Hôm nay,  

Tại sao lại tát?

13/04/202309:44:00(Xem: 2125)
phson

Ngày 08 tháng Sáu năm 2021, Tổng Thống Pháp Macron bị tát vào giữa mặt khi vừa tới nói chuyện với một nhóm dân làng ở miền Đông-Nam nước Pháp. Người tát là một thường dân, thanh niên 28 tuổi. Bối cảnh xảy ra cái tát đó là nhiều dân Pháp phẫn nộ, chống đối quan điểm của Tổng Thống Macron về đại dịch Covid và các chính sách xã hội được cho là gây khó khăn, thiếu quan tâm tới thành phần dân nghèo. Dĩ nhiên, hành động trái phép của chàng thanh niên phải trả giá: án tù 4 tháng. Song, qua quan sát và trò chuyện, tôi cảm thấy dư luận Pháp khá bình tĩnh tới mức như bình thản trước hành vi xúc phạm nhân phẩm, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe của người đứng đầu một nhà nước dân chủ. Sau 3 tháng ngồi tù, chàng thanh niên nói với báo giới : «Chẳng có gì ân hận !»
     Nói về uy lực, tổng thống Pháp thuộc hạng quyền thế lớn trong hệ thống các chế độ dân chủ. Nhiều người thường nghĩ tổng thống Mỹ là người quyền uy nhất. Nhưng tổng thống Pháp có những quyền mà tổng thống Mỹ không thể có. Ví dụ, hiến pháp Pháp cho phép tổng thống có thể giải tán Hạ Viện, một nhánh lập pháp do dân bầu ; tổng thống Pháp là người duy nhất có quyền chỉ định ai làm thủ tướng, người đứng đầu Hành Pháp; tổng thống Pháp có quyền quyết định người đứng đầu Hội Đồng Hiến Pháp (tương đương Tòa Án Tối Cao ở Mỹ).
     Tuy nhiên, cả hai nhân vật quyền lực vừa kể đều thua xa một nhân vật Việt Nam. Đó là người giữ vị trí chủ tịch đảng hay tổng bí thư đảng cộng sản. Như ông Hồ, người đã đưa Việt Nam vào con đường xã hội chủ nghĩa (dân gọi là xuống hố cả nút), đã gây bao tai ương, chết chóc cho dân tộc, nhưng cầm quyền liên tục 24 năm cho tới tận lúc chết (tổng thống Pháp, Mỹ, tài ba nhất cũng chỉ được cầm quyền liên tục cùng lắm là 10 hay 8 năm). Như ông Trọng hiện thời, ông này có thể quyết định mọi vấn đề liên quan tới đất nước từ quốc phòng, an ninh, kinh tế, xã hội cho tới giáo dục, giao thông, đối ngoại, y tế, vân vân, mà chẳng cần phải lo lắng, hay hỏi ý kiến của dân. Ông Trọng có thể tiếp tục giữ quyền lực lớn như thế thêm 5, 10 hay 15 năm nữa chỉ là chuyện của riêng ông và đảng của ông. Dân chúng hay « hiến pháp » chẳng có giá trị gì ở những việc này.
      Nhưng, sự tương phản dễ hiểu nhất về quyền uy giữa người cầm quyền ở Pháp, Mỹ và Việt Nam là những gì diễn ra trong mấy năm chống dịch Covid vừa qua. Khi chống Covid, các ông tổng thống Pháp và Mỹ đều phải tức tốc chuyển ngay tiền trợ cấp nhiều tỷ đô-la vào tài khoản cho dân nghèo gần như vô điều kiện ; đều phải khẩn cấp tổ chức xét nghiệm và tiêm chủng miễn phí bằng những loại sản phẩm uy tín nhất thế giới cho dân. Nếu phải áp dụng biện pháp phong tỏa, cách ly, cả hai ông tổng thống Pháp và Mỹ đều phải rất thận trọng để không gây ra các thiệt hại phụ cho người dân. Ví dụ, ở Pháp, vào thời kỳ phải giới nghiêm căng thẳng nhất, tổng thống Pháp còn phải cân nhắc cả việc sao cho hằng ngày người dân có thể ra ngoài hóng gió hay dắt chó, mèo đi dạo.
      Còn ở Việt Nam ta thì sao? Nói một cách ngắn gọn, dân ta đã bị ông Trọng và đảng của ông ta coi như người hủi ở thế kỷ 18. Tàn nhẫn hơn nữa, “người hủi” còn bị móc túi bằng đủ mọi cách, từ cưỡng bách đi xét nghiệm bằng những dụng cụ giả, chích những vắc-xin mà ông Trọng và đồng đảng của ông không chịu dùng hay phải hối lộ những món tiền khổng lồ mới có thể về nhà. Thế nhưng, đến nay, sau khi gây ra bao chết chóc, mất mát, ông Trọng và đảng của ông vẫn cứ rất oai vệ trong các lời kêu gọi về đạo đức, thanh liêm, trách nhiệm xã hội hay chống tham nhũng. Ngay cả việc chính ông Trọng đã trực tiếp ký bằng khen cho công ty Việt Á, ông cũng chẳng cần phải bận tâm thanh minh hay xin lỗi ai cả. Không những thế, ông Trọng và đảng của ông còn thẳng tay bắt, bỏ tù tất cả những ai muốn làm những việc để dân bớt khổ, chính quyền bớt “tham nhũng” đúng như ông hay kêu gào.
      Tôi kể sơ qua những chi tiết đó ở Việt Nam cho một người Pháp vốn rất ôn hòa và hỏi anh ta với ý hơi chọc ghẹo:
      - Vậy theo ông, người như thế thì theo ông cần cho mấy cái tát?
      - Tại sao lại tát?
      Câu hỏi ngược trở lại làm tôi cũng hỏi giật lại:
      - Sao lại không?
     Ông ta liền giơ cao tay rồi đập đánh rầm một cái xuống bàn và lầm bầm câu gì đó. Không hiểu do tiếng động mạnh hay do khả năng tiếng Pháp của tôi, tôi chẳng hiểu gì cả. Có lẽ sự sửng sốt pha lẫn ngây ngô trên mặt tôi đã làm cho ông ta trở nên nóng nảy chăng? Rồi ông ta nói gằn từng chữ:
      - Chúng nó đáng bị treo cổ… lên 10 lần.


-- Phạm Hồng Sơn

(12/04/2023, ngày Nguyễn Lân Thắng bị kết án 6 năm tù).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Với sự miễn nhiệm ba nhân vật ở vị trí lãnh đạo quốc gia như Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội của Việt Nam chỉ trong vòng một năm từ năm 2023 đến năm 2024 vì lý do ba nhân vật đó thiếu liêm chính đã dẫn đưa người ta có cái nhìn về viễn ảnh trước mắt là sự khủng hoảng cơ cấu và sự bất ổn kinh tế làm cho giới đầu tư nước ngoài e dè, thận trọng, và chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia khác...
Mỗi khi tai qua nạn khỏi hay gặp một điều lành, chúng ta đều nhắc tới chữ Phúc Đức: “Nhờ phúc ông bà nên tôi vừa thoát nạn.” “Nhờ phúc nhà nên cháu vừa thi đỗ.” “Cầu phúc tổ tiên cho được mẹ tròn con vuông.”...
Có 6 loại cán bộ, đảng viên sẽ bị loại khỏi thành phần Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XIV, nhưng tiêu chuẩn người được chọn “vẫn cũ như trái đất”...
Ông Bill Burns, Trùm CIA, hôm 19/04/24, cảnh báo « Ukraine có thể thua cuộc chiến sanh tử với Poutine từ đây tới cuối năm ». Lời tuyên bố đưa ra trước hôm Hạ viện Huê kỳ biểu quyết có nên tháo khoán 61 tỷ USD để giúp Ukraine hay không? Nay thì Ukraine có 61 tỷ, và còn thêm phần viện trợ của Otan nữa, để tăng cường khả năng quân sự và cả kinh tế để đối đầu với Poutine. Vậy tới cuối năm, chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc và thắng lợi sẽ ngả về phía Ukraine?
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.