Hôm nay,  

Đất Nước Miến Điện Và Dân Chủ

13/01/200600:00:00(Xem: 6160)
- Lời giới thiệu của ông Trần Chính: Miến Điện – tên chính thức hiện nay là Myanmar – dành được độc lập từ tay thực dân Anh vào năm 1948. Kể từ cuộc đảo chính năm 1962 lật đổ chính phủ dân cử của Thủ tướng U Nu, tướng Ne Win cùng tập đoàn quân nhân cực hữu do ông đứng đầu lên cầm quyền cho đến năm 1988; Trong gần 3 thập niên ấy Ne Win đã cai trị Miến Điện một cách độc đoán, đặt quyền lợi của tập đoàn cầm quyền lên trên cả quyền lợi đất nước, và áp dụng nhiều kiểu nhà nước chuyên chế, kể cả thử nghiệm một kiểu chính quyền xã hội chủ nghĩa “đầu cua tai nheo” thân Trung Quốc Mao-ít vào thập niên 70. Từng được gọi là “vựa thóc” của vùng Đông Nam Châu Á, đến cuối thời kỳ Ne Win (1987), Miến Điện bị liệt vào danh sách những quốc gia nghèo đói nhất trên thế giới. Năm 1990, chính quyền quân nhân cho phép tổ chức bầu cử đa đảng, và kết quả Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo đã dành được thắng lợi vang dội. Bất ngờ và sợ hãi trước kết quả ấy, tập đoàn quân phiệt đã tuyên bố hủy bỏ kết quả bầu cử, thẳng tay đàn áp lực lượng dân chủ và cầm tù tại gia lãnh tụ Aung San Suu Kyi suốt từ năm 1990 cho đến nay, chỉ trả tự do cho bà trong những giai đoạn ngắn trước áp lực của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Từ ngày ấy đến nay, chính quyền ở Miến Điện, núp dưới danh nghĩa “Ủy ban Quốc gia vì Hòa bình và Phát triển” (SPDC) – mà trước đó là “Ủy ban Quốc gia Tái hồi Luật pháp và Trật tự (SLORC), vẫn tiếp tục hành xử như một chính quyền độc tài, một thứ “chính quyền Ne Win không có Ne Win”. Chính quyền này, do tướng Than Shwe đứng đầu, đề cao chủ nghĩa dân tộc cực đoan đồng thời với tinh thần bảo thủ về tôn giáo (ở đây là Phật-giáo), một thói quen thường thấy ở các chế độ độc tài cực hữu; Về đối ngoại nhà cầm quyền Yangon theo đuổi chính sách tự cô lập, chỉ mở cửa một cách hạn chế với các nước trong cùng khu vực, về đối nội thì thẳng tay đàn áp những tiếng nói đối lập ở trong nước. Năm 1997 Miến Điện chính thức trở thành hội viên của khối ASEAN (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á).

Tháng 02 năm 2005, Voyages Saigon tổ chức một Tour du-lịch thăm Miến Điện và khu đền Angkor ở Cambodia. Chuyến du-lịch, riêng tại Miến Điện, đã để lại trong lòng tất cả các thành viên của đoàn những ấn tượng mạnh mẽ đồng thời với những tình cảm buồn bã. Khi chờ đợi đổi máy bay tại phi trường Bangkok (Thái Lan), một người trong đoàn đã mua cuốn sách “Tiếng nói của Hi vọng” (“The Voice of Hope”) của bà Aung San Suu Kyi, cuốn sách mà trong chuyến đi nhiều người trong chúng tôi đã chuyền tay nhau đọc và góp ý bình luận. Mặc dù đã đoán trước phần nào những gì chúng tôi sẽ được tận mắt nhìn thấy, nhưng chúng tôi vẫn ngạc nhiên trước sự nghèo nàn và tình trạng lạc hậu về mọi mặt của đất nước Miến Điện, và ngạc nhiên nhiều nhất trước sự hồn nhiên chân chất, sự hiền lành và tính hiếu khách của người dân Miến. Hầu hết họ đều là những Phật tử thuần thành – thuần thành chứ không cuồng tín – và dường như bất cứ cái gì ở họ, từ suy nghĩ đến hành động, cũng đều thấm nhuần tính từ bi của đạo Phật. Họ hiền lành và nhẫn nại, với thái độ chấp nhận hoàn cảnh gần như là thụ động, kể cả thành phần trí thức trẻ năng động nhất sống tại thủ đô Yangon (Ngưỡng Quang).

Đất nước Miến Điện nghèo nàn và lạc hậu ấy, nghịch lý thay, lại cất giữ trong lòng nó những kho tàng vô giá về lịch sử và văn hóa nói chung, và về mỹ thuật Phật-giáo nói riêng, giữa một thiên nhiên vừa đẹp vừa đa dạng và gần như chưa hề bị ô nhiễm.

Trần Bình Nam – nhà bình luận thời cuộc khá quen thuộc trong báo giới Việt ngữ tại Hoa Kỳ – là một thành viên trong đoàn du-lịch “Myanmar & Angkor” của Voyages Saigon vào tháng 02 năm 2005 vừa qua. Trong chuyến đi, tôi đã có dịp trao đổi một cách tản mạn với ông Trần Bình Nam về nhiều khía cạnh xung quanh đề tài “Đất nước Miến Điện và Dân Chủ”. Và sau chuyến du-lịch nhiều kỷ niệm ấy, ông Nam đã vui lòng dành cho Voyages Saigon, Inc. bài phỏng vấn ngắn về đề tài nói trên.

Xin được hân hạnh giới thiệu nội dung của bài phỏng vấn này. Trần Chính.

Trần Chính (TC): Sau chuyến du-lịch “Trung Quốc mùa Thu” năm 2004, ông đã viết bài “Trung Quốc, đất nước và con người” đăng trên nhiều tờ báo Việt Ngữ tại Hoa Kỳ. Ông lại vừa đi du-lịch Miến Điện (chính thức gọi là Myanmar) và Cam Bốt chính yếu là vùng Angkors chung quanh thành phố cổ kính Siem Rập vào tháng 02 năm nay (2005). Xin hỏi: cảm tưởng chung của ông về Miến Điện, và điều gì gây ấn tượng mạnh nhất nơi ông về đất nước ấy"

- Trần Bình Nam (TBN): Miến Điện làm tôi ngạc nhiên. Trước khi lên đường chúng ta đều biết Miến Điện là một nước hậu tiến đang nằm dưới chế độ quân phiệt, nghĩa là một chế độ độc tài, và cũng chỉ mới mở cửa cho du khách nước ngoài. Nhưng khi nhìn tận mắt cả một nước đắm chìm trong lạc hậu và nghèo khổ như đi lùi lại hằng chục thập kỷ ai cũng phải sững sốt. Nhất là đối với người Việt Nam chúng ta, khái niệm lạc hậu và nghèo khổ không phải là một cái gì xa lạ lắm.

TC: Chính quyền quân nhân ở Miến Điện hiện nay bị dư luận chung trên thế giới, nhất là ở phương Tây, xem là một thứ chính quyền độc tài cực hữu. Ý kiến của riêng ông ra sao"

- TBN: Thật khó miêu tả chính quyền Miến Điện là loại chính quyền gì. Nam Hàn cũng từng nằm dưới chế độ quân phiệt nhưng sau đó vươn lên hội nhập vào thế giới dân chủ. Các chế độ cộng sản tuy không gọi là quân phiệt cũng là một thứ chính quyền quân phiệt vì đảng cầm quyền nắm các lực lượng vũ trang trong tay và không ngần ngại xử dụng các lực lượng này đàn áp dân và đối lập chính trị. Nhưng các chế độ cộng sản có một lý thuyết toàn trị là “vô sản chuyên chính”. Không ai đồng ý với họ, nhưng ít nhất họ có một “triết lý độc tài.” Còn chế độ quân phiệt tại Miến Điện không theo một chủ thuyết nào cả. Độc tài hình như chỉ vì sự ham muốn quyền lực của một thiểu số quân nhân.

TC: Như ông đã tận mắt nhìn thấy, Miến Điện là một nước rất nghèo và lạc hậu về kinh tế. Ông có nghĩ rằng chính sách cai trị độc đoán của chính quyền Yangon hiện nay là nguyên nhân chính và duy nhất"

- TBN: Không thể chối cãi gì nữa là chính quyền quân phiệt Miến Điện hiện nay dưới danh nghĩa “Ủy ban Quốc gia vì Hòa bình và Phát triển” (State Peace and Development Council) là nguyên nhân – và là nguyên nhân duy nhất - của nghèo đói và khổ cực của nhân dân Miến Điện. Chính quyền Miến Điện nói tình trạng suy đồi kinh tế trong nước là do các biện pháp trừng phạt của thế giới, nhưng cách giải thích đó không có tính thuyết phục.

TC: Ông đã có dịp nhìn thấy người dân Miến rất sùng bái đạo Phật. Chính quyền quân nhân ở Yangon hiện nay cũng rất sùng kính đạo Phật, hơn thế nữa còn giữ vai trò bảo trợ cho Phật-giáo. Ông có nghĩ rằng nhân sinh quan Phật-giáo là yếu tố quan trọng dẫn đến thái độ tiêu cực và chịu đựng của người dân Miến hiện nay"

- TBN: Tôi nghĩ ở đây có một sự hiểu lầm về triết lý của đạo Phật. Sự hiểu lầm này thấm nhập vào suy nghĩ của thế giới Tây phương đưa đến nhiều nhận định sai lạc liên quan đến chính sách tôn giáo và chính trị. Trong cuốn sách nhan đề “Burn Before Reading” vừa mới xuất bản của Đô đốc Stansfield Turner, nguyên giám đốc cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) dưới thời tổng thống Jimmy Carter, ông Turner thuật lại một câu chuyện hiểu lầm về đạo Phật như sau: Năm 1953 khi Pháp đang gặp khó khăn tại Đông Dương, có nhiều đề nghị Mỹ giúp Pháp nhưng tổng thống Eisenhower quyết định không gởi quân sang giúp mà cần lắm thì có thể dùng không lực yểm trợ ngầm quân đội Pháp, hoặc kiếm một lãnh tụ theo đạo Phật ra giúp. Khi nghe tổng thống Eisenhower nói vậy thì một cố vấn của tổng thống nói rằng “ông Phật chủ trương hòa bình thì còn đánh chát gì nữa” làm tổng thống Eisenhower cười xòa tưởng rằng mình quá thơ ngây.

Không có một sách vở đứng đắn nào viết Phật giáo là đạo chủ trương chịu đựng và tiêu cực. Đạo Phật tin vào “luân hồi” và “nghiệp báo”. Luân hồi là sự sống của mọi sinh vật được tiếp nối từ kiếp này sang kiếp khác, và đời sống hiện tại là kết quả của “nghiệp báo” tích lũy từ những kiếp trước. Nhưng đạo Phật tin vào sự “cải nghiệp”, nghĩa là con người có khả năng biến cải đời sống của mình cho tốt hơn bằng nỗ lực của chính mình. Đạo Phật không chủ trương yếm thế, chấp nhận nghiệp báo và trở nên thụ động để cho người cầm quyền vo tròn bóp méo sao cũng được. Nhà cầm quyền quân phiệt Miến Điện sùng đạo Phật nhưng họ không phải là những Phật Tử thuần thành. Đa số dân chúng Miến Điện theo đạo Phật nên họ cũng làm ra vẻ tôn sùng đạo Phật, rằng họ là người của dân, họ là những người còn biết hướng về mặt tinh thần.

Người dân Miến Điện không thể quật khởi chống lại chế độ quân phiệt vì họ bị đàn áp bằng súng đạn, nhà tù và chính sách bao tử. Những chính sách này đã có khả năng giam hãm hằng trăm triệu con người dưới chế độ toàn trị cộng sản tại Nga xô và Đông Âu chỉ mới chấm dứt cách đây mười lăm năm.

TC: Nhận định của ông khi so sánh hai hoàn cảnh chính trị - kinh tế của hai nước Miến Điện và Trung Quốc hiện nay"

- TBN: Miến Điện và Trung quốc chỉ giống nhau ở hai Nhà nước độc tài. Tại Miến Điện là đảng “kaki”, tại Trung quốc là đảng Cộng sản. Ngoài ra hoàn cảnh chính trị và kinh tế của hai nước không có gì giống nhau để so sánh. Người ta có thể giải thích lối cai trị của đảng Cộng sản Trung quốc rằng Trung quốc quá lớn, quá đông dân, dân chúng chưa ý thức thế nào là dân chủ nên cần thời gian để giáo dục quần chúng và tạo căn bản cho ổn định. Nhưng người ta khó thông cảm chính quyền quân nhân Miến Điện vì Miến Điện là nước nhỏ, và dân chúng Miến Điện từng được hấp thụ tinh thần dân chủ qua sự tiếp xúc với Anh quốc. Ngoài ra mục tiêu chính trị của những người lãnh đạo Trung quốc và Miến Điện khác nhau. Những người lãnh đạo Trung quốc muốn biến cải nền kinh tế Trung quốc để trở thành một siêu cường trong thế kỷ này, trong khi những người lãnh đạo tại Miến Điện chỉ nhắm duy trì quyền hành trong tay của một nhóm tướng lãnh mà không hề ngó ngàn đến người dân và tương lai của đất nước.

TC: Cả hai chính quyền ở Bắc Kinh (cộng sản) và Yangon (cực hữu) đều nhấn mạnh đến sự cần thiết phải giữ vững và duy trì bằng mọi giá “sự ổn định về chính trị” như tiền đề cho việc phát triển kinh tế đất nước. Ông nghĩ sao"

- TBN: Cái luận thuyết: “ổn định chính trị là môi trường cần thiết cho sự phát triển kinh tế” cũng có cái giá trị thực tế của nó. Nhưng thường các chế độ độc tài hay dùng luận thuyết đó như một chiêu bài. Không ai đặt câu hỏi, thế nào là ổn định chính trị và muốn ổn định chính trị có nhất thiết phải duy trì một chính sách độc tài không. Một chế độ dân chủ với khối quần chúng có trình độ và với những người lãnh đạo có trách nhiệm là môi trường tốt nhất cho ổn định chính trị và phát triển kinh tế. Trên căn bản đó tôi cho lập luận “ổn định chính trị để phát triển kinh tế” là ngụy biện.

Ở đây có một yếu tố cần nhắc tới là, nếu người lãnh đạo (hay tập đoàn lãnh đạo) yêu nước hơn yêu quyền lực thì sự độc tài có thể là con đường ngắn nhất để xây dựng dân chủ và phát triển kinh tế. Điều này đã được thử nghiệm tại Nam Hàn với Pak Chung Hee và với Singapore với thủ tướng Lý Quang Diệu. Nhưng những trường hợp này rất hiếm. Và đó không phải là con đường nhắm tới của chính quyền quân nhân tại Miến Điện, cũng không phải là con đường đi tới của Trung quốc. Trung quốc có mộng bá quyền hơn là dân chủ.

TC: Ông có nghĩ rằng người ta có thể áp dụng mô hình mở cửa và phát triển kinh tế của Trung Quốc cho Miến Điện"

- TBN: Nếu những nhà lãnh đạo Miến Điện muốn thì được chứ. Nhưng họ không muốn, vì như đã nói ở trên nhà lãnh đạo mỗi nước có một mục đính khác nhau. Và một khi họ muốn thì còn nhiều mô hình khác hấp dẫn hơn mô hình Trung quốc. Thí dụ mô hình của Nam Hàn, của Đài Loan, của Đông Âu.

TC: Tại thủ đô Yangon, đoàn du-lịch của ông đã được nhìn thấy khu phố và con hẻm dẫn vào ngôi nhà nơi bà Aung San Suu Kyi, người được giải thưởng Hòa bình Nobel năm 1991 đang bị quản thúc. Ông có tin rằng bà Suu Kyi là nhân tố duy nhất cho tiến trình dân chủ hóa tại Miến Điện"

- TBN: Bà Aung San Suu Kyi được sự ủng hộ của nhân dân Miến Điện, nhưng bà không thể là yếu tố duy nhất của tiến trình dân chủ tại Miến Điện dưới một chế độ độc tài không ngần ngại dùng bạo lực đề đàn áp đối lập chính trị. Hiện giờ bà đang bị quản thúc, xe cộ tư nhân không được phép chạy ngang nhà bà ở. Đoàn du lịch có tổ chức được phép chạy gần hơn nhưng vẫn không đủ gần để thấy được ngôi nhà bà. Tôi nghĩ quốc tế cần tăng thêm áp lực kinh tế và chính trị đối với chính phủ quân nhân Miến Điện, nhất là từ phía Âu châu và Hoa Kỳ. Nhưng tiếc vì Miến Điện không có một vị trí chiến lược quan trọng (như Iraq chẳng hạn) nên áp lực đối với chính quyền quân phiệt Miến Điện chỉ bằng lời nhiều hơn là hành động.

Nhưng dù sao bà Aung San Suu Kyi cũng sẽ có một vai trò quan trọng trong bất cứ biến chuyển chính trị nào xẩy ra trong vòng thời gian hữu hạn trước mắt tại Miến Điện. Đời sống của bà có một mục tiêu rõ ràng là tranh đấu cho một nước Miến Điện dân chủ, và bà có vốn liếng thời gian để chờ đợi.

TC: Trong suốt thời gian du-lịch thăm Miến Điện, ông có bao giờ gặp khó khăn hay bất cứ hình thức cản trở nào trong việc tiếp xúc với người dân Miến không"

- TBN: Tôi không thấy có nổ lực nào về phía chính quyền ngăn cản sự tiếp xúc của du khách đối với dân chúng. Tuy nhiên sự tiếp xúc bị giới hạn bởi ngôn ngữ, thì giờ và cơ hội tiếp xúc. Đoàn du lịch thường di chuyển chung trên xe có nhân viên của hãng du lịch hướng dẫn. Tại các địa điểm thăm viếng, người du khách thường bận rộn xem, chụp hình hơn là hỏi han về tình hình đất nước Miến Điện. Tại các khách sạn nghỉ chân nhân viên khách sạn lo việc phục vụ hơn là chuyện trò thân mật. Người hướng dẫn thuộc hãng du lịch không tuyên truyền chính sách của chính phủ, nhưng cũng tránh phê phán chính quyền. Tôi nhớ một lần đang di chuyển, người tour leader (anh Trần Chính) hỏi người hướng dẫn rằng cá nhân anh có được quyền tự do phát biểu không, anh hóm hỉnh trả lời: “Có chứ, nhưng chỉ trên xe này thôi. Xuống xe là tôi không có quyền nói nữa.”

TC: Chỉ riêng trong lĩnh vực du-lịch (khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hóa và lịch sử, khách sạn, việc ăn uống, phương tiện di chuyển, thủ tục hành chính, cung cách phục vụ...), ông sẽ có nhận định thế nào nếu so sánh Miến Điện (Myanmar) với các nước láng giềng của nó như Ấn Độ, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam"

- TBN: Đến Miến Điện tôi có ba nhận xét. Việc tổ chức của hãng du lịch Miến Điện còn luộm thuộm vì mới mở cửa cho du khách. Thứ hai là phong cảnh còn giữ được nét thiên nhiên hoang dã, và thứ ba là chùa và tháp. Nơi nào có đất là có chùa có tháp. Người ta thường nói Việt Nam là nước Phật giáo, và tại cố đô Huế có nhiều chùa chiền. Nhưng đến Miến Điện rồi thì chùa chiến tại Huế và ở những nơi khác như miền Bắc Việt Nam không có nghĩa gì. Chùa ở Việt Nam là những landmark, còn chùa chiền ở Miến Điện là tất cả, và biến thành một phần của khung cảnh thiên nhiên. Đứng bất cứ ở một cao điểm nào của xứ Miến Điện chúng ta cũng thấy bát ngát chùa và tháp. Người ta có thể tưởng tượng khối vôi gạch và mồ hôi cũng như bắp thịt đã bỏ vào những công trình đó để đoán rằng người Miến Điện không còn thì giờ để suy nghĩ một cái gì cao siêu hơn là khiêng và vác. Ngôi chùa Shwedagon lớn nhất tại thủ đô Rangoon choán một quả núi, cao 100 mét, rộng 46 mẫu. Vào chùa, người du khách không có cảm tưởng vào một ngôi chùa mà là lạc vào một thành phố của chùa chiền. Hằng trăm mái chùa, và hằng vạn tượng Phật lớn nhỏ dát vàng, với lối đi ngang dọc,chằng chịt như một mê hồn trận.

Nói về công trình xây cất Miến Điện nếu có thua thì thua Cam Bốt về sự vĩ đại của vài công trình như điện Angkor Wat và quần thể Angkor Thom gần thành phố Siem Rập. Nhưng Cam Bốt mang danh xứ chùa Tháp là so với Việt Nam, nếu so với Miến Điện thì người Cam Bốt phải gọi Miến Điện là xứ chùa Tháp. Số lượng chùa chiền tại Miến Điện có thể gấp trăm lần số chùa chiền tại Cam Bốt.

Quan niệm du lịch của người Việt ở nước ngoài đối với các nước như Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện, Cam Bốt hay trở về Việt Nam thăm viếng có một nghĩa rất rõ ràng. Về Việt Nam là để thăm nhà, thăm quê hương (trừ một số người về để xác định mình là người nước ngoài và nhìn đâu cũng thấy người dân Việt Nam sống trong nước là thấp kém, tham lam và lạc hậu). Du lịch Ấn Độ để tìm hiểu phương Đông huyền bí, thăm viếng Thái Lan để thấy cái văn minh vật chất của một nước hậu tiến vừa mới vươn lên hàng các nước phát triển. Viếng Trung quốc để tìm lại một ít nguồn gốc của văn hóa Việt Nam và tìm hiểu một nước trong khối xã hội chủ nghĩa đang biến cải như thế nào trước áp lực toàn cầu. Còn du lịch Miến Điện và Cam Bốt có thể là để trở về với dĩ vãng huy hoàng của các quốc gia đó. Đi qua những làng mạc xác xơ, chung đụng với những người dân nước da ngăm ngăm đen rắn chắc, nhìn những người thiếu nữ nhỏ thó yêu kiều hiền lành trong những bộ sa rông đầy màu sắc người du khách có thể mường tượng được cái thời huy hoàng của những thế kỷ xa xôi trong những đống đá, vôi và gạch của những tượng đài, chùa chiền, miếu thất vô tri sừng sững.

Du lịch là một dịp “trông người mà nghĩ đến ta”. Nhìn lại Việt Nam chúng ta có gì. Trong hiện tại người dân Việt Nam không đến nổi thiếu thốn như người Miến Điện và Cam Bốt nhưng chúng ta không có gì để tự hào so với công trình kiến trúc người Miến Điện và người Cam bốt còn để lại dù đã bị thời gian tàn phá. Những thành tích đánh quân Nguyên, đuổi quân Minh, đánh thắng hai nước Tây Phương là Pháp và Hoa Kỳ của Việt Nam dù được ghi vào quân sử thế giới thì đổi được gì cho chúng ta" Sau 30 năm hòa bình cơm chỉ vừa no, áo chỉ vừa ấm, nhưng Việt Nam càng ngày càng mất sự kính nể của cộng đồng quốc tế trong một thế giới đang tiến những bước phi mã càng lúc càng đẩy lùi chúng ta lại phía sau. Có lẽ đã đến lúc chúng ta hãy thôi ca ngợi thành tích 4000 năm văn hóa, hãy ngừng tự hào vì sự thành công của con cháu chúng ta tại hải ngoại để ngoảnh nhìn lại chính chúng ta. Vì với vốn liếng văn hóa đó, với khả năng đó mà không làm nẩy mầm nổi một hy vọng cho ngày mai thì thật đó là một bất hạnh cho dân tộc Việt Nam.

Ai có trách nhiệm" Nếu không phải là những người đang lãnh đạo.

Jan. 11, 2006

BinhNam@sbcglobal.net

http://www.tranbinhnam.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.