại chiến thuật biển người của Trung quốc xưa nay để chú trọng hẳn vào loại chiến tranh cao kỹ cũng đã cho thấy quân số bộ binh mỗi ngày mỗi cắt đi dần, theo như tờ báo Bộ đội Nhân dân Giải phóng Trung quốc đã loan tin.

Khuynh hướng hiện đại hóa cũng cho thấy cả hàng loạt nhân vật quân sự đã được thay thế. Quân ủy Trung ương của dảng Cộng sản thường nắm mọi quyết định trong việc khống chế Bộ đội Nhân dân Giải phóng. Lần đầu tiên đảng Cộng sản Trung quốc đã chấp nhận đưa các cấp chỉ huy của Không lực, Hải lực và Hỏa Tiễn lực để điều khiển cuộc chiến tranh cao kỹ trong tương lai, thành phần của các binh chủng này đều là những bộ đôi có chút liếng văn hoá có thể bắt kịp với thời đại của chiến tranh mới.

Binh chủng hỏa tiễn lực do Nga phát sinh để sử dụng hỏa tiễn xạ thuật liên lục địa (Intercontinental Ballistic Missiles) mang đầu đạn nguyên tử và Trung quốc đã bắt chước để tổ chức theo. Theo quan điểm của Liên sô, chiến tranh quyết định là nhờ vũ khí tiêu huỷ và hủy diệt cả loạt, cũng như trái bom nguyên tử của Hoa kỳ từng ném trên đất Nhật bản, khiến quân đội Nhật phải đầu hàng vô điều kiện.

Bốn chục năm qua Trung quốc đã ngưng sản xuất hỏa tiễn xạ thuật nhắm vào Hoa kỳ và chuyên chú vào nghiên cứu việc phóng chính xác 20 hỏa tiễn Đông phong DF-5 vào mục tiêu được định sẵn. Hỏa tiễn DF-5 có tấm phóng 20 ngàn cây số, bay vòng cung theo của trái đất, bay ngang Bắc cực. Xin lưu ý, phóng đạo từ Hoa lục tới Los Angeles là 10.600 cây số, tới Washington là 11.700 cây số. Hiện nay 40 hỏa tiễn DF-3 loại cũ và từ 20 cho tới 25 hỏa tiễn DF-4 đã đặt hướng sẵn nhắm vào Đài Loan.

Tư lệnh Không quân Qiao Qingchen, Tư Lệnh Hải quân Zhang Dingfa và Tư lệnh Jing Zhiyuan chỉ huy lực lượng hỏa tiễn xạ thuật (ballistic missile forces) được đưa vào trong Bộ Quân sự Tối cao hồi Tháng chin, cho thấy dấu hiệu quan trọng là Trung quốc hạ quyết tâm tiếp nhận cuộc chiến tranh trong sinh thái cao kỹ hoàn toàn mới lạ.

Không những thế Trung tuớng Peng còn đưa ra việc giảm quân số theo tỷ lệ sứ mạng và nâng cao vai trò của hải lực và phi tiễn lực để đối đấu với Hoa kỳ tại vùng biển Thái Bình Dương.

“Mục đích của chúng tôi là cắt mỡ để có thêm cơ bắp,” theo lời của tuớng Peng. “Chúng tôi cần phải cắt đuôi (có lẽ đuôi sam(") và mài răng cho bén,” tướng này đã dẫn lời của Mao Trạch Đông, chủ tịch đảng sau cùng của đảng Cộng sản Trung quốc.

Cả hai chuyên gia tư vấn quân sự đã khổ công cho nhấn mạnh việc hiện đại hóa từ trên xuống dưới như mũi dùi có mục đích hình thành một đội quân có tay nghề với quân số ít đi và cho rằng Trung quốc đang muốn sở hữu loại vũ khí thực tân tiến.

Trong mấy năm qua, Bắc Kinh đã bị cáo giác là hiểm họa nhìn thấy rõ trong vùng, khi kho vũ khí của Bộ đội Nhân Giãi phóng Trung quốc tàng trữ thêm nhiều loại vũ khí tối tân. Ngân sách quốc phòng Trung quốc công bố cho thấy con số bách phân tăng lên hàng năm gấp đôi vào những năm gần đây. Ngân sách 2005 cho quốc phòng khoảng 30 tỷ Mỹ kim, tăng 12,6% so với năm trước.

Ngũ Giác Đài cho biết, ngoài ra Trung quốc còn có các chương trình tốn kém hơn do Bộ đội Nhân dân Giải phóng điều hành như các phi vụ không gian và cuộc nghiên cứu riêng về quân sự. Chi phí cho các chương trình năm ngoài con số của ngân sách quốc phòng mà Trung quốc đã công bố. Hồi Tháng mười Bắc Kinh đã phản đối thẳng với Bộ truởng Quốc phòng Donald Rumsfeld của Hoa kỳ khi ông này đưa ra con số thực sự gấp ba lần con số Bắc Kinh đã công bố.

Nếu đúng như sự thực, chi phí quốc phòng của Trung quốc là chi phí lớn nhất trên thế giới, nhưng vẫn còn thua Hoa kỳ với con số vô địch 420 tỷ Mỹ kim cho ngân sách quốc phòng của năm 2005.

Mặc dầu tổng số chi của Trung quốc vẫn còn thua xa Hoa kỳ, nhưng tỷ số gia tăng lớn hơn nhiều quốc gia Tây Âu rất nhiều và đứng vào hang thứ năm trên thế giới về chi phí quốc phòng.

Lời bình luận của ông Rumsfeld trong lúc tham quan Bắc Kinh hồi tháng mười đã cho thấy, Hoa kỳ và các đồng minh của mình vẩn phải cảnh giác về tốc độ và việc chi tiêu của Trung quốc để bành trướng sức mạnh quân sự. Các quan tâm này đã lên cao khi Trung quốc và Nga cộng tác mở ra cuộc thao dượt liên quân lớn nhất sau cả chục năm hồi tháng tám. Có khoảng chừng 10 ngàn bộ đội nhân dân giải phóng với cả một loạt chiến cụ tối tân của Nga đã đưa ra bầy binh bố trận tại tỉnh Shangdong.

Nga vẫn còn là quốc gia đứng đầu để cung cấp các chiến cụ cho Trung quốc, trong khi đó Trung quốc ve vãn Liên Âu để bãi bỏ việc cấm bán vũ khi vào mùa xuân này.

Việc bãi bỏ cấm vận này bị trì hoãn sau khi Hoa kỳ phản kháng và Bắc Kinh cho thông qua luật cấm Đài Loan không được tách ra khỏi Công hòa Nhân dân Trung quốc để làm căn bản pháp lý trong việc lấn chiếm đảo Đài Loan.

Song với đạo luật này, Trung quốc mở vòng đàm phán với Việt Nam về cột mốc biên giới, cắt đất và phần ranh của vịnh Bắc bộ theo tuyên bố chung “Hai bên đồng ý phối hợp chặt chẽ, đẩy nhanh hơn nữa tiến trình công tác, bảo đảm thực hiện đúng thời hạn mục tiêu hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới và ký văn kiện mới về qui chế quản lý biên giới chậm nhất vào năm 2008..”. Nhưng các phân tích gia cho biết, Việt Nam đã bị thất thế sau khi Trung quốc rút kinh nghiệm trận chiến tại núi Lão Sơn. Trung quốc cắt cho Việt Nam những phần đất chịu ảnh huởng nặng của Trung quốc, còn những phần đất chịu ảnh hưởng của Việt Nam thuộc về Trung quốc.

Mục đích của Trung quốc là làm mất thế đứng nhân dân của Việt Nam trong việc chống lại việc xâm chiếm của Trung quốc nhờ vào việc cắm cột mốc biên giới mà hai nuớc đã thỏa thuận sau khi chia cắt.

Hiện nay Bắc Kinh đang cố gắng làm mất đi cái quan niệm của cộng đồng thế giới coi Trung quốc như là một hiểm họa vì đã gia tăng việc chi tiêu để bành trướng quân sự. Hầu hết các công bố sốt dẻo gần đây của Trung quốc đều nhắm vào chuyện cắt bớt quân đội trong tháng vừa qua., chành quyền Trung quốc ra bạch thư long trọng hứa là sức mạnh Ttrung quốc đi lên sẽ không bao giờ dùng để đe dọa bất cứ quốc gia nào. Nhưng thực tế khi người ta đứng truớc một tên khổng lồ, nó chỉ hứ lên một cái cũng đủ bay vía mất rồi.

“Con đường phát triển hòa bình của Trung quốc là một con đường không có thể nào tránh khỏi vì Trung quốc cần phải hiện đại hóa, cũng là sự lựa chọn nghiêm túc và lời hứa long trọng của chánh quyền và nhân dân Trung quốc,” theo bạch thư cho biết. “Trung quốc không tìm cách bá quyền như dĩ vãng, cũng như bây giờ và sẽ không làm như thế trong tuơng lai khi Trung quốc càng ngày càng mạnh lên.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ TT Putin: “Mục tiêu của chúng tôi không phải là đẩy nhanh guồng máy xung đột quân sự, mà trái lại là chấm dứt cuộc chiến hiện nay” - "Chúng tôi sẽ cố gắng chấm dứt cuộc chiến này, và tất nhiên là càng sớm càng tốt." ✱ PNV/TBÔ John Kirby: Ông Putin "hoàn toàn không cho thấy dấu hiệu nào rằng ông ta sẵn sàng đàm phán" để chấm dứt chiến tranh - Ông Biden sẵn sàng đàm phán với ông Putin, nhưng chỉ khi nào nhà lãnh đạo Nga "thể hiện sự nghiêm túc về đàm phán"...
Mãi cho đến dạo gần đây, hầu hết những ai không sống ở Iran có thể sẽ chưa bao giờ nghe đến cụm từ ‘cảnh sát đạo đức,’ chứ đừng nói là biết được vai trò rộng lớn của họ ở đất nước này. Tuy nhiên, ngày 16 tháng 9 năm 2022, cái chết của Jina Mahsa Amini đã làm dấy lên hàng loạt cuộc biểu tình trên đường phố Iran và các nơi khác, và tới này vẫn chưa có dấu hiệu dịu đi. Amini đã bị Gasht-e-Ershad, tên tiếng Ba Tư của lực lượng cảnh sát khét tiếng này, giam giữ vì tội “không buộc khăn trùm đầu phù hợp.”
Thế giới đang đối mặt với một bước ngoặt của thời đại: một sự thay đổi kiến tạo cho thời đại. Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga đã kết thúc một kỷ nguyên. Các cường quốc mới đã hoặc tái xuất hiện, bao gồm một Trung Quốc hùng mạnh về kinh tế và kiên quyết về chính trị. Trong thế giới đa cực mới này, các quốc gia và mô hình chính phủ khác nhau đang cạnh tranh về quyền lực và ảnh hưởng.
Một phong trào biểu tình chống chế độ và chống Xi, do dân chúng và phần đông giới trẻ, sinh viên các Đại học, phát động hôm 24/11/22, nhiều người cho là lớn nhứt từ 33 năm nay. Dân chúng các thành phố lớn, sinh viên từ nhiều Đại học xuống đường tố cáo biện pháp ác ôn « Zéro Covid » của Xi chống dịch Vũ Hán là giết người, trong lúc thế giới cũng chống dịch nhưng không ai làm như vậy...
Cuộc chiến hiện nay tại Ukraine, chẳng cần nói nhiều, đã là một bài học rất lớn cho Hoa Kỳ, và có lẽ nó sẽ được dùng làm chuẩn mực cho những xung đột trong tương lai giữa Hoa Kỳ và các thế lực thù địch trên thế giới...
✱ Reuters: Nga đang hy vọng rằng đảng Cộng hòa kiểm soát Quốc hội - Chính quyền Biden sẽ gặp khó khăn trong việc thúc đẩy Quốc hội thông qua các chương trình viện trợ cho Kyiv. ✱ Military: Các nhà vận động hành lang làm việc cho các nhà thầu quốc phòng, đã từng làm việc cho chính phủ liên bang trước đây - cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã từng làm việc văn phòng quan hệ chính phủ của Raytheon. ✱ Al Jazeera: Nhiều dự luật trong quá khứ, đã được Hạ viện và Thượng viện thông qua trong nhiều thập kỷ mà không bị thất bại. ✱ Bilderbergmeetings Co. UK: Chính quyền Biden đã coi Nga và Trung Quốc là đối tác trong thách thức đối với “trật tự thế giới”- Sự cạnh tranh toàn diện với Trung Quốc đang trở thành một nguyên tắc trong các chính sách kinh tế, đối ngoại và an ninh của Hoa Kỳ...
Tại Bangkok, Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2022 đã kết thúc và 21 quốc gia thành viên đã đồng thuận đưa ra một Bản Tuyên bố chung với nội dung lên án Nga về cuộc chiến tranh xâm lược tại Ukraine. Tuy nhiên, Bản Tuyên bố có nêu rõ giới hạn dè dặt là nhìn chung vẫn còn có "những quan điểm và đánh giá khác nhau về tình hình và các biện pháp trừng phạt.”
Với việc ông Tập Cận Bình siết chặt kìm kẹp sắt đá đối với đảng lãnh đạo và nền kinh tế chính trị của Trung Quốc, các cuộc tranh luận dai dẳng về tính bền vững của sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của đất nước đã trở lại nổi bật. Mô hình độc đoán của Trung Quốc, sau khi tiến xa, rốt cuộc có thể là không có gì là quá đặc biệt. Bằng chứng về sự trì trệ này cho thấy càng ngày càng tăng...
✱ CRS Congress: Tính đến ngày 14 tháng 10 năm 2022, Hoa Kỳ đã cung cấp hơn 20,3 tỷ đô la viện trợ để giúp Ukraine bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ - Lực lượng Đặc biệt của Hoa Kỳ mở các khóa đào tạo và huấn luyện cho lực lượng đặc biệt Ukraine. ✱ Yahoo News: CIA giám sát một chương trình bí mật huấn luyện chuyên sâu ở Mỹ cho các lực lượng hoạt động đặc biệt tinh nhuệ của Ukraine và các nhân viên tình báo khác. Chương trình huấn luyện bắt đầu vào năm 2015, tại một cơ sở không được tiết lộ ở miền Nam Hoa Kỳ. ✱ DW Germany - Lực lượng Mỹ huấn luyện quân đội Ukraine tại Đức và giúp họ học sử dụng các hệ thống vũ khí tiên tiến - việc huấn luyện các lực lượng Ukraine đang diễn ra ở các khu vực khác tại châu Âu, nhưng không tiết lộ địa điểm. ✱ Al Jazeera/DIA: Sự thất bại của các lực lượng Nga trước sự đối kháng mãnh liệt của Ukraine cho thấy lực lượng của Moscow không có khả năng đạt được mục tiêu xâm lược ban đầu do TT Putin đã đề ra. ✱ White House: Chúng tôi có quyền nói chuyện trực tiếp.
Từ ngày 6 đến 18 tháng 11 năm 2022 Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc lần thứ 27 (Conference of the Parties, COP27) sẽ được tổ chức tại Sharm el-Sheikh, Ai Cập. Hội nghị này được Antonio Gunterres, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc khai mạc và có khoảng đại diện của 200 quốc gia và hàng chục nghìn người tham dự...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.