Hôm nay,  

Nhật ký một Phật tử (2)

13/08/202308:24:00(Xem: 980)
Tôn giáo

full-moon

Ngày kế tiếp, tháng này, năm nay
    Bốn giờ sáng, trời lạnh căm căm, sương mù dày đặc. Mình phải dậy sớm để đi cày kiếm cơm, đường vắng hoe không một bóng người, thỉnh thoảng vài chiếc xe vút qua, có lẽ cũng là những người đi làm sớm như mình. Thường thường mình lái xe ngang qua một nghĩa địa nhỏ giữa lòng thị trấn, mình nhiều khi sanh nghịch nhìn quanh quất thử xem có thấy ma chăng, chẳng hạn như một bóng áo choàng trắng hay áo choàng đen, một hình nhân nữ với tóc xõa che mặt, một em bé kiểu killing doll… mà đã từng đọc trong sách. Vừa lái xe và phì cười với chính bản thân, trong một lần lơ đễnh như thế, mình vượt qua bảng stop mà không kịp ngừng, đường vắng tanh, ấy vậy mà không biết từ đâu một chiếc xe cảnh sát xuất hiện phía sau cứ như ma vậy!
    Lúc này trong bụng rối cả lên, vừa sợ giấy phạt vừa lo sẽ bị vợ càm ràm cả buổi cho mà nghe. Tự dưng ngước nhìn hình Bồ Tát treo ở trước mặt và thầm trách: ”con ăn ở hiền lành, sao Bồ Tát không phù hộ?”. Chỉ trong vài phút là anh cảnh đến, anh ta yêu cầu xem bằng lái và bảo hiểm xe. Mình trình đủ và giở thói quen dân Mít nhà ta: ”tôi vượt bảng stop vì lờ đễnh, đây cũng là lần đầu tiên, ông có thể cảnh cáo chứ đừng viết giấy phạt?”. Người cảnh sát bảo: ”để tôi xem background của ông trước rồi tôi sẽ quyết định”. Anh cảnh sát quay về xe của mình hí hoáy trên laptop và chừng mười phút sau thì quay lại: ”lý lịch lái xe của ông rất tốt, tôi chỉ cảnh cáo thôi nhưng ông nhớ lái xe cẩn thận!”. Mình mừng hết lớn, cảm ơn rối rít. Nhìn tướng anh cảnh sát cao to, cơ bắp cuồn cuộn trong bộ sắc phục cảnh sát rất đẹp, ngầu và oai ra phết. Mình thấy mến những anh cảnh sát vất vả cả ngày đêm để giữ trật tự, an ninh và an toàn cho cộng đồng. Nghề cảnh sát ở xứ này rất nguy hiểm, luôn đối mặt với súng đạn, cảnh sát xứ này không có lối vòi vĩnh “ bánh mì hay cà phê” hay lót tay thay giấy phạt như xứ mình. Mình cũng tự thấy xấu hổ vì mới vừa phút trước trong bụng còn chửi thầm: “đồ cảnh sát khó ưa, đồ mặc dịch, đồ kỳ thị...” vậy mà sau khi anh ta tha không phạt thì lại thấy dễ ưa, thấy cảnh sát làm việc năng nổ và trách nhiệm. Ôi chao cái tâm vọng động mê loạn của mình!  Phút trước vậy mà phút sau khác rồi, thế mới biết thiên đường - địa ngục không hai, vẫn không ngoài một niệm; thiện - ác tưởng chừng cách xa nhưng nào ngờ cũng chỉ trong một niệm. Từ một niệm mà biến hóa không cùng, bởi thế nhà Phật mới bảo: ”nhất thiết duy tâm tạo”, lớn như sơn hà đại địa, nhỏ nhiệm như phù du, hạt bụi… tất cả không ngoài một niệm tâm.

Thập phương hư không bất ly đương xứ
Cổ kim tam thế bất ly đương niệm
 
Người cảnh sát đi rồi, mình cũng lái xe đi nhưng trong lòng thấy mắc cỡ với chính mình. Mình đã sai lại còn trách Bồ Tát không phù hộ. Mình thất niệm nên vượt bảng stop, nếu lúc ấy mà có xe chạy ngang qua thì đã xảy ra tai nạn rồi. Giờ mình thấy mình may mắn, không bị tai nạn, không bị phạt. Mình sanh tâm sám hối, sám hối với Bồ Tát và sám hối với chính mình.
    Chánh niệm thật sự quan trọng, giúp mình kịp dừng lại trước những hành động sai quấy, kịp ngưng trước khi nói những lời thô ác và vi tế hơn là kịp nhận ra mình đang nghĩ bậy bạ. Chánh niệm trong lúc lái xe càng quan trọng hơn, chỉ cần thất niệm một giây là có thể gây tai nạn, có thể chết người như chơi!
Vào trong hãng, nhóm mình làm chung rất vui vẻ, ngày nào cũng tám đủ chuyện trên đời, chuyện bóng cà na, bóng bầu dục, chuyện tin tức thời sự và chuyện đàn bà thì hầu như là không thể thiếu. Những lời bình luận em này đẹp hay xấu, con nhỏ kia bự hay lép...và bao nhiêu chuyện linh tinh khác nữa. Mình cũng tám với cả bọn, những khi ấy mình biết mình đang thất niệm nhưng tự an ủi: “mình chỉ là một Phật tử chứ không phải người xuất gia” tuy nhiên mình vẫn nhớ mình là Phật tử nên giảm bớt độ “mặn” của câu chuyện, hoặc là lái câu chuyện hướng khác khi nó đi quá đà, hoặc là chuyển đề tài, Tuy nhiên cũng không ít lần bị bắt giò : ” tại sao mầy giãn ra khi câu chuyện đang hấp dẫn?”
    Quả thật từ lý thuyết đến thực hành có một khoảng cách khá xa, nói dễ làm khó. Mình cũng như tất cả những Phật tử khác, ai mà hổng biết cái lý thuyết thân này như cái đãy da hôi thối, toàn máu mủ đờm dãi, tai có ráy, mũi có cứt mũi, miệng có bợn, mắt có ghèn, lỗ chân lông có mồ hôi, tiền môn và hậu môn có phẩn niếu… Dẫu biết rằng cái thân này chỉ là giả hợp của bốn đại… Nhưng hễ thấy người đẹp là mê và mơ! Đôi khi chỉ một nụ cười của người đẹp cũng đủ làm xao xuyến cả tâm hồn, một cái xúc chạm hay một lời tình tứ thì có thể vui lâng lâng thậm chí sanh tơ tưởng nọ kia. Dẫu biết xác thân là bất tịnh nhưng thấy người đẹp vẫn cứ bập vào như thường. Mình cũng như mọi người vậy, cứ để cho lục căn chấp vào sáu trần nên khổ và không biết đến khi nào mới có thể buông được? Lý thuyết đầy đủ cả rồi, biết rồi, thuộc nằm lòng rồi… nhưng thực hành mới là quan trọng, mới có hiệu quả, chứ cứ lý thuyết suông thì cũng như không mà thôi!
    Mình tự kiểm thảo mình, trong năm món dục thì có lẽ nặng về sắc. Tài vốn không có bao nhiêu, kiếm sống đủ chi tiêu, tâm cũng không có ý định cầu và cũng biết chắc chắn là có cầu cũng không được, cái này tùy vào phước của chính mình. Danh thì chẳng có, chỉ là kẻ vô danh tiểu tốt, lại càng không để tâm đến. Thực thì cũng buông được, ăn chay, ăn đủ dinh dưỡng để sống chứ không có ý thích ăn ngon cao lương mỹ vị hay ăn nhậu lu bù. Thùy thì cũng chỉ ở mức căn bản bình thường, không ham ngủ nghỉ nhiều. Duy có sắc là khó nhất, thường mơ tưởng, thường nghĩ đến, khi thấy người đẹp là quên béng đi đấy là cái túi da hôi thối hay là giả hợp của tứ đại, lúc ấy chỉ thấy đó là người đẹp mắt biếc má đào, đó là cái đẹp của cuộc đời... rồi tặc lưỡi cho qua và tự ngụy biện: “Đời mà, chẳng có gì tuyệt đối!”
    Mặc dù mê cái đẹp nhưng vẫn tin tưởng vào Phật pháp, vẫn biết giữ được năm giới thì mới có thể tái sanh làm người, giữ được thập thiện thì có thể sanh thiên… Mình đang chiến đấu với bản thân mình, một cuộc chiến giữa giữ giới hay sống theo cảm tính, rõ ràng đây là một cuộc chiến khó khăn mà phần thắng hay thua còn ngang ngửa nhau, điều này phụ thuộc vào bản lãnh của chính mình, tuy nhiên trợ duyên thầy lành bạn tốt cũng rất quan trọng và cần thiết biết bao.
 

– Thanh Nguyễn

(Ất Lăng thành, 0422)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hằng năm cứ vào ngày Đức Phật Đản Sinh, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ (GHPGVNTNHK) cùng Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam Nam California đều long trọng tổ chức Đại Lễ Phật Đản. Sau 4 năm gián đoạn vì đại dịch Covid-19, đây là lần đầu tiên được tổ chức trở lại tại Miền Nam California. Đại lễ Phật Đản diễn ra trong hai ngày Thứ Bảy ngày 4 và Chủ Nhật ngày 5 Tháng Năm, năm 2024 tại Garden Grove Park, thành phố Garden Grove trung tâm Little Sài Gòn, trong hai ngày đại lễ diễn ra với sự chứng minh tham dự của hàng trăm chư tôn giáo phẩm, chư tôn đức Tăng Ni, hàng ngàn đồng hương Phật tử và cư dân trong vùng.
Ý nghĩ thường dẫn đạo cho hành động và lời nói. Người ta không đơn giản làm ác, nói ác nếu trong tâm ý không có niệm ác. Do vậy cần quán sát, giữ gìn, kiểm soát từng ý nghĩ: ý niệm ác thì biết là ác, ý niệm thiện thì biết là thiện. Giữ tâm ý trong sạch là thanh lọc thiện-ác. Ác thì bỏ, thiện thì giữ. Đây là bước căn bản của chánh tư duy, chánh niệm để tiến sâu vào chánh định.
Để có phương tiện cho việc tổ chức Đại Lễ Phật Đản PL. 2568-2024 do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ và Cộng Đồng Phật Giáo Miền Nam California sẽ được tổ chức tại Công Viên Garden Grove Park, Thành Phố Garden Grove, Miền Nam California vào các ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật, 04 và 05 tháng 5 năm 2024 với Chủ Đề “Phật Giáo và Hòa Bình”
Tại Chùa Từ Ấn, 32693 Gruwell St Wildomar, CA 92595 do Thượng Tọa Thích Pháp Tánh làm Viện Chủ, TT. Cũng là Hội Phó Hội Thân Hữu Già Lam, đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng Niệm 40 năm Đại lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ viên tịch và họp mặt Thân Hữu Già Lam Lần Thứ 18 -2024, diễn ra trong hai ngày Thứ Sáu, ngày 05 và Thứ Bảy, ngày 06 tháng 4 năm 2024. Buổi lễ tưởng niệm Cúng kỵ Ôn Già Lam và Hiệp kỵ quý Thầy hội viên Hội THGL trong đó có Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, HT. Thích Thái Siêu, HT. Thích Hạnh Tuấn, HT. Thích Quảng Thanh… diễn ra vào lúc 11 giờ trưa Thứ Bảy ngày 6 tháng 4 năm 2024, tham dự buổi lễ ngoài quý chư tôn đức Tăng, chư tôn đức Ni trong hội Thân Hữu Già Lam đến từ các Tiểu Bang tại Hoa Kỳ, Âu Châu, Canada … còn có một số đông Phật tử tham dự.
Sáng Chủ Nhật ngày 31 tháng 3 năm 2024, Tu Viện Đại Bi do Ni Trưởng Thích Như Tịnh làm Viện Chủ, Ni Sư Thích Chơn Viên Trụ Trì đã long trọng tổ chức lễ an vị Tôn Tượng Thích Ca và Tôn Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm (lộ thiện). Buổi lễ diễn ra dưới sự chứng minh, tham dự của hàng trăm chư tôn đức Tăng, Ni và đồng hương Phật tử. Điều hợp chương trình buổi lễ do Sư Cô Thông Thành, Chư tôn đức chứng minh có: Hòa Thượng Thích Nguyên Trí, HT. Thích Thiện Long, HT. Thích Minh Trí, HT. Thích Minh Mẫn, HT. Thích Minh Hồi, HT. Thích Tuệ Uy… Thượng Tọa Thích Pháp Chơn, TT. Thích Pháp Tánh, TT. Thích Minh Chánh,TT. Thích Thường Tịnh… cùng quý chư tôn đức Tăng, Ni Trưởng Thích Như Tịnh, Ni Sư Chơn Viên, NS.Nguyên Thiện, NS. Như Quang, NS. Chúc Vân, NS. Giới Định, NS Thiền Tuệ cùng quý chư tôn đức Ni đến từ các chùa và tu viện Nam California.
Trong khi ngoài đời cũng như trong đạo, nhan nhản những người hữu danh vô thực, thì bậc thượng trí nương nơi trung đạo, vượt ngoài danh vị và thực tế, vượt khỏi danh ngôn và thực tại, vượt lên ngôn ngữ tương đối và sự thật tuyệt đối, trầm lặng chứng ngộ cảnh giới bất khả tư nghì – và nơi vô trụ xứ ấy, không ngọn gió thế gian (4) nào có thể thổi tới.
Cuối năm ngoái và đầu năm nay, cộng đồng Phật Giáo Việt Nam trong và ngoài nước đã mất đi hai bậc Thạch Trụ Tòng Lâm: Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan và Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ! Sự ra đi của hai Ngài không những đã để lại bao tiếc thương vô hạn trong lòng Tăng, Ni và Phật tử Việt Nam, mà còn là mất mát lớn lao cho cả Dân Tộc và Đạo Phật Việt.
“Cười với nắng một ngày sao chóng thế / Nay mùa đông, mai mùa hạ buồn chăng” (2). Không ngại chi với việc cười vui, buồn khóc theo vận hành vô thường của bốn mùa đổi thay. Trong niềm vui có nỗi buồn; trong tang tóc có niềm hy vọng, tin yêu. Người đến, rồi người đi. Người đi, rồi người sẽ về.
Ở tuổi 90, Tết đến Xuân về suy gẫm bài kệ “CáoTật Thị Chúng ”của thiền sư Mãn Giác qua bản dịch của Hòa Thượng Thích Quảng Độ tôi thấy thấm thía vô cùng về triết lý nhân sinh. Chúng ta thường vui khi Xuân về hoa nở, buồn khi Đông đến tuyết lạnh rơi rơi. Nhưng quên rằng Đông là mùa ẩn tàng sức sống cho một ngày Xuân bừng dậy: “Nếu chẳng một phen sương lạnh buốt, hoa mai đâu đến ngát mùi hương”. 90 năm trong cuộc đời thăng trầm chìm nổi, gân xương mòn mỏi, cảm thương cho những ai vẫn mong đợi một điều không thật đó là trẻ mãi không già, sống hoài không chết. Già bệnh không hẹn với ai vẫn mà cứ đến, từ đó bao ưu bi, khổ não kết hợp gió bụi thời gian làm cho chúng ta da nhăn, tóc bạc thuận chiều theo triết lý duyên sinh.
Tại Chùa Bát Nhã số 4171 W 1St Santa Ana nơi đặt trụ sở Văn Phòng Thường Trực Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ (GHPGVNTNHK) đã long trọng tổ chức tang lễ cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan, Tăng Trưởng Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Viện Tăng Thống, GHPGVNTN; Trưởng Ban Điều Hợp Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại; Chánh Văn Phòng Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTNHK, Chứng Minh Hội Đồng Hoằng Pháp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã viên tịch vào lúc 6 giờ 50 phút sáng Thứ Năm, 25 Tháng Giêng (nhằm ngày Rằm Tháng Chạp năm Quý Mão), tại California, Hoa Kỳ, trụ thế 97 năm, 72 hạ lạp.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.