Hôm nay,  

Thợ Hồ và Vatican

01/07/201700:00:00(Xem: 6520)

Trong các bài trước viết về bầu cử pháp, Cỏ May tôi có đề cập tới vai trò Thợ Hồ trong chánh trị pháp. Và nhứt là sự thắng cử của ông Emmanuel Macron liên hệ tới sự can thiệp trực tiếp vào vòng II khi chỉ còn 2 người, ông Macron và bà Le Pen, Thợ Hồ chỉ thị không bỏ phiếu cho Marine Le Pen, vừa vận động cử tri. Ngoài ra, chánh giới pháp, Tả/Hữu đều có liên hệ với Thợ Hồ ở cấp chánh phủ trung ương. Gần đây hơn hết, bên cạnh cựu TT. Sarkozy, có ông Alain Bauer, cựu Đại Sư phụ Thợ Hồ thuộc Bộ phận (Loge) lớn nhứt, le Grand Orient de France, làm cố vấn. Qua chánh phủ của TT. François Hollande có tới 12 Thợ Hồ là Tổng Bộ trưởng. Cựu Thủ tướng Manuel Valls là Thợ Hồ có “thẻ đảng” và ông Alain Bauer còn làm cha đở đầu cho con trai của ông.

Trong khu vực xí nghiệp, những cơ sở lớn, nhơn viên cấp lãnh đạo phần lớn cũng Thợ Hồ.

Ở Pháp có thể nói “Không Thợ Hồ đố mầy làm nên”!

Căn bản tư tưởng của Thợ Hồ là “thế tục” ròng. Chỉ tôn trọng con người nhơn bản. Với Thợ Hồ không có Thượng Đế theo tín ngưỡng của các tôn giáo mà chỉ có «Đấng Kiến trúc Sư tối cao toàn khắp”, Người phát họa đồ án vũ trụ và sanh vật.

Trước giờ Thợ Hồ không thuận thảo với Vatican. Họ bị Vatican lên án là những kẻ xơi tái cha xứ. Nhưng gần đây, sự quan hệ đó đã thay đổi theo chiều hướng thuận lợi. Và ai có ngờ ngay trong Vatican có một Bộ phận Thợ Hồ. Có dư luận cho rằng chính Thợ Hồ lèo lái Vatican. Như họ nắm ngân hàng của Vatican. Vả lại Vatican là một thứ chánh phủ của chánh phủ các nước trên thế giới. Giáo hoàng là vua của vua, Tổng thống của Tổng thống thì Thợ Hồ len vào ảnh hưởng là việc bình thường như đối với các chánh phủ thế tục mà thôi.

Hơn nữa báo chí vừa loan tin Giáo hoàng François đang thanh lọc để chấn chỉnh hàng giáo phẩm cao cấp của Vatican, loại ra những Thợ Hồ nhiều tai tiếng.

Thợ Hồ ở Vatican

Nhơn đây, Cỏ May tôi xin thưa qua trong một bài đăng trên Đàn Chim Việt trước đây không lâu lắm, có độc giả phê bình “Thợ Hồ” không đúng, mà phải nói đó là “Hội Tam Điểm”.

Xin có lời cảm tạ quí độc giả. Đúng như quí độc giả dạy nhưng tôi cố ý dùng “Thợ Hồ” mà không nói “Tam Điểm” để tránh hiểu lầm với Tam Điểm của Tàu (Tam Hiệp Hội -La Triade) đang hoạt động mạnh ở Paris trong giới người Tàu. Vả lại, “Thợ Hồ” liên hệ tới nguồn gốc của hội kín này “La Franc-Maçonnerie”. Và “Thợ Hồ” có nghĩa từ tiếng pháp “le maçon”. Họ gọi những thành viên Hội là “les maçons”.

Xin trở lại chuyện Thợ Hồ ở Vatican.

Mặc dầu Thợ Hồ ở tại Vatican và hoạt động từ lâu nhưng lúc sau này Vatican bị nhiều tai tiếng về mối quan hệ này mà Giáo hoàng François, sau thời gian củng cố nội tình Vatican, đã bắt đầu chú ý tới sự có mặt của Thợ Hồ ở đây.

Nhơn chuyến viếng thăm thành phố Turin, Ý (21/06/16), Ngài nhắc lại quan điểm của Ngài với thanh niên Ý, khi đề cặp vấn đề lịch sử, rằng Giáo hội và Thợ Hồ không thể hòa hợp nhau được. Trái lại, Ngài còn kết hợp Thợ Hồ với quỉ sa-tăng. Trong buổi nói chuyện, Ngài đã 2 lần tố cáo ảnh hưởng của Thợ Hồ.

Hồi đầu tháng giêng này, Giáo hoàng François ra lịnh đuổi nhóm Thợ Hồ khỏi vatican. Ngài bảo Hồng Y Burke hãy làm sạch sẽ hàng ngũ những “Chiến sĩ Thập tự” trong đó Thợ Hồ hoạt động. Ngài lập lại Thợ Hồ là một lực lượng gây ảnh hưởng hủy diệt giá trị truyền thống và hiềm khích Giáo hội.

Ngài nhắc lại ở thế kỷ XIX, phát triển thanh niên vô cùng khó khăn vì Thợ Hồ lúc bấy giờ đang phát triển mạnh nên vì đó mà Giáo hội không thể muốn làm điều gì cũng được. Có những phần tử chống giới tăng lữ, những phần tử theo sa-tăng. Đó là lúc bi đát nhứt và một trong những giai đoạn thảm hại nhứt của lịch sử Ý.

Gia nhập Thợ Hồ đối với đạo lý tự nhiên và đạo đức công giáo vẫn là một khuyết điểm nghiêm trọng. Điều này không thể chấp nhận được đối với một người thế tục bình thường, hoặc hơn nữa, một tu sĩ, nói chi tới Giám mục hay Hồng y!

Nhưng vì chúng ta chưa vén màn bí mật lên. Đúng vậy, nhiều Thợ Hồ ở ngay trong Vatican, tức trong Giáo hội. Tuy nhiên, người ta vẫn lý giải Thợ Hồ là một tổ chức bí mật, một hội kín, thì khi nói Thợ Hồ ở trong Vatican, thì phải hiểu điều đó chỉ “có thể có”. Chưa có thể khẳng định được.

Vậy muốn hiểu chuyện này rõ hơn, có lẽ nên tìm đọc thiên điều tra của Carlo-Alberto Agnoli, nhan đề là “Thợ Hồ chinh phục Giáo hội” (La Maçonnerie à la conquête de lEglise, Editions du Courrier de Rome, 2001). Trong cuộc điều tra năm 1978, tác giả quan tâm tới một danh sách chức sắc của Vatican là Thợ Hồ. Bảng danh sách này do ký giả của Observatore Politico ngày 12 tháng 9/1978, cung cấp. Bảng danh sách chức sắc cao cấp của Vatican, như Hồng Y, Bộ trưởng, Hồng Y Chánh Văn phòng, … gồm có 16 vị. Ngoài ra, còn một danh sách nữa từ Hồng Y không nắm chức vụ lớn trong Vatican cho tới Linh mục thì đông đảo hơn, gần cả trăm vị.


Theo giới chức Vatican thì trong 2 bảng danh sách này, có nhiều tên không có gì lấy làm ngạc nhiên, nhưng cũng có những tên cần phải xem lại. Nhà báo Mino hay Carmine Pecorelli, nguyên là thành viên Thợ Hồ Bộ phận P2 ở Vatican bị ám sát ngày 20/03/1979, 6 tháng sau khi công bố bảng danh sách này. Phải chăng đó là dấu hiệu cho thấy sự tiết lộ này là nghiêm trọng?

Giáo hoàng Paul VI ủy nhiệm cho một ông Tướng Cảnh binh điều tra xem danh sách ấy thiệt hư thế nào. Vị Tướng trả lời danh sách đó có giá trị. Và vị Tướng Cảnh binh chết trong một tai nạn trực thăng. Giáo hoàng cũng không khỏi lo ngại về sự xuất hiện bảng danh sách gồm Thợ Hồ là hàng giáo phẩm.

Người ta giải thích ngày nay, Giáo hội đã thay đổi nhiều về mặt đức tin, xu hướng hòa đồng hóa với thế giới, với những đức tin khác. Đó là do ảnh hưởng của Thợ Hồ và mạnh hơn từ thời đại Giáo hoàng Benoit XVI.

Diễn tiến trong quan hệ giữa Vatican và thợ Hồ

Tùy tình thế, xung đột giữa Vatican và Thợ Hồ có lúc vô cùng gay gắt, lại có lúc dễ chịu. Giáo hội công kích thợ Hồ và Thợ Hồ cũng công kích Giáo hội. Trong luật giáo hội ấn bản hiện nay, việc rút phép thông công giáo phẩm được hủy bỏ từ năm 1983, nhưng một hình thức kết tội khác thay thế do đề nghị của Hồng Y Ratzinger lúc còn trông coi Đức tin theo đó giáo dân nào ghi tên gia nhập Thợ Hồ thì mang trọng tội và không tham dự thánh lễ được. Qui định này lại ảnh hưởng tới những Thợ Hồ công giáo. Trước kia, trong hàng ngũ Thợ Hồ không có công giáo và không có phụ nữ nhưng sau này trở thành hổn hợp.

Thợ Hồ thay đổi nhiêu. Ở mỗi quốc gia, họ phân ra làm nhiều Phân bộ trong đó thành viên theo nhiều tôn giáo khác nhau. Còn Giáo hội thì từ Cộng đồng Vatican II và Giáo hoàng François đã mở rộng đối thoại với những tôn giáo khác hay những tổ chức có ý hệ khác mà trước đây không thể chấp nhận được.

Năm 2016, Thợ Hồ ở Pháp có 150 000 người, cả nam-nữ, họ là những người tôn trọng những giá trị đạo đức và giá trị công dân, thì tại sao Giáo hội không đối thoại với họ?

Ai cũng biết Thợ Hồ gốc là những người phi giáo điều. Ai cũng hiểu Đức tin công giáo có nguồn gốc không theo những công thức nhưng lại tin ở sự khám phá ra một “Đấng tối cao duy nhứt và toàn năng”. Vậy những người Thợ Hồ công giáo nghĩ sao?

Gần đây, Giáo hoàng François rao giảng “Mong rằng bàn tay nhơn ái sẽ nắm lấy những kẻ có đức tin và những kẻ chưa tin như là dấu hiệu của Nước Trời đang hiện diện ngay giửa chúng ta”!

Vậy Giáo hội còn chờ đợi gì nữa mà không xóa đi qui định “trọng tội” cho những Thợ Hồ công giáo? (Nhựt báo công giáo La Croix, số 21/01/2016).

1 Bộ phận (Loge) Thợ Hồ điều khiển Vatican?

33 ngày sau khi lên ngôi, Giáo hoàng Jean-Paul Đệ I bị ám sát. Theo nhà báo David Yallop, trong quyền “Nhơn danh Đức Chúa Trời”, kết quả công trình điều tra của tác giả, thì Giáo hoàng Jean-Paul 1er bị đầu độc vì Ngài can thiệp vào vấn đề tài chánh, tức ngân hàng, của Vatican. Nhưng thông tin nói vì Ngài loại ra khỏi Vatican 2 Thợ Hồ. Và cái chết của Ngài do Bộ phận P2 ở Vatican chủ trương.

Dưới ngòi bút của ký giả thuộc Thợ Hồ, ông Pier Carpi, thì Giáo hoàng Jean XXIII là Thợ Hồ thuộc Bộ phận Rose-Croix. Cả Giáo hoàng Paul VI cũng Thợ Hồ. Ông Pier Carpi khui ra nhiều Hồng Y, Giám mục là Thợ hồ thuộc P2. Người ta gọi đó là “Thợ Hồ của Bộ phận tăng lữ và họ liên hệ trực tiếp với Bô phận thống nhứt ở Anh”.

Thật ra Bộ phận Thợ Hồ ở Vatican không thật sự điều khiển Vatican mà họ làm lobby hoặc ít lắm, cũng gây ảnh hưởng lên đường lối của Vatican và kiểm soát Vatican..

Giám mục Lefèbre, cánh bảo thủ (Traditionnaliste) cho rằng có nói gì đi nữa thì Giáo hội này không còn là Giáo hội công giáo nữa. Giáo hội công giáo mà chủ trương hòa hợp với tất cả mọi người, chấp nhận mọi xu hướng tư tưởng thì không còn là Giáo hội công giáo bởi nó làm mất đi sự cao cả, sự vĩ đại của Đức Chúa Trời. Giáo hội không còn rao giảng đức tin công giáo, không còn bênh vực đức tin công giáo, mà rao dạy thứ gì khác hơn?

Giám mục Lefèbre bảo thủ nên bị Giáo hội không nhìn nhận trong hàng ngũ giáo phẩm.

Có dư luận cho rằng Thợ Hồ kín đáo ẩn mình hoạt động ở Vatican vì muốn ảnh hưởng Vatican về một trật tự mới cho thế giới ngày mai này. Có dư luận còn cho rằng Thợ Hồ tìm cách vận động những tổ chức, những thế lực lớn đang chi phối thế giới tạo bất ổn, có thể đi đến thế chiến để có cơ hội thiết lập một trật tự mới hoàn toàn mới.

Tham vọng con người là vô tận, bất nhơn nhưng liệu Ông Trời có cho phép những tư tưởng ngông cuồng thành hình hay không?

Nguyễn Thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.