Hôm nay,  

Lại Ô Nhiễm Môi Trường

09/07/201800:00:00(Xem: 1774)
Xuân Niệm

 
Nhìn đâu cũng thấy ô nhiễm môi trường... Thế là bệnh, là kiệt sức, là ung thư...

Báo Kinh Tế & Đô Thị  kể về Hải Phòng: Lại “nóng” vấn đề môi trường trên vịnh Cát Bà...

Vịnh Lan Hạ thuộc quần đảo Cát Bà đang có nguy cơ ô nhiễm môi trường nặng do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có việc khách tham quan thiếu ý thức đã xả rác bừa bãi...

Cộng với đó là hàng nghìn lồng bè nuôi thả hải sản, các tàu du lịch chở khách tham quan đến những khu vực có độ nhạy cảm cao về đa dạng sinh học… đã tác động không nhỏ, làm ảnh hưởng đến môi trường trên vịnh Lan Hạ...

 Hiện tại hệ thống nước thải, chất thải sinh hoạt của hơn 1.000 dân sinh sống tại các nhà bè được xả trực tiếp ra vịnh không qua bất kỳ hệ thống xử lý nào.

Bản tin ANTV kể chuyện Bình Dương: Phát hiện hàng ngàn thùng phuy hoá chất ô nhiễm.

Kiểm tra cơ sở thu gom phế liệu thuộc khu phố 2, phường Tân Định, TX Bến Cát, tỉnh Bình Dương, phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh đã phát hiện và thu giữ gần 1000 thùng phi đựng hóa chất cũ chưa qua xử lý.

Báo Tài Nguyên & Môi Trường kể chuyện Hải Dương: Bệnh viện Đa khoa bị xử phạt 200 triệu đồng vì xả thải.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương vừa bị Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phạt 200 triệu đồng do xả nước thải vào công trình thủy lợi không có giấy phép... Tổng cục Thủy lợi yêu cầu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương chấm dứt ngay việc xả nước thải trái phép vào hệ thống thoát nước của TP. Hải Dương và đổ vào kênh thủy lợi Bắc Hưng Hải.

Báo Môi Trường & Đô Thị kể chuyện Cà Mau: Bất an vì môi trường sống bị ô nhiễm.

Một tháng nay, cuộc sống của gần 100 hộ dân ở khóm 3, phường Tân Xuyên, TP Cà Mau (Cà Mau) bị xáo trộn vì ruồi bỗng nhiên xuất hiện rất nhiều.

Theo người dân cho biết ô nhiễm môi trường phát ra từ bãi chứa rác của nhà máy xử lý rác thành phố là nguyên nhân.

Theo người dân địa phương, hiện tượng ruồi xuất hiện dày đặc, khiến cho cuộc sống, sinh hoạt của nhiều hộ gia đình nơi đây gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, sức khỏe của người dân đặc biệt là các em nhỏ. “Ruồi xuất hiện nhiều như vậy thì ai dám ăn uống gì, mới dọn mâm cơm ra là nó bu bám đầy thức ăn. Không có bữa nào ăn ngon miệng vì vừa phải đuổi ruồi”, chị Hồ Thị Sen 37 tuổi, bức xúc nói.

Báo Kinh Tế & Đô Thị kể chuyện Hà Nam: Báo động ô nhiễm môi trường sông Nhuệ - Đáy.

Không chỉ người dân Hà Nội bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm từ sông Nhuệ - sông Đáy, mà nhiều người dân Hà Nam cũng chịu chung cảnh ngộ. Đáng nói, ở Hà Nam, còn xuất hiện tình trạng nước sông ô nhiễm tung bọt trắng trời, bay cả vào nhà dân xung quanh.

Báo Gia Đình VN kể chuyện tỉnh Hòa Bình: Nhà máy gạch công ty Trường Sơn bị "tố" hoạt động gây ô nhiễm? H. Nam  - Thứ sáu, 06/07/2018, 11:25 AM Trong quá trình hoạt đông, nhà máy gạch trên địa bàn xã Yên Mông (TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) bị phản ánh gây ô nhiễm, làm ảnh hưởng đến người dân...

Theo phản ánh của một số người dân, thời gian gần đây, tình trạng một số nhà máy sản xuất gạch trên địa bàn xã Yên Mông (TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) trong quá trình hoạt động có dấu hiệu xả thải gây ô nhiễm và làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Báo Môi Trường & Dân Tộc kể chuyện ô nhiễm ở Làng Khoai, tỉnh Hưng Yên: Làng Khoai được ví như một đại công trường nằm lộ thiên trên đường, cả thôn Minh Khai hơn 1000 hộ dân, nhưng hơn 700 hộ dân nơi đây làm nghề sản xuất, tái chế nhựa.

Mỗi ngày, nơi đây sản xuất với khối lượng khoảng 600 – 650 tấn phế liệu. Hàng trăm lò sản xuất tái chế nhựa vẫn hoạt động, khói từ xưởng tái chế không ngừng nghỉ suốt cả ngày lẫn đêm. Trong xưởng, nhựa bị đun chảy mùi khét lẹt. Ngoài xưởng, rác ùn ùn ứ khắp nơi, tràn cả đường đi.

Điều đáng nói là mặc dù cả làng tái chế rác nhưng đến thời điểm này, làng Khoai vẫn chưa có bất kỳ hệ thống xử lý nước thải nào. Nước rửa các đồ tái chế không được xử lý mà thải trực tiếp ra kênh mương, ao, ruộng của người dân.

Bản tin VnExpress ghi lời kể về Hải Phòng: Nơi tôi sinh ra, một xã thuần nông của một huyện thuộc TP Hải Phòng. Tôi nhớ hơn 20 năm trước, khi còn là đứa trẻ 10 tuổi, tôi vẫn cùng chúng bạn trăn trâu tung tăng bơi lội trên con sông quê, cảm giác mát lạnh và sảng khoái như bài thơ của Tế Hanh. Rồi cùng nô đùa lăn lộn trên triền đê lộng gió. Ở đó không có khu công nghiệp, cũng chẳng có nhà máy hay làng nghề.

Những tưởng môi trường sẽ được sạch sẽ lâu dài. Thế nhưng, giờ đây mỗi lần về quê thì tôi thấy sự thay đổi lớn nhất chính là con sông ấy. Thay bằng dòng nước trong vắt mát lạnh khi xưa giờ là dòng chảy đen ngòm, đặc quánh và nồng nặc mùi hôi do nước thải sinh hoạt của người dân đều đổ ra sông.

Đặc biệt là những ngày nắng nóng thì người dân lại càng khổ sở vì mùi bốc nên cực kỳ khó chịu...

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.