Hôm nay,  

Thơ Nôm miền Nam Bạch Viên Tôn Các: Trích đoạn vượn trắng hóa thành người và bỏ đi khỏi chùa

18/09/201916:51:00(Xem: 3105)

Truyện Thơ Bạch Viên bản khắc của Bửu Hoa Các, Phật Trấn, bắt đầu với thầy Huyền Trang đi tìm nơi mình có thể tu hành. Thầy tìm được chùa Phi Lai đúng ý nên trụ lại đây. Một hôm có con vượn trắng lấp ló cửa chùa, thầy cho vượn vào trong. Vượn biết tiếng người nên được chấp nhận ở lại chùa tu hành... Một hôm kia… (xin đọc đoạn trích).

Cái hay của truyện là tâm lý của Bạch Viên, khi đã thành người thiếu nữ thì Bạch Viên không muốn cho thầy biết gì về mình nữa, cô lợi dụng lúc thầy ngủ, thắp nhang tụng kinh lần chót rồi ra đi trong đêm tối.

Lại sợ rằng ở chung lộn với người đời  sẽ có chuyện nầy kia nên Bạch Viên chọn nơi lâm tuyền mà ẩn tu.

Hai chữ mến công trong câu: Tu hành thầy đã mến công là tài liệu quí để chứng minh tác phẩm được viết ra khá sơm (thế kỷ 18-19). Hai chữ gióng thẳng trong câu Y hài gióng thẳng con đi cũng có giá trị tương tợ.

Cái hay của đoạn nầy là tâm lý quyết liệt của một người phụ nữ quyết ra đi khỏi chùa nhưng trong lòng rất thương thầy.

Văn hơi khó hiểu vì được sáng tác hơn trăm năm nay của một người bình dân Miền Nam, bản khắc ở bên Quảng Đông nên sai sót nhiều..


Nguyen  Van Sam


2. Bạch Viên bỏ chùa ra đi,

Chánh rằm nguyệt chiếu trăng thanh,

Vượn ra vọc tuyết sương thanh lau mình[1].

Bạch Viên có phép hiện hình,

Chẳng dám lậu tình thầy biết làm chi[2].

Tôi đà niệm Phật qui y,

Bồ Đề một chuỗi tri tri tạc lòng[3].

Mõi mê thầy ngủ liêu phòng,

Thức ta[4] lạy Phật, thỏa lòng[5] tụng kinh.

Long thần Phật pháp giáng linh,

Thấy vì Thái muội[6] tụng kinh, hóa hình.

Bạch Viên chuyển cốt vặn mình,

Toàn thân biến thú hóa hình nữ nhi[7].

Mặt hoa mày liễu phương phi[8].

Hình dung yểu điệu gót đi dịu dàng.

3a. Tỉnh xong[9] thầy thấy rõ ràng,

Vượn đà cởi lốt hóa nàng yêu tinh[10].

Lạ lùng thầy thấy, làm thinh[11],

Rình coi cho biết yêu tinh mới tường[12].

Tốt tươi thiên hạ, phi thường,

Môi son mày liễu, má hường nỏn na,

Bạch Viên nép bóng còn nghi,

E[13] cho thầy thấy thói tây chẳng hiền[14].

Y hài gióng thẳng con đi[15],

Tâm thần chuyển động bên kề chẳng không[16],

Tu hành thầy đã mến công[17],

Thủy xung hỏa khắc giữ không khỏi rày[18].

Kíp mau lánh khỏi chùa nầy

Nhang đèn lạy Phật, giả thầy Huyền Trang.[19]

Lánh mình kẻo lộn thế gian,

Lâm tuyền tới đó dưỡng an tánh tình[20].

Ra đi tăm tối một mình.

Mãng theo đông lộ hoa đình tới nơi.

Non cao rừng vắng thảnh thơi.

Thạch bàn chiếm ở vui chơi non Bồng[21].

Biến nên gác rộng lầu hồng[22].

Hóa ra nữ sứ đồng vào chốn ni[23].

3b Gương Nga ngọc chiếu hoa phòng,

Trướng loan phụng trỗ sa hồng rất xuê[24].

Nguyễn Văn Sâm

samnguyen20002002@yahoo.com

 



[1] Lấy tuyết sương lau mình.

[2] Thật ra Bạch Viên có thể hiện thành người lúc nầy nhưng không muốn thực hiện vì sợ thầy biết.

[3] Vì Bạch Viên đã quyết chí tu hành.

[4] BN: Ta, chỉ Bạch Viên. Trong khi thầy Huyền ngủ thì Bạch Viên tụng kinh, lạy Phật. Lúc nàng cô đã nghĩ đến chuyện ra đi.

[5] BN: Thả lòng, giọng Nam.

[6] Bạch Viên là một vị nào đó trên thượng giới.

[7] Bạch Viên hóa từ thú ra thành một người con gái. BN: tàn thân, giọng Nam.

[8] Con vượn trắng thành nàng Bạch Viên, người đẹp.

[9] Tỉnh dậy sau khi ngủ.

[10] Thầy thấy rõ sự cởi lớp của vượn bạch thành một người con gái nên cho đó là yêu tinh. Bản QN  hai lần chữ yêu tinh bị đọc thành yêu tinh và thiên tinh!

[11] Lấy làm lạ lùng  điều mình vừa thấy nhưng thầy nín thinh để theo dõi.

[12] Sự tò mò khiến thầy càng rình nhiều hơn để rõ.

[13] BN Phải, không có nghĩa, ở đây đọc theo bản QN. Cả câu: Sợ rằng thầy thấy mình là người thì có chuyện chẳng lành xảy ra.

[14] Bạch Viên rón rén núp bóng trăng ẩn mình sợ  thầy thầy thấy sẽ rõ sự việc thì không hay. Văn  chỗ nầy lộn xộn, khó phiên âm cho chính xác hai chữ 群儀. 

[15] Mặc quần áo (y), mang giày (hài), cột thắc quần áo gọn gàng (gióng thẳng) ra đi. Chữ hài 鞋BN dùng chữ đồng âm hài 孩 . Gióng: 1. cái gióng để gánh. 2. Dùng dây cột  đồ vật để treo, để mang.  Để ý câu nầy  là Bạch Viên nói vọng lại với thầy mình, như một lời cáo lỗi, xin phép khi dung danh xưng con.

[16] Bản Nôm câu nầy tạo thành vấn đề: Kề tâm thần chuyển động, bên chẳng không. Ngờ là người khắc nhảy chữ lộn xộn nên xếp lại như trên. Bản QN đọc: Kỳ tâm thầm chuyển tách miền hư không. Chữ 掑, không thể đọc là kỳ. Chữ thần chuyển神轉không thể là thầm chuyển. Hai chữ chẳng không 庒空 đã được chuyển thành ra đi theo ý của người làm bản QN. Cả câu: Gần gũi thì thế nào cũng khó bề tu hành, xao lãng kinh kệ. chắc chắn như vậy.

[17] Mến công 唤功: Yêu mến công việc mình làm, ở đây là mến công việc tu hành. Cách dùng chữ mến trong nhóm chữ mến công như mến tài, mến đức… Cả câu: Tu hành thầy đã có công lâu ngày.

[18] Bạch Viên thấy mình không thể ở lại chùa dưới hình thức con người, vấn đề nam nữ sẽ sanh ra chuyện khó lòng.

[19] Điều nầy cho thấy Bạch Viên là người biết suy nghĩ, trước khi ra đi  cô nghĩ đến việc lạy Phật thắp nhang… BN có 9 Chữ trong đó có chữ Huyền, tôi tạm thay  ba chữ cuối bằng  Huyền Trang.

[20] Không muốn sống chung lộn với người đời nên Bạch Viên chọn đến sống nơi rừng núi..

[21] Vui chơi non Bồng: Vui sống với cảnh núi rừng đẹp đẽ.

[22] Bạch Viên có phép tiên biến hóa ra nhà cửa. Cũng có thể hiểu  đó là cách nói của văn chương và điều tin tưởng bình dân về sự tạo dựng nhà cửa nơi rừng núi của một người con gái.

[23] Như trên.

[24] Phòng riêng của Bạch Viên rất đẹp, khá sang: Có chạm trỗ, có màn  bằng lụa quí. Sa紗: Lụa mỏng, có thể nhìn thấu bên kia, nhẹ, mịn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.