Hôm nay,  

Nam Cali: Lễ Tưởng Niệm Cố GS Nguyễn Văn Trường

27/01/201800:00:00(Xem: 3677)

Trong lễ tưởng niệm.
 

Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường Nhật Báo Người Việt vào lúc 2 giờ chiều Thứ Sáu ngày 26 tháng 1 năm 2018 một buổi lệ tưởng niệm Giáo Sư Nguyễn Văn Trường nguyên Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa (nhân tuần thất 21 ngày) đã được long trọng tổ chức với sự tham dự của một số qúy vị Giáo Sư, các viên chức giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa, các cựu học sinh trong đó có: qúy Giáo Sư: Trần Văn Chi, Nguyễn Văn Sâm, Dương Ngọc Sum, Đỗ Qúy Toàn, Lê Văn Ba, Nguyễn Trung Quân, Bảo Xuyến….. . Ngoài ra còn có; BS. Phạm Gia Cổn, Nhân sĩ Đặng Nguyên Phả, Đốc Sự Châu Văn Để, Nhà Văn Trần Quốc Bảo, Nhà báo Hà Tường Cát, Soạn Giả Trần Văn Hương, BS. Mindy Hà và nhiều vị nhân sĩ trí thức, một số các cớ quan truyền thông.

Ban tổ chức buổi lễ do: Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm, GS. Đỗ Qúy Toàn, GS. Nguyễn Trung Quân, GS. Trần Văn Chi.

Điều hợp chương trình GS. Trần Văn Chi,

Mở đầu GS. Trần Văn Chi thay mặt ban tổ chức ngỏ lời chào mừng và cảm ơn sự tham dự của tất cả qúy vị, ông cũng không quên cảm ơn những người bảo trợ cho buổi lễ tưởng niệm hôm nay, trong đó có: Cựu Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, Báo Người Việt online, Đài Vstar TV 57.11, cựu Học sinh Phan Thanh Giản Cần Thơ, Đồng hương Vĩnh Long.. .

Tiếp theo GS. Trần Văn Chi cho biết lý do buổi lễ và sau đó ông mời GS. Nguyễn Văn Sâm lên nói về buổi Tưởng Niệm Giáo Sư Nguyễn Văn Trường. Mở đầu ông cho biết: Chúng tôi tổ chức theo tinh thần “Tôn Sư Trọng Đạo” ông cho biết, ngày xưa chúng ta có những vị Vạn Thế Sư của Việt Nam, Chu Văn An, Võ Trường Toản.

Gần đây ta có Nguyễn Khắc Kham, nay ta có Giáo Sư Nguyễn Văn Trường.. . Và còn nhiều người khác nữa trong nhóm Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa.

Tại sao chúng tôi vinh danh GS. Trường, sau những lời phát biểu của những người trong ban tổ chức qúy vị sẽ thấy tại sao.. .

Buổi sáng nghe tin GS. Trường qua đời, tôi quá xúc cảm nên có mấy giòng sau, nói về con người và nhân cách của ông.. .

Người Quân Tử Xả Thiền.

“Anh bỏ trái đất ra đi sau một đời làm văn hóa./Thương mến học trò sống đời vị tha/ Giữ phương châm căn bản:

Không đánh mất nhân phẩm, bản sắc con người/Trên bục giảng cũng như trong cuộc đời/Anh cung cấp cho lớp đàn em hành trang tiết tháo/Để tiếp nối chuỗi dài: nghề nghiệp thanh cao/Sống mòn bằng cách đem phổi mình ra nấu cháo. Giữa dòng đời lao xao, Anh vững bước thong dong/ tánh hiền lành mềm mỏng/ Tấm gương sáng lớp đàn em qúy trọng/Chức Tổng trưởng hai phen đưa vào tay thời dầu sôi lửa bỏng/Anh nắm lấy quyết xây dựng cơ đồ cho vùng đất phương Nam/ Chí không thành cuộc thế bất kham/ Với mầm mống Bắc Nam xung đột/ Người biết đủ, vui có/không nhìn bằng mắt tuệ chẳng đem lòng quản ngại.

Bước xuống đời phải có lúc lìa xa đời Anh đưa ra nguyên tắc/ Tâm Vô Ngại, Anh thổi phụt Ngọn Đèn Đời, xuôi tay nhắm mắt.

Đã xong cuộc hành trình người Quân Tử về cùng mẹ Đất. Kết thúc đời như một cuộc xả Thiền. Khởi đầu một hành trình mới vào miên viễn. Anh đã thanh thản ra đi!”

Tiếp Theo GS. Nguyễn Trung Quân lên tóm lược về tiểu sử của GS. Nguyễn Văn Trường và một vài kỷ niệm đối với ông.

Sau đó Giáo Sư Đỗ Qúy Toàn lên nói về người Thầy dạy dỗ cho người học trò biết kính mến Thầy, kiến thức và nhân cách và hoài bảo của một nhà giáo có trách nhiệm đào tạo cho thế hệ mai sau.. .

Tiếp theo Ban tổ chức mời mời mọi người tham dự lên đốt nhang tưởng niệm.

Sau phần tưởng niệm là phần phát biểu của một số qúy vị Giáo Su và các cựu học sinh, sinh viên của Giáo Sư Nguyễn Văn Trường.

Tiểu sử GS Nguyễn Văn Trường:

-Cử Nhân Giáo Khoa Toán.  Cao Học Toán

-Nguyên Quyền Giám Đốc Học Vụ Ban Khoa Học Trường ĐH Sư Phạm Huế

-Nguyên Tổng Giám Đốc Trung Tiểu Học và BDGD

-Nguyên Tổng Trưởng Giáo Dục, Nội Các Trần Văn Hương

-Nguyên Ủy Viên Giáo Dục, Nội Các Nguyễn Cao Kỳ

-Nguyên Giảng Sư Trường ĐH Sư Phạm Huế và Sài-Gòn

-Nguyên Giảng Viên các Trường ĐH Đà Lạt,  Vạn Hạnh

   Giáo sư Nguyễn Văn Trường sinh năm 1930 tại Vĩnh Long, đã từng theo học các trường trung học Phan Thanh Giản, Cần Thơ, và Collège Le Myre de Vilers, Mỹ Tho, trước khi sang Pháp học tiếp ở Toulouse.

 Ở Pháp về giáo sư Trường dạy ở Đại Học Huế. Năm 1963, sau khi TT Ngô Đình Diệm bị lật đổ, giáo sư Nguyễn Văn Trường được bổ nhiệm làm Tổng Giám Đốc Trung Tiểu Học và Bình Dân Giáo Dục thay thế ông Trần Bá Chức được lên làm Đổng Lý Văn Phòng cho Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục lúc bấy giờ là giáo sư Phạm Hoàng Hộ. Giáo sư Nguyễn Văn Trường là ông Tổng Giám Đốc Trung Tiểu Học và BDGD trẻ nhất từ trước đến giờ. Ông là một trong những người thuộc lớp trẻ đi vào hàng ngũ lãnh đạo giáo dục. Từ lúc này trở đi sự lãnh đạo trong lãnh vực giáo dục ở Nam Việt Nam đã được chuyền sang tay của nhiều người trong giới trẻ. Ít lâu sau khi cụ Trần Văn Hương làm Thủ Tướng lần đầu, giáo sư Trường được mời làm Tổng Trưởng bộ Giáo Dục. Năm 1966 thời của Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, giáo sư Trường lại được mời ra làm Tổng Trưởng Giáo Dục lần thứ hai. Thuộc nhóm người trẻ, có đầu óc cởi mở, tiến bộ, giáo sư Nguyễn Văn Trường rất thiết tha, rất tích cực với nền giáo dục nước nhà. Rất tiếc là ông phải nắm giử vai trò lãnh đạo giáo dục ở thời hổn loạn, lại chỉ ở địa vị Tổng Trưởng một thời gian ngắn thành ra những ý tưởng cải cách cũng như những dự án phát triển lớn lao của ông chưa có cơ hội thực hiện được. Dù vậy những biện pháp của ông đưa ra để đối phó với tình thế rối ren, chấn chỉnh học đường, đem lại trật tự kỷ cương cho ngành giáo dục trong thời hổn loạn này cũng rất đáng được nói đến. Chúng ta còn nhớ là sau khi ông Diệm bị đảo chánh các trường trung học ở Sài Gòn và một số các tỉnh lỵ lớn khác phải trải qua một thời kỳ hết sức tối tăm. Một số học sinh do sự xúi dục của những nhóm đầu cơ chính trị đã nổi lên đả đảo hiệu trưởng và ban giám đốc các trường đưa đến tình trạng hổn loạn, vô kỷ luật, vô trật tự, khiến cho việc dạy dỗ của giáo sư và việc học hành của học sinh bị trỡ ngại rất nhiều. Trước tình trạng hổn loạn đó ông Tổng Giám Đốc Nguyễn Văn Trường cương quyết dùng biện pháp mạnh đem lại kỷ luật và trật tự cho học đường với bất cứ giá nào. Theo lệnh mới của ông Tổng Giám Đốc thì khi học sinh bất tuân kỷ luật thì hiệu trưởng báo cáo thẳng về ông Tổng Giám Đốc để ông ký giấy đuổi học. Ông muốn chính ông lãnh trách nhiệm đuổi học sinh như vậy để tránh áp lực địa phương, tránh sự trả thù hay làm khó dễ ban giám đốc nhà trường. Nhờ biện pháp cứng rắn đó mà kỷ luật, trật tự ở học đường được hồi phục nhanh chóng. Nhưng ông cũng đã rất đau lòng khi phải ký giấy đuổi một học sinh con của một cô giáo cũ của ông ở Vĩnh Long. Pháp bất vị thân, ông đã làm hết bổn phận của mình đối với chính sách giáo dục do chính mình đề xướng.

 Khi cụ Trần Văn Hương ra làm Thủ Tướng Chính Phủ lần thứ nhất cụ đã mời giáo sư Nguyễn Văn Trường làm Tổng Trưởng Giáo Dục. Thời này cũng là thời hổn loạn ở ngoài xã hội cũng như trong học đường. Một số đảng phái đầu cơ chính trị xúi giục học sinh biểu tình, chống dối chính phủ, tạo cảnh bất ổn trong một số các trường trung học lớn ở Đô Thành như Petrus Ký, Gia Long v v... khiến cho an ninh trật tự bị xáo trộn, chẳng còn dạy dỗ học hành gì được cả. Một lần nữa giáo sư Nguyễn Văn Trường phải dùng biện pháp cứng rắn đối phó với tình thế. Thông Cáo Số Một ra đời. Đây là lần đầu tiên Bộ Giáo Dục có thông cáo đặc biệt như vậy. Thông cáo này đặt chính trị ra ngoài học đường, nghĩa là không có chính trị ở trong hay chen vào học đường. Các đảng phái chính trị phải trả kỷ luật và trật tự lại cho trường học để cho việc học hỏi dạy dỗ được thực hiện tốt đẹp. Chính sách đặt chính trị ra ngoài học đường là một chính sách đúng về phương diện giáo dục, đúng với tinh thần nhân bản là một trong ba phương chăm giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa đã được đề xướng trước đây trong hội nghị giáo dục toàn quốc và được Quốc Hội chấp thuận ban hành. Theo đúng tinh thần này không ai có quyền, dù với bất cứ danh nghĩa tôn giáo hay đảng phái nào, xúi giục học sinh trung học chưa đủ tuổi trưởng thành, lợi dụng sự hăng say bồng bột của tuổi trẻ, đẩy họ vào những công cuộc chống đối, đấu tranh cốt để phục vụ cho quyền lợi riêng tư của phe nhóm mình. Dùng tuổi trẻ vị thành niên, dùng học đường (trường trung học) làm phương tiện phục vụ cho chính trị là một hành động trái với tinh thần nhân bản, tinh thần tôn trọng giá trị của con người, xem con người là một cứu cánh chớ không phải là một phương tiện.

Công lớn nhất của giáo sư Trường là đem lại cho dân Hậu Giang trường đại học Cần Thơ. Công lớn này thật khó quên đối với người dân Miền Tây Nam Phần. Tuy nhiên giáo sư Trường là người rất khiêm nhường, ông không muốn nhận công lao đó là của ông, ông thường nói là ông chẳng có công gì cả, kết quả tốt đẹp đó có được là nhờ sự tranh đấu mạnh mẽ của nhiều anh em trẻ như Lê Thanh Liêm, Lâm Phi Điểu, Nguyễn Trung Quân, Trần Ngọc Thái, Phan Công Minh, Đào Khánh Thọ v v... và nhất là kỷ sư Võ Long Triều. Kỷ sư Võ Long Triều là người Bình Đại, Kiến Hòa. Ông có học Le Myre de Vilers một thời gian ngắn trước khi sang Pháp lấy bằng kỷ sư canh nông. Trong chánh phủ Nguyễn Cao Kỳ ông Triều giữ chức vụ Ủy Viên Thanh Niên. Ông đã dùng uy tín và tình cảm cá nhân để áp lực ông Kỳ cho Viện Đại Học Cần Thơ ra đời.

 Giáo sư Trường có những suy tư rất sâu sắc về giáo dục. Tiếc là thời gian ông làm ở Bộ Giáo Dục quá ngắn, lại nhằm lúc hổn loạn luôn, thành ra ông không có cơ hội để thực hiện những ý tưởng sâu sắc của ông. Những ý tưởng đó ông đã ghi lại trong bài viết “Trường Phan Thanh Giản Cần Thơ Tự Truyện” đăng trong giai phẩm Phan Thanh Giản & Đoàn Thị Điểm kỷ niệm 80 năm thành lập, và trong hai bài viết của giáo sư về tôn sư trọng đạo cũng như về cách dạy của giáo sư trong quyển sách này.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sáng Thứ Ba 30-4-2024 tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ của thành phố Westminster, Nam California, mấy trăm người đã đến dự buổi lễ Tưởng Niệm Quốc Hận Tháng Tư Đen do Hội Đồng Thành Phố Westminster thực hiện. Buổi lễ tưởng niệm này thật đặc biệt vì do chính quyền của thành phố Westminster của tiểu bang California đất nước Hoa Kỳ tổ chức, khác với những buổi lễ tưởng niệm Quốc Hận do cộng đồng Người Việt Tự Do tổ chức.
Tại Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH, Thiếu Tá 81 Biệt Kích Dù Phạm Châu Tài đã kể lại trận đánh cuối cùng do ông chỉ huy để bảo vệ Sài Gòn, ngay trước khi thủ đô Miền Nam chính thức rơi vào tay cộng sản vào ngày 30/04/1975.
Nợ sinh viên là hình thức nợ vay tiêu dùng lớn thứ hai ở Mỹ, chỉ sau nợ mua nhà. Ngày nay, khoảng 45 triệu người Mỹ nợ tiền học gần 1,700 tỷ USD!
Trong thế giới khởi nghiệp của ngành ẩm thực, nơi hương vị gặp gỡ và các khuynh hướng mới bắt đầu, ít có những câu chuyện hấp dẫn như The Boiling Crab (https://theboilingcrab.com/). Được thành lập vào năm 2004 bởi Dada và chồng, nhà hàng chuyên về hải sản này đã trở thành một cái tên phổ biến, được biết đến với những hương vị sống động và cái thú gặp nhau để ăn uống. Trong một dịp phỏng vấn gần đây với Kenneth Nguyễn (podcast The Vietnamese), Dada chia sẻ tường tận về những ngày đầu của The Boiling Crab, và hành trình dẫn đến sự thành công mang tính biểu tượng của nó.
Vào trưa ngày Thứ Ba 23 tháng 4, tại Bolsa Community Center (9600 Bolsa Avenue, Suite D & I, Westminster), công ty Clever Care Health Plan Inc. (Clever Care) đã có cuộc họp báo với giới truyền thông gốc Việt. Tại cuộc họp báo này, ông Hiệp Phạm – đồng sáng lập viên kiêm Market CFO - đã giới thiệu về việc mở rộng hàng ngũ các nhà lãnh đạo điều hành, cũng như sự tăng trưởng ngoạn mục của chương trình bảo hiểm sức khỏe này.
Ngày 30 tháng 4 năm 2024 sắp tới đánh dấu 49 năm Sài Gòn thất thủ. Nhiều nơi đã đặt chương trình tưởng niệm 50 năm vào năm tới. Đây là khoảng thời gian buồn vui lẫn lộn khi chúng ta khóc thương cho quê hương đã mất và đồng thời ăn mừng công trình gầy dựng lại một cuộc sống đầy ý nghĩa ở một đất nước mới. Đó là số phận của những người tị nạn, luôn nuối tiếc nhìn lại quá khứ lẫn hướng đến tương lai trong tràn đầy hy vọng.
Tại phòng hội Thư Viện Việt Nam, Thành Phố Garden Grove vào lúc 10 giờ sáng thứ Năm, ngày 18 tháng 4, 2024, Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh, Quả Phụ VNCH đã tổ chức cuộc họp báo công bố kết quả thu, chi trong Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh Việt nam Cộng Hòa kỳ thứ 17 đã được tổ chức vào tháng 9 năm 2023 vừa qua tại San Jose
Hội Cao Niên Á Mỹ do Hoa Hậu Lam Châu (CEO) Hội Trưởng đã long trọng tổ chức Đại Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (Năm Thứ 4903) DL.2024 đã diễn ra vào lúc 1 giờ chiều Chủ Nhật ngày 21 tháng 4 năm 2024 (Nhằm ngày 13 tháng 3 Âm Lịch Năm Giáp Thìn) tại Saigon Grand Center , 16149 Brookhurst ST,Fountain Valley với sự tham dự của một số quý vị dân cử, đại diện dân cử Thành Phố, Quận Hạt, Tiểu Bang, Liên Bang, quý vị đại diện cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, quý vị mạnh thường quân, các cơ sở thương mại bảo trợ, cùng số đông các cơ quan truyền thông một số các ban văn nghệ và đồng hương tham dự.
California có thể tự hào với nền y tế hướng tới toàn dân của mình, với khoảng 15 triệu cư dân (tương đương 1/3 dân số) đang được hưởng Medi-Cal
Tại Trường Valley High School, 1801 S. Greenville St, Santa Ana, CA 92704, sáng Thứ Bảy ngày 13 tháng Tư năm 2024, Giám Sát Viên Quận Cam Vicente Sarmiento Địa hạt 2 và Phó Thị Trưởng Santa Ana cô Thái Việt Phan đã tổ chức Hội Chợ Y Tế và Thông Tin Quyền Lợi của Cộng đồng. Hội chợ diễn ra từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều, quy tụ hàng trăm cư dân, đa số là người Mễ Tây Cơ, một số ít người Việt Nam và các sắc dân khác. Đúng 9 giờ 15, Giám Sát Viên Vicente Sarmiento, Phó Thị Trưởng Thái Việt Phan và Dân Biểu Lou Correa cùng một số viên chức thành phố Santa Ana ra chào mừng mọi người. Giám Sát Viên Vicente Sarmiento nói, hôm nay tôi và Phó Thị Trưởng Thái Việt Phan tổ chức Hội Chợ Y Tế và giới thiệu với Cộng đồng các dịch vụ giúp phục vụ mọi cư dân trong thành phố hữu hiệu hơn. Chúng tôi cũng chào mừng Dân biểu Lou Correa đã đến với chúng ta, chứng tỏ ông rất quan tâm đến đời sống cư dân chúng ta.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.