Hôm nay,  

Bản Tuyên Bố Thủ Thiêm - Số 2

27/09/201807:12:00(Xem: 2590)

BẢN TUYÊN BỐ THỦ THIÊM - SỐ 2

 

Ngày 19 tháng 5 năm 2018, Trước tình hình nghiêm trọng của vấn đề đất Thủ Thiêm, chúng tôi – các tổ chức xã hội dân sự và người Việt trong và ngoài nước đã ký bản “TUYÊN BỐ VỀ TÌNH HÌNH ĐẤT ĐAI, CHÙA LIÊN TRÌ, NHÀ THỜ VÀ TU VIỆN DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở THỦ THIÊM” (Gọi tắt là “Bản Tuyên Bố Thủ Thiêm - Số 1”) – đồng lòng đưa ra những yêu cầu sau:

 

1- Trả lại cho dân, Chùa Liên Trì, Nhà Thờ và Tu Viện Dòng Mến Thánh Giá ở Thủ Thiêm… phần đất không có trong Quy hoạch ban đầu theo văn bản lập quy của Thủ tướng, và đền bù thoả đáng cho những nạn nhân đã bị cưỡng chế oan ức.

2- Nghiêm trị các tổ chức và cá nhân vô trách nhiệm, lộng quyền, tước đoạt tài sản và quyền sống của nhân dân. chà đạp luật pháp và đạo lý dân tộc.

3- Chấm dứt ngay việc cưỡng bức thu hồi đất trái nguyện vọng của người dân mà chính quyền ở các địa phương đang thực hiện.

4- Lập ban thanh tra có sự tham gia của cộng đồng xã hội (đại diện những người có quyền sử dụng đất), rà soát lại toàn bộ quá trình thực hiện quy hoạch phát triển đô thị trên cả nước.

-Công nhận và hiến định chế độ đa sở hữu đối với đất đai trên cả nước.

-Công nhận và cho đăng ký các Hội đồng đại diện quyền lợi và ý nguyện của người sử dụng đất  trên khắp cả nước, và trả lại cho toàn dân quyền tự do lập hội.”

 

 

Nay, Thanh tra Chính phủ đã ra bản Thông báo  số 1483/TB- TTCP Ngày 4 tháng 9 năm 2018 do ông Đặng Công Huấn, phó Tổng TTCP ký về một số vấn đề của Thủ Thiêm đã công bố trên các cơ quan truyền thông ngày 7/9/2018. Tiếp đó ngày 21/9/2018, ông Trần Vĩnh Tuyến Phó Chủ tịch UBND TPHCM đã họp báo thông tin kế hoạch thực hiện Thông báo Kết luận của thanh tra Chính phủ ở trên, và đã xin lỗi nhân dân TPHCM.

 

Các Tổ chức xã hội dân sự và Cá nhân ra BẢN TUYÊN BỐ THỦ THIÊM - SỐ 2

 như sau:

 

1-Hoan nghênh Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc và đã ban hành Kết luận Thanh tra để trình Thủ tướng Chính Phủ, UBND TP Hồ Chí Minh đã xin lỗi dân, hoan nghênh các luật sư giúp dân đòi công  lý, lẽ sống.

 

2- Yêu cầu Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ quan hữu quan của trung ương và thành phố xử lý các vấn đề liên quan, đáp ứng yêu cầu bức bách của hàng chục ngàn cư dân Thủ Thiêm.

 

3- Đề nghị các luật sư đã và đang tham gia đại diện cho bà con Thủ Thiêm sớm triển khai các công việc hỗ trợ bà con giải quyết các công việc sau khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ.

 

4- Yêu cầu các nhánh quyền lực Nhà nước, các cấp, các ngành từ TU đến TPHCM tiếp tục giải quyết những yêu cầu mà “Bản Tuyên Bố Thủ Thiêm- số 1” đã đưa ra nhưng chưa được giải quyết.

 

5- Chúng tôi kêu gọi các nhà báo, các cơ quan truyền thông nhà nước và mạng xã hội, các cơ quan thông tấn nước ngoài tiếp tục theo dõi, đưa tin và bình luận các diễn biến tiếp theo của vụ Thủ Thiêm.

 

Chúng tôi hy vọng rằng UBND TP Hồ Chí Minh sẽ nhanh chóng giải quyết những vấn đề bức bách đã tồn tại từ 20 năm nay nhằm thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo Quyền sống của người dân, để sớm ổn định cuộc sống xã hội, và rút kinh nghiệm về bài học đắt giá cho người cầm quyền này để không gây ra sai lầm, tội ác nào nữa với người dân Thủ Thiêm và người dân cả nước nói chung.

 

Làm tại Sài Gòn, ngày 23-09-2018

 

Các Tổ chức xã hội dân sự và Cá nhân ký tên xin  ghi rõ họ tên, nghề nghiệp (chức vụ nếu có), địa chỉ cư trú hay làm việc, tên quốc gia (nếu ở ngoài VN) gửi về đ/c email : tuyenbothuthiem@gmail.com

 

Đã ký: 4 tổ chức, 39 cá nhân

 .

Tổ chức:

1. CLB Lê Hiếu Đằng. Đại diện ông: Lê Thân, cựu tù Côn Đảo 

2. Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện GS Phạm Xuân Yêm 

3. Diễn đàn XHDS. Đại diện: TS Nguyễn Quang A 

4. Hội Bầu bí tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng

 

Cá nhân:  

1. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội trí thức yêu nước TPHCM, TV CLB Lê Hiếu Đằng

2. Hoàng Hưng, nhà thơ- nhà báo tự do, Sài Gòn

3. Đào Công Tiến, PGS TS, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHKT TPHCM

4. Kha Lương Ngãi, nhà báo, nguyên Phó TBT Báo Sài Gòn Giải Phóng 

5. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội

6. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội

7. Ngyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Austalia

8. Trần Đức Quế, Chuyên viên hưu trí, Hà Nội

9. Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng, (CLB Phan Tây Hồ)

10. Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ về hưu, TV CLB  LHĐ, SG

11. Ngô Kim Hoa, nhà báo Sương Quỳnh, TV CLB LHĐ, SG 

12. Lê Phú Khải, nhà báo, TV CLB LHĐ, SG

13. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, nguyên Phó TBT Báo Tuổi Trẻ, TV CLB LHĐ

14. Lê Công Giàu, cán bộ hưu trí, TV CLB LHĐ, Sài Gòn

15. Võ Văn Thôn, nguyên GĐ Sở Tư pháp TPHCM, TV CLB LHĐ, SG

16. Nguyễn Thu Giang, nguyên Phó Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM

17. Vũ Trọng Khải, PGS TS, nguyên Hiệu trưởng Trường QLCB, Bộ NN&PTNT, TPHCM, TV CLB LHĐ.

18. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, TV CLB LHĐ

19. Nguyễn Thị Kim Chi, NSUT, TV CLB LHĐ, Sài Gòn

20. Thiều Thị Tân, cựu tù Côn Đảo, TV CLB LHĐ, Sài Gòn

21. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu văn hóa, hưu trí, Sài Gòn

22. Tô Lê Sơn, kỹ sư, TV CLB LHĐ, SG

23. Lê Thân, cựu tù Côn Đảo, TV CLB LHĐ

24. Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư danh dự Đại học Liege, Bỉ. Sống ở Sài Gòn

25. Nguyễn Quang A, TS Khoa học, Hà Nội

26. Bùi Minh Quốc, nhà thơ-nhà báo độc lập, Đà Lạt

27. Hà Sỹ Phu, TS Sinh học, nhà nghiên cứu, Đà Lạt (CLB Phan Tây Hồ)

28. Nguyễn Quang Nhàn, CB hưu trí, Đà Lạt (CLB Phan Tây Hồ)

29. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt 

30. Võ Văn Tạo, nhà báo tự do, Nha Trang, Khánh Hòa 

31. Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Hà Nội  

32. Nguyễn Tường Thụy, nhà báo độc lập, Hà Nội 

33. Trần Văn Bang, kỹ sư, TV CLB LHĐ, SG 

34. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM

35. Nguyễn Xuân Diện, TS, Hà Nội

36. Nguyễn Khắc Mai, Trung tâm Minh triết, Hà Nội

37. Trần Ngọc Sơn, kỹ sư, Pháp

38. Nguyễn Thanh Hằng, dược sĩ, Pháp

39. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt.

 

40. Phạm Duy Hiển (Phạm Nguyên Trường), Vũng Tàu

41. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An

42. Trần Tiến Đức, nhà báo độc lập, đạo diễn truyền hình và phim tài liệu, Hà Nội

43. J.B Nguyễn Hữu Vinh, nhà báo tự do, Hà Nội. 

44. Lê Mai Đậu, kỹ sư, hưu trí, Hà nội.

45. Hà Dương Tường, nhà giáo về hưu, Pháp. 

46. Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, nguyên cán bộ Bộ Công An, Hà Nội

47. Uông Đình Đức, Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP.Hồ Chí Minh

  

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Với sự miễn nhiệm ba nhân vật ở vị trí lãnh đạo quốc gia như Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội của Việt Nam chỉ trong vòng một năm từ năm 2023 đến năm 2024 vì lý do ba nhân vật đó thiếu liêm chính đã dẫn đưa người ta có cái nhìn về viễn ảnh trước mắt là sự khủng hoảng cơ cấu và sự bất ổn kinh tế làm cho giới đầu tư nước ngoài e dè, thận trọng, và chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia khác...
Mỗi khi tai qua nạn khỏi hay gặp một điều lành, chúng ta đều nhắc tới chữ Phúc Đức: “Nhờ phúc ông bà nên tôi vừa thoát nạn.” “Nhờ phúc nhà nên cháu vừa thi đỗ.” “Cầu phúc tổ tiên cho được mẹ tròn con vuông.”...
Có 6 loại cán bộ, đảng viên sẽ bị loại khỏi thành phần Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XIV, nhưng tiêu chuẩn người được chọn “vẫn cũ như trái đất”...
Ông Bill Burns, Trùm CIA, hôm 19/04/24, cảnh báo « Ukraine có thể thua cuộc chiến sanh tử với Poutine từ đây tới cuối năm ». Lời tuyên bố đưa ra trước hôm Hạ viện Huê kỳ biểu quyết có nên tháo khoán 61 tỷ USD để giúp Ukraine hay không? Nay thì Ukraine có 61 tỷ, và còn thêm phần viện trợ của Otan nữa, để tăng cường khả năng quân sự và cả kinh tế để đối đầu với Poutine. Vậy tới cuối năm, chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc và thắng lợi sẽ ngả về phía Ukraine?
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.