Hôm nay,  

Mùa thu tưởng niệm nhà văn Cao Xuân Huy

10/11/201807:21:00(Xem: 5028)

Mùa thu tưởng niệm nhà văn Cao Xuân Huy

 

Trịnh Thanh Thủy

 

 

Đến nay đã là năm thứ tám, tác giả của quyển truyện dài "Tháng ba gãy súng" trở về với mẹ đất. Cố nhà văn Cao Xuân Huy đã ra đi vào mùa thu, ngày 12 tháng 11 năm 2010 với bao nhiêu sự mến thương của gia đình, bạn bè, đồng đội và những người ở lại.

 

Theo lời kể của bác sĩ Ngô Thế Vinh thì ông đã chiến đấu với căn bệnh ung thư mắt(Melanoma-mắt) một cách rất kiên cường," người bệnh Cao Xuân Huy chênh vênh trên con dốc của tử sinh, đã can trường chống chỏi với bệnh tật cho tới những ngày và giờ phút cuối cùng và đã ra đi với tất cả “phẩm giá,”"

 

Có là bạn bè và đã gặp gỡ ông vào những ngày trước khi ông mất người ta mới thấy rõ sự bình tĩnh và can đảm chịu đựng cái đau của ông đến độ nào. Có đọc tác phẩm "Tháng ba gãy súng" mới rõ con người thật và tư duy của ông ra sao trước cơn hồng thủy của miền Bắc tràn vào miền Trung rồi đến miền Nam VN.

 

 blank

Pic 1 Cao Xuân Huy trong binh phục Thủy Quân Lục Chiến

 blank

Pic 2 CXHuy trong ngày ra mắt sách Võ Phiến tháng 1/2007

 

 

Ông đã gọi đó là một cuốn hồi ký hơn là một cuốn tiểu thuyết, "Bởi vì tôi chưa từng là một người cầm bút và tôi cũng không biết cách sắp xếp câu chuyện như thế nào. Tháng Ba thì mọi người đã rõ, còn Gãy Súng, tôi muốn nói lên một điều đau lòng cho những thằng lính cầm súng, khẩu súng mà không có đạn thì giá trị không bằng một khúc củi mục, chính tôi đã dẫn đại đội xung phong lên chiếm mục tiêu mà chỉ bắn bằng mồm. Súng của chúng tôi có phải là đã bị bẻ gãy không khi mà vẫn có thể tiếp tế đạn cho chúng tôi để chúng tôi chiến đấu? Ai đã bẻ gãy súng của chúng tôi? Tôi đặt chữ Gãy Súng cho quyển sách này là như vậy."

 

Đối với cố nhà văn Nguyễn-Xuân Hoàng khi viết phê bình tác phẩm "Tháng Ba Gãy Súng", vào năm 1986, ông đã kết luận bài viết như sau:

"Với Tháng Ba Gãy Súng, Cao Xuân Huy đã viết được "những trang văn xuôi lương thiện và giản dị về con người", điều mà Ernest Hemingway gọi là "trên đời này thật không có gì khó khăn hơn"." Cuốn sách này là một bút ký chiến tranh đã được tái bản đến 14 lần và đã có mặt trong các thư viện lớn trên thế giới. Có lẽ chưa một cuốn sách nào ở hải ngoại được tái bản nhiều lần và được tìm đọc nhiều đến vậy. Cuốn sách cũng được đưa nguyên vẹn vào bộ trường thiên tiểu thuyết “Mùa biển động” của nhà văn Nguyễn Mộng Giác như một chương kết.

 

 blank

Pic 3 CXHuy và nhà văn Võ Phiến

 blank

Pic 4 CXHuy và bạn hữu. Từ trái qua phải: (quá cố)Cao Xuân Huy, Bùi Vĩnh Phúc, Trịnh Thanh Thủy, (quá cố)Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Đình Toàn.

 blank

Pic 5 Tác phẩm "Tháng Ba Gãy Súng"

 

 

Tôi xin chia sẻ cùng bạn đọc bài tôi viết tưởng niệm ông ngay sau ngày ông mất.

 

 

Mùa thu súng gãy

 

Mùa thu Cali không có lá phong đổi màu rực đỏ trước một rừng ngát gió, mà có những con đường rực lá vàng ươm, nhắc nhớ những người lữ thứ ra đi không một hẹn ước quay về. Bầu trời đen thẫm gây gây lạnh, buổi chiều thì mau tối, làm lòng người man mác một nỗi buồn vô cớ. Thế mà qua một ngõ vắng, có một người khoác áo, kéo chiếc zipper cũ, đeo vào cặp kính, lên đường và đi chầm chậm vào mùa thu. Một đi không ngoái lại, khuôn mặt hồng hào đó vẫn để lại trong lòng bè bạn một nụ cười. Phải nói là nụ cười của ông rất đẹp, đẹp một cách đôn hậu. Tôi gặp ông lần đầu nhìn ông cười, bao căng thẳng trong óc cũng dãn ra. Cao Xuân Huy cười với tất cả khuôn mặt. Ông ít nói nhưng khi nói thì rất cởi mở và thẳng thắn. Phải nói là ông trực tính. Phong cách một người quân nhân ngày nào còn đâu đó trong máu nên trong cử chỉ ông vẫn còn phảng phất sự ngang tàng của người lính mũ Xanh. Tôi quen ông tình cờ khi đến thăm một người bạn viết văn mà lại làm chủ một vườn cây lớn ở Los Angeles. Cao Xuân Huy nhìn tôi tủm tỉm cười, giới thiệu là anh em thân thiết của ông chủ vườn cây. Anh Tiến nói, anh Huy đang cần bài cho tờ báo Văn Học và hỏi tôi có bài thì gởi cho tờ Văn Học. Rồi chúng tôi trò chuyện với nhau như anh em, biết nhau tự kiếp nào. Ông nói cười tự nhiên, bông đùa rất sảng khoái, ông bảo: “Anh đang dụ thằng này tái bản cuốn Vàng đen để anh có tiền uống rượu”. Sau này mỗi lần gặp anh, hỏi anh dạo này ra sao, anh hay đùa, anh vẫn đang đi dụ thiên hạ in sách, phát hành sách báo đấy mà.

 

Phải công nhận rằng ông có rất nhiều bạn bè, lúc nào gặp ông cũng thấy ông đang bận điện thoại, hay một chốc lại thấy điện thoại cầm tay của ông reo inh ỏi. Tôi không biết, có phải công việc ông đang làm đòi hỏi ông phải giao tiếp nhiều hay vì tính tình ông dễ mến nên ông quen rộng. Những khi có buổi họp mặt văn nghệ bạn bè thân thiết, tôi thấy ông chỉ ngồi một chỗ, nói ít, nhưng uống nhiều. Hình như tửu lượng của ông cao vô cùng vì tôi chưa bao giờ thấy ông say, dù ông uống mạnh lắm.

 

Trong tạp chí Hợp Lưu, khi kể chuyện làm báo, ông Khánh Trường có thuật lại một giai thoại khá vui vui. Thưở ấy lúc còn Cao Xuân Huy và Hoàng Khởi Phong cộng tác, Cao Xuân Huy lo việc đánh máy, Khánh Trường lo việc biên tập. Đôi khi có việc bất đồng ý kiến gây nên chuyện cãi nhau, thế là Cao Xuân Huy “cóc” thèm đánh máy nữa. Vì thế mỗi khi “to chuyện” thì HKPhong lại cảnh cáo KTrường “coi chừng lạng quạng, nó cóc thèm đánh máy cho mày nữa, thì làm gì nhau?” và KT thú nhận (nguyên văn) “Thì chẳng làm gì được nhau! Chỉ có cách là kéo ‘thằng khốn’ ấy ra quán ‘tắm’ bia cho bõ tức”.

 

Lần cuối tôi gặp ông ở tư gia nhà văn Đặng Phú Phong nhân một nhà văn nữ ở Đức qua chơi, ông không còn uống được nữa. Hôm ấy tôi mới hay ông bị ung thư mắt lây qua gan và bắt đầu chương trình hoá trị. Tôi thấy bàng hoàng. Trước đó, ngày tôi được biết ông bị ung thư mắt và mất đi một con, tôi xót xa lắm. Ông mất một viên ngọc quý đời mình để phải nhìn cuộc đời trong khung cửa hẹp hơn. Tôi hỏi thăm về bệnh tình, ông tỏ vẻ rất “cool” khi cho bạn bè biết tình trạng của mình. Nụ cười vẫn trên môi, khuôn mặt ấy vẫn hồng hào rạng rỡ. Thái độ ông khi đối diện con bệnh rất thản nhiên, coi như không có gì một cách oai hùng. Tác giả “Tháng ba gãy súng” hình như không biết lùi trước mọi tình huống.

 

Sau khi ra về, Tôi gọi điện cho anh Đặng Phú Phong và ngỏ thầm sự sợ hãi của tôi về điều lo lắng “có lẽ anh Huy không sống được lâu anh ạ, ung thư gan lan nhanh lắm”. Anh Phong bồi hồi “Anh cũng nghĩ vậy nhưng anh thấy nó tỉnh như không, thằng đó ‘chì’ lắm”.

 

Thế mà lời dự đoán của tôi thành sự thật, nhanh hơn tôi tưởng, ông đã ra đi sau vài lần hóa trị. Bên giường bệnh, lúc nào cũng có người thân và bạn bè trực canh cho ông. "Còn nỗi ấm áp nào hơn, còn sự chia sẻ êm đềm nào hơn phải không, anh Cao Xuân Huy?"

 

Cơn đau của ung thư chìm dần trong Morphine, trong cơn mê ngủ ngật ngừ, ông không còn thức dậy để nhìn người thân, bạn bè, các thính giả ái mộ ông nữa (Ông có góp giọng cho một đài phát thanh). Khắp nơi nhiều cơ quan truyền thông, báo chí, các hội đoàn đều ngỏ lời chia buồn với ông. Nhóm thân hữu Hội Thủy Quân Lục Chiến Nam Cali đã cử hành nghi thức phủ quốc kỳ VNCH trên quan tài ông tại nhà quàn. Bao nhiêu là thương nhớ và ngưỡng phục đối với sự ra đi quá sớm của người lính can trường và trực tính này.

 

Được người đưa tiễn

đưa tiễn người cuối cùng

mùa thu ở rừng Kiso

(Trích thơ Basho)

 

Năm xưa, ông viết về tháng ba và những cây súng gãy. Mùa thu năm nay, ông thực sự lên đường cho chính mình để vào lòng đất và ôm theo cây súng gãy năm xưa. Đâu đó tiếng thơ Haiku của Basho râm ran trong trí tôi. Buổi hoàng hôn một đời người chấm dứt trên mặt đất phủ đầy những lá vàng. ông chậm rãi đi vào mùa thu giống như Thi sĩ Basho đã khoác áo tơi, mang đôi giày cỏ, ra khỏi nhà, bắt đầu một chuyến đi vào vô định.

 

Trên cành khô

Chim quạ đậu

chiều tàn mùa thu

(Trích thơ Basho)

 

Mùa thu, năm 2010

Trịnh Thanh Thủy

 

TIỂU SỬ CAO XUÂN HUY

09-1947 năm sinh, quê nội Bắc Ninh, quê ngoại Hà Nam, Bắc Việt

10-1954 di cư vào Nam với mẹ

02-1968 đi lính Thuỷ Quân Lục Chiến, VNCH.

03-1975 bị bắt làm tù binh

09-1979 ra tù.

12-1982 vượt biên.

10-1983 đến Mỹ.

1984 định cư tại Nam California.

2005 chủ biên tạp chí Văn Học tới 04-2008

11-2010 mất tại Lake Forest, Nam California

 

Tác phẩm:

Tháng Ba Gãy Súng, 1985

Vài Mẩu Chuyện, 2010

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.