Hôm nay,  

Sv Làm Thêm Mùa Hè

25/06/200000:00:00(Xem: 5624)
Bạn thân,
Mùa hè của học trò Việt Nam đa số không còn bao nhiêu thơ mộng nhàn nhã. Để kể cho bạn nghe về những hoàn cảnh sinh viên thời nay, ghi theo tờ Thời Báo Kinh Tế như sau.
Chuyện sinh viên thời nay đi làm kiếm tiền phụ giúp cho những trợ cấp còn ít ỏi của bố mẹ, tự lo cho học tập của bản thân mình đã trở thành hiện tượng phổ biến. Họ sẵn sàng làm đủ mọi việc từ phu hồ, giúp việc đến tiếp thị, chạy hàng…

Nguyễn Thu H. sinh viên ĐHQG Hà Nội, hiện đang làm nhân viên tiếp thị cho hãng thuốc lá 555 với thời hạn 3 tháng kể về hoàn cảnh gia đình rất khó khăn của mình, vì thế cô đã tự kiếm thêm công việc này. Không chỉ mùa hè mà những tháng ngày trong năm học chính, H. vẫn đi làm thêm vào các buổi tối, H bảo: “Những tháng hè đi làm yên tâm hơn do không phải đến trường. Tận dụng thời gian này, em làm cả ngày cả đêm để góp tiền khi vào năm học mới đóng học phí và chi tiêu...” Nghề tiếp thị thuốc lá tuy vất vả, phải rảo bước khắp các quán hàng trong thành phố để mời mọc chào hàng, có hôm quá đêm mới lê bước về tới phòng trọ. Bù lại mỗi ngày cô cũng có được 50 ngàn đồng tiền công đó là chưa kể qua một tháng bán hàng tốt lại được thưởng một khoản tiền nữa. được biết hè này là hè thứ hai H không về quê. Còn Lê Văn Đ, hoàn cảnh gia đình rất éo le, bố mẹ đều là người tàn tật, vì thế, ngoài nuôi thân, Đ còn phải trợ giúp 2 em ăn học. Xác định tự lập là chính vả lại phải có trách nhiệm với 2 em với bố mẹ ở quê, nên ngay từ năm thứ nhất trường ĐHSP, Đ đã đi làm thêm chỉ tết Đ mới về quê, hoặc khi nào nhà có công việc, bố mẹ đau yếu không thể dừng được thì người ta mới thấy Đ bỏ học, bỏ làm thêm để về quê. Rất may là Đ xin được một chân bảo vệ đêm cho một cửa hàng thực phẩm với mức lương 400 nghìn đồng/tháng.

Ban ngày ngoài thời gian tới lớp buổi sáng, buổi chiều Đ lại ngồi gấp túi thuốc tây của chính cửa hàng thuê với giá 15.000 đồng/100 chiếc. Làm giỏi một chiều Đ cũng được 20.000 đồng tiền công. Đ tâm sự: “Ngày thường là như vậy, còn dịp hè không phải học em vẫn đi làm phụ hồ suốt ngày cho một đám thợ xây dựng quen biết và tối về lại canh hiệu thuốc. Hè này em định đi lấy hàng quần áo bỏ mối ở mấy sạp ngoại thành không biết có ăn thua gì không" Nghe người ta bảo mỗi ngày cũng có 30 ngàn đồng. Nếu quả như vậy thì thật là tốt..” Được biết, mỗi tháng ngoài phụ tiền trọ, ăn học... Đ vẫn gửi tiền đều đặn về cho bố mẹ và các em từ 200 đến 300 ngàn đồng. được như thế, họ còn cho là may, bởi có không ít sinh viên, cả nam và nữ, do không có mối quen biết nào mà họ phải nhận làm nhiều công việc như rửa bát hàng ăn, phụ hồ... còn vất vả hơn nhiều.

Còn cách kiếm tiền trong dịp hè của nhóm sinh viên nam, quê Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh... hiện đang học đại học mỏ địa chất thì quả là hiếm thấy khi họ bảo hè này sẽ lên Yên Bái đào vàng. Một người trong nhóm kể: “Hè trước, bọn em cũng đã đi và hết hè về mỗi người được hơn 1 triệu đồng”.

“Nghỉ hè là dịp đi kiếm tiền. Gia đình ở xa, lại nghèo khó nên ai cũng cố mà nghĩ cách kiếm tiền để sống mà học”. đó là lời tâm sự của một sinh viên đại học kiến trúc Hà Nội. Theo lời kể của anh thì một số bạn bè cùng lớp cũng thường xuyên nhận được các hợp đồng làm thêm, có khi cả thầy và trò cùng kết hợp làm. đối với sinh viên kiến trúc thì mỗi hè họ có thể kiếm được một vài triệu đồng. Quả là sinh viên kiến trúc hay mỹ thuật nhờ có hoa tay mà kiếm tiền khá hơn. Từ những chất liệu tưởng như bỏ đi như lá, vỏ cây vậy mà với óc tưởng tượng và bàn tay khéo léo họ đã cho ra thị trường những sản phẩm có tính nghệ thuật. B. một sinh viên năm thứ 3 đại học Kiến trúc thường xuyên làm mặt hàng này cho biết: “Hè này tụi em dự định sẽ mở một xưởng sản xuất đồ lưu niệm. Có thể mức thu nhập không cao như mong muốn nhưng với mức 500.000 đ một tháng thì em nghĩ các bạn đều chấp nhận làm. Dự kiến xưởng sẽ có 30 sinh viên làm và một số người sẽ làm công tác tiếp thị, chào bán sản phẩm tại địa bàn thành phố...”

Ngoài những cách kiếm tiền nghệ thuật của sinh viên các trường Kiến trúc, Mỹ thuật, thì đại bộ phận sinh viên khác lại trông vào nghề gia sư tại gia cũng như ở một số trung tâm. Nghề gia sư tuy không vất vả tay chân, nhưng lại đòi hỏi đức kiên trì, tính sư phạm và năng lực kiến thức vững vàng. Một sinh viên ĐHSP Nghệ An dường như hè nào cũng có việc gia sư, kể rằng mỗi tháng cũng có thu nhập 800.000 đồng với lịch dạy tuần 5 buổi kín cả sáng tối. Thế nhưng khi nghe cô kể về cách thử trình độ đủ kiểu của gia chủ mới thấy để kiếm được đồng tiền quả không phải dễ.

Bạn thân,
Báo này ghi nhận thêm, “Sinh viên báo chí thì phần lớn dùng kỳ nghỉ hè để đi viết bài, vừa lấy tiền nhuận bút vừa nâng cao tay nghề. Sinh viên du lịch thì lại tìm cho mình các cửa hiệu môi giới khách du lịch trong nước, ngoài nước để xin việc tập làm hướng dẫn viên du lịch cho dù khoản bồi dưỡng đi tour rất ít ỏi...”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.