Hôm nay,  

Đêm Nhạc Bi Hùng Ca

06/05/201708:50:00(Xem: 18697)
ĐÊM NHẠC BI-HÙNG-CA NGUYỆN-CẦU
CHO CÁC OAN-HỒN-UỔNG-TỬ NHÂN MÙA THÁNG TƯ ĐEN
29 THÁNG 4, 2017 TẠI BRISBANE, ÚC CHÂU.

Tác-giả: Chân-Quê



Đây là chương-trình đầu tiên để gia-đình “Chân-Quê” ra mắt đồng-hương tại thành-phố Brisbane, tiểu-bang Queensland sau hơn 4 tháng về Úc nghỉ hưu.  Ca-nhạc-sĩ Bích-Ngọc và Thái-Nguyên đã dốc hết tim, óc, tài-lực, thời-gian cũng như tài-chánh nhằm thực-hiện đêm nhạc thật ý-nghĩa trong mùa tháng Tư đen.  Chúng tôi phải mời bằng được tay guitar xuất-sắc Tom-Sĩ-Lê cùng nghệ-sĩ kiêm M.C tài-năng Trần-Quốc-Bảo bay từ California sang xứ sở của những con Đại-Thử (Kangaroo) để phụ-giúp.  Nhờ vậy, đêm nhạc đã thành-công hết sức mỹ-mãn, ngoài sức tưởng-tượng.  


Cũng xin nói thêm là Chủ-Nhật trước đó nhằm ngày 23 Tháng 4, 2017, được sự chấp-thuận của Tì-Kheo-Ni Thích-Nữ Trí-Lưu (vị chủ-trì Chùa Linh-Sơn).  Gia-đình ca-nhạc-sĩ Bích-Ngọc và Thái-Nguyên đã có được buổi Lễ đọc kinh Cầu Vong Cho Các Oan Hồn Uổng Tử Nhân Mùa Tháng Tư Đen tại: 89 Rowe Terrace, Darra, QLD 4076 và chúng tôi cũng xin Lễ để Dâng Ý-Chỉ cầu cho linh-hồn các thuyền-nhân đã chết trên đường đi tìm tự-do. Thánh Lễ do linh-mục Vũ-Minh-Nguyên được cử hành lúc 6 giờ Tối Chúa-Nhật 30 Tháng 4, 2017 tại: Trung-Tâm Cộng-Đồng Công-Giáo Việt-Nam. Số 42 Lilac St., Inala. QLD 4077.



blank

Trái qua phải : Thái-Nguyên, Sư Cô Trí-Lưu, Bích-Ngọc (đang chậm nước mắt vì quá cảm-động) &

Ông Vũ-Hải-Vân (Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ Ban-Chấp-Hành Cộng-Đồng VN Tự-Do Úc-Queensland).


Xin ghi lại đây chương-trình chi-tiết đêm “NHẠC BI-HÙNG-CA NGUYỆN-CẦU CHO CÁC OAN-HỒN-UỔNG-TỬ NHÂN MÙA THÁNG TƯ ĐEN” mà ca-nhạc-sĩ Bích-Ngọc đã dày công sưu-tầm & biên soạn để thay cho phần tường-trình đến quý đọc giả:


Từ 6giờ30’ đến 7giờ tối: phục-vụ thức-ăn nhẹ hoàn-toàn miễn-phí - Bánh mì sandwich kẹp giò lụa với rau cải.  Chả giò chay.  Bánh Ngọt.  Trái Cây và nước uống, trà, café… Trong hội-trường, trên mỗi ghế ngồi đều sắp sẵn 1 chai nước lạnh để khán-giả có thể dùng trong lúc thưởng-thức chương-trình.  Phần ẩm-thực này do ca-sĩ tài giỏi Quế-Thanh, chị Nga, chị Đào và nghệ-sĩ Thu-Hường đảm-trách; họ phải thức từ 4giờ sáng để lo toan mọi việc không ngoài mục-đích phục-vụ cộng-đồng.


Đúng 7giờ tối (không trễ 1 giây): những ghế ngồi trong hội-trường tràn ngập khán-giả là bắt đầu phần nghi-thức Chào cờ Úc, Việt-Nam-Cộng-Hòa và Phút Mặc-Niệm rất trang-trọng do ca-nhạc-sĩ Bích-Ngọc hát ‘Live’, không ‘lip sync’.


Photos  Photos

Khán-giả đến tham-dự ngồi chật kín hội-trường của “State Darra School” trong đêm nhạc 29 Tháng Tư, 2017.


7giờ05’: sau khi mời mọi người an-tọa, ca nhạc-sĩ Bích-Ngọc cất liền tiếng ca tha-thiết bài “Người Tình Không Chân Dung” của tác-giả Hoàng-Trọng: “Hỡi người chiến-sĩ, đã để lại cái nón sắt bên bờ lau sậy này, bây giờ anh ở đâu?… Còn trên đời này, đang xông-pha đèo cao dốc thẳm?  Hay đã về bên kia phương Trời miên viễn chiêm bao?...”  Khi kết thúc bài hát bằng cách lập lại ba lần câu kết: “Anh là ai? Anh là ai? Anh là ai???” thì liền ngay tức khắc trong hậu trường giọng nói trầm ấm của M.C Trần-Quốc-Bảo bất ngờ vang lên:


“Anh là ai? Thưa quý vị! Anh chính là những quân-nhân Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa và các chiến-sĩ đồng-minh không tên, không tuổi, là những người anh-dũng xông pha trận mạc.  Họ đã bỏ lại một phần thân-thể nơi chiến trường hoặc đã chết cho chúng ta (những người dân miền Nam, Việt-Nam) được sống trong an-bình trước ngày 30 tháng Tư, 1975.  Hỡi anh! Người CHIẾN-SĨ VÔ-DANH” – Cùng lúc, ba ca-sĩ Ngọc-Sương, Thanh-Hùng và Quế-Thanh trang-trọng bước ra sân-khấu đồng trình bày nhạc-phẩm: “Chiến-Sĩ Vô Danh” của Phạm-Duy.


C:\Users\DBN\Pictures\IMG_10.PNGC:\Users\DBN\AppData\Local\Microsoft\Windows\Temporary Internet Files\Content.Word\IMG_156.png

Bức điêu-khắc nổi, tên “Đồng-Đội” và tranh vẽ “Thuyền Tỵ-Nạn” của họa-sĩ kiêm điêu-khắc-gia

Huỳnh-Bửu-Trung được dùng làm phông và nền sân-khấu cho đêm Nhạc Bi-Hùng-Ca 29 tháng Tư, 2017.



blank













Trái qua phải: Ca-sĩ: Ngọc-Sương, Thanh-Hùng, Quế-Thanh và các nhạc-sĩ:

Bích-Ngọc (Trống), Thái-Nguyên (Keyboard) & Tom-Sĩ-Lê (guitar).


7giờ10’: ca-nhạc-sĩ Bích-Ngọc và Thái-Nguyên ngỏ lời cảm-tạ tất cả đồng-hương đã đến tham dự rất đông đủ cùng nói về lý-do gia-đình “Chân-Quê” đứng ra  tổ-chức đêm “NHẠC BI-HÙNG-CA NGUYỆN-CẦU CHO CÁC OAN-HỒN-UỔNG-TỬ NHÂN MÙA THÁNG TƯ ĐEN” - Không bán vé, không gây quỹ dưới mọi hình-thức và cũng không nhận tài-trợ từ bất cứ tổ-chức, đảng phái nào mà chỉ trong tinh-thần thiện-nguyện; nhằm tạo cơ-hội gặp gỡ quý đồng-hương Brisbane, Úc-châu, ôn lại hành trình vượt biển, vượt biên đi tìm tự-do của người Việt-Nam và chung nhau lời cầu-nguyện cho các Oan Hồn Uổng Tử (những người đã bỏ mình dưới lòng biển khơi hay trong rừng sâu núi thẳm), nhất là tưởng-niệm đến các chiến-sĩ Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa đã bị tra tấn, đánh đập đọa đày đến chết trong các trại lao tù Cộng-Sản sau biến cố 30 Tháng Tư, 1975.


Một trong những chia xẻ của nhạc-sĩ Thái-Nguyên đã làm cho mọi người phải suy ngẫm đó là:


“Tôi tin rằng những thuyền nhân Việt-Nam tỵ-nạn được thoát chết qua những lần gian-khổ vượt biển, vượt biên kinh-hoàng sau biến cố 30 Tháng Tư, 1975 là vì chúng ta chưa hoàn-tất một sứ mệnh nào đó mà ông Trời đã giao phó; có thể là chưa chăm sóc, lo lắng cho Cha Mẹ già đầy đủ, quá bận rộn không có thời-gian dạy dỗ con cái, chưa sống tốt với bạn bè, hàng xóm, láng giềng, hoặc không có cơ-hội đóng góp công sức vào những công-tác xã-hội, từ-thiện ngay trong xứ sở tự-do đã cưu mang mình…


Vì thế, xin quý-vị hãy nhìn lại để ngẫm nghĩ ra rằng mình còn thiếu sót những gì?  Cần phải làm những gì cho tròn trách-nhiệm, bổn-phận của ông Trời đã giao cho mỗi người chúng ta; cho thế-hệ con cháu tương lai được noi theo gương sáng của bậc làm Cha, làm Mẹ…”


Sau phần tâm-sự của anh Thái-Nguyên, chúng tôi giới-thiệu nghệ-sĩ, M.C kỳ-cựu Trần-Quốc-Bảo (chủ-nhiệm tuần báo Thế-Giới-Nghệ-Sĩ) đến từ California, Hoa-Kỳ sẽ điều-hợp chương-trình âm-nhạc đêm nay giữa những tràng pháo tay đón chào thật nồng nàn của tất-cả khán-giả.


IMG_1098

Nghệ-Sĩ/M.C kỳ-cựu Trần-Quốc-Bảo được khán-giả Brisbane, Úc châu nồng hậu đón mừng.


Và rồi, đêm “Nhạc Bi Hùng Ca Cầu Nguyện Cho Các Oan Hồn Uổng Tử Nhân Mùa Tháng Tư Đen” chính thức được liên tục diễn ra từ 7giờ20’ đến 9giờ30’ tối; chương-trình được biên soạn như một cuốn phim sống động kể về nhiều giai-đoạn Bi-Hùng của người Việt-Nam tỵ-nạn Cộng-Sản sau ngày miền Nam thất-thủ và ước vọng hướng đến một tương-lai tươi sáng cho quê-hương Việt-Nam.  Tất-cả trang-phục của các ca-nhạc-sĩ đều chỉ hai màu trắng & đen.  Riêng ca-sĩ Sơn-Ca không hiểu sao giờ cuối lại mặc áo có bông hoa (dù chị đã hứa với chúng tôi là sẽ mặc áo dài màu đen có hình bản đồ Việt-Nam và cờ vàng ba sọc đỏ).


Mở đầu chương-trình M.C Trần-Quốc-Bảo dẫn chuyện như sau:


“Thưa quý vị! 30 Tháng Tư, 1975 Saigon thất-thủ; là thời khắc bắt đầu cho những trang bi-hùng-sử của người dân miền Nam Việt-Nam.

 

Thành mất thì tướng phải tuẫn-tiết theo thành; nhiều vị tướng Quân-Lực Việt-Nam-Cộng-Hòa đã anh dũng kê súng vào màng tang hoặc uống thuốc độc tự sát vì không chấp-nhận đầu hàng Cộng-Sản.  Họ đã hy-sinh trong trách-nhiệm và bổn phận đúng ngày 30 Tháng Tư, 1975 như: thiếu-tướng Nguyễn-Khoa-Nam (tư-lệnh quân-đoàn 4), chuẩn tướng Lê-Văn-Hưng; người được mệnh danh “Anh-Hùng An-Lộc” (tư-lệnh phó quân-đoàn 4), chuẩn tướng Lê-Nguyên-Vỹ (tư-lệnh sư-đoàn 5 bộ binh), chuẩn tướng Trần-Văn-Hai (tư-lệnh sư-đoàn 7 bộ binh), thiếu-tướng Phạm-Văn-Phú (tư-lệnh quân-đoàn 2), đại-tá Hồ-Ngọc-Cẩn, đại-tá Đặng-Sĩ-Vinh, trung-tá cảnh-sát Nguyễn-Văn-Long.  Riêng thân-phận của người lính thương binh thì tất-cả đã bị đẩy ra khỏi Quân Y-Viện-Cộng-Hòa, họ nằm la liệt trên các đường phố với những vết thương đau đớn, máu me còn lở lói.

Trước đó 1 ngày, tức 29 tháng tư 1975, Tổng-Thống Hoa-Kỳ Gerald Ford chính-thức ra lịnh khỏi động chiến-dịch “Frequent Wind” để di-tản quân-nhân,  nhân-viên dân-sự Mỹ và một số  người Việt đã từng cộng-tác hay liên-hệ với chính phủ Mỹ và chính-phủ Việt-Nam Cộng-Hòa vì sợ bị trả thù.


Cùng thời điểm này, rất nhiều người Việt-Nam cũng đã quyết-đinh di-tản.  Họ là những người mà ít nhất một lần rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, bỏ mồ mả ông bà, tổ-tiên di-cư vào Nam năm 1954, họ là những người đã có ít nhiều hiểu biết, kinh-nghiệm về sự tàn ác của Việt-Cộng, họ là những người nhất định không đội Trời chung với chế-độ Cộng-Sản.  Họ sẵn sàng đánh đổi mạng sống của mình chỉ vì hai chữ: Tự-Do”.  


Khi M.C Trần-Quốc-Bảo vừa nói xong thì ca-sĩ Thanh-Hùng bất ngờ từ dưới hàng ghế khán-giả bước lên sân-khấu cất cao tiếng hát thật điêu-luyện bài “Xin Đời Một Nụ Cười” của tác-giả Nam-Lộc: “Tự-Do ôi Tự-Do, Tôi Trả Bằng Nước Mắt, Vì Hai Chữ Tự-Do, Ta Mang Đời Lưu-Vong.  Tôi bước đi khi Saigon trong cơn hấp hối, tôi bước đi khi Saigon thở hơi cuối cùng…”


Dứt bài hát trên, Thanh-Hùng cúi đầu trầm mặc trên sân khấu trong khi giọng nói trầm ấm của anh Bảo từ trong hậu-trường tiếp-tục giới-thiệu:  Tạm biệt nước non, rời bỏ quê-hương, xa lìa người thân yêu.  Anh phải bí-mật đêm đêm chôn dầu để chuẩn bị cho chuyến hải-hành vượt trùng-dương đi tìm ánh sáng Tự-Do.  


Và rồi, một lần nữa Thanh-Hùng đặt hết tâm hồn trên từng nốt, từng lời nhạc để diễn tả bài ĐÊM CHÔN DẦU VƯỢT BIỂN của Châu-Đình-An: “Đêm nay, anh gánh dầu ra biển anh chôn… Đêm nay đêm tối trời anh bỏ quê hương.  Ra đi trên chiếc thuyền hy-vọng vượt trùng-dương.  Em đâu, đâu có ngờ đêm buồn!  Bỏ lại em cay đắng thật thương.  Hò ơi! Hò ới! tạm biệt nước non...”  Những tràng pháo tay không dứt của khán-giả đã dành tặng cho ca-sĩ Thanh-Hùng trong phần mở đầu chương-trình bằng hai bài hát trên.


M.C Trần-Quốc-Bảo bước ra sân-khấu để giới-thiệu tiết-mục kế tiếp:


“Thưa quý vị! Một tháng sau 30 tháng 4, 1975.  Chính-sách trình-diện ‘Hoc-Tập Cải-Tạo’ được ban hành trên khắp miền Nam, Việt-Nam; đây là một kế-hoạch nhằm giết người có chủ-đích dưới nhiều hình-thức tra tấn, đánh đập giã-man, bỏ đói, bắt đi lao-động nhục hình nhằm trả thù hằng trăm ngàn quân cán chính Việt-Nam-Cộng-Hòa và những người Quốc-Gia trong 150 trại giam trên toàn lãnh-thổ nước ta.  Hà-Thúc-Sinh (Tác-giả cuốn Đại-Học Máu) là một cựu sĩ-quan Hải-Quân Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa; ông bị Việt-Cộng bắt đi tù cải-tạo gần 5 năm ở Trảng Lớn, An Dưỡng, Suối Máu, Hàm Tân.  Hà-Thúc-Sinh đã dấn thân vào những biến động kinh- hoàng xảy ra cho dân tộc Việt-Nam.  Là chứng-nhân của một thời-đại mà đất nước nhuộm màu ảm-đạm, tang-tóc thê-lương; thi-sĩ đã dệt nên bài thơ, chắc hẳn ai trong chúng ta nghe qua cũng phải thấy đau lòng và nhức buốt con tim:


“Đêm Việt Nam khốn cùng

Tự do đầu họng súng

Xác nằm ven bìa rừng

Đêm Việt Nam nghẹn ngào

Ngục tù thay công lý

Xác bêu trên hàng rào

Lời ca hòa tiếng nấc

Nốt nhạc hòa máu tim

Bỗng dưng mưa đổ hạt

Mây che khuất ánh đèn

Còn đây ta với bạn

Ngậm ngùi Đêm Việt Nam


Trong chương-trình nhạc đêm nay, nữ ca-sĩ khả-ái Quế-Thanh sẽ trình bày bài hát ĐÊM VIỆT-NAM của tác-giả Hà-Thúc-Sinh”.


Sau khi ca-sĩ Quế-Thanh với chất giọng trầm buồn hát xong, cô đã cúi đầu cảm-tạ sự ưu-ái của khán-giả dành tặng; M.C Trần-Quốc-Bảo lại nối tiếp qua phần giới-thiệu như sau:


“Cứ mỗi độ 30 tháng Tư đen trở về; vết thương lòng của thuyền nhân Việt-Nam dường như lại âm-thầm rỉ máu đau thương; nhất là những ai có người thân mất tăm, mất tích giữa trùng trùng biển khơi hay vùi thân nơi chốn rừng sâu núi thẳm.  Bao nhiêu cái chết thảm khốc, oan khiên của Mẹ, của anh, của chị, của em được kể lại từ một nhân chứng được lôi ra dưới gầm tàu trôi dạt, khi mà những giòng máu trên người anh đã cạn khô trên con thuyền tan nát thê-lương.


Tiếng guitar thùng réo rắt của Tom-Sĩ-Lê hòa với tiếng đàn piano của nhạc-sĩ Thái-Nguyên mở đầu cho bài NHÂN-CHỨNG (Thơ: Trần-Mộng-Tú.  Nhạc: Vũ-Tiến-Dũng) và tiếng hát thật xuất thần, thật ray rứt, thật nức-nở nghẹn ngào của ca-sĩ NGỌC-SƯƠNG cất lên trong không-gian tĩnh-lặng như tờ của hàng trăm khán thính giả đang dõi theo từng câu, từng lời bài nhạc:


“… Tôi đã làm nhân-chứng cho cái chết oan-khiên; búa rìu chém tới tấp trên đầu người thanh-niên.  Chàng chết chưa kịp thấy vùng đất hứa tự-do, mắt hãy còn mở lớn, đại-dương đã làm mồ.  Tôi đã làm nhân chứng cho xót xa tủi nhục, bầy quỷ dữ gào thét.  Ôi! Thân phận đàn bà, nàng nghiến răng nhắm mắt máu ứa trên khóe môi, gọi tên chồng lần cuối.  Ôi! Ngọc nát vàng phai…”


Đến lúc này thì chúng tôi nhận thấy rất đông khán-giả không cầm được nước mắt, những giòng lệ chan hòa trên khóe mi, họ đã khóc cho nhiều phận đời Việt-Nam tỵ-nạn vắn số, bạc phần.


Vì là một liên-phúc, nên đang lúc Ngọc-Sương bước vào hậu-trường thì ca-nhạc-sĩ Bích-Ngọc trong chiếc áo dài đen tuyền từ từ bước ra sân-khấu hát giọng thật trầm-uất cung La Thứ nối tiếp với bài LỜI KINH ĐÊM của cố nhạc-sĩ Việt-Dzũng:


“Lời kinh đêm! Ôi lời kinh đêm, lời kinh buồn như tiếng Mẹ thở dài.  Ai có nghe thấu lời kinh khổ?  Sao cúi mặt gục đầu ngủ quên… Thuyền mong manh ôi đời lênh-đênh, người vẫn ôm manh ván rũ mục, lời kinh cầu từng ngày quen thuộc, lời Mẹ buồn như tiếng Nam-Mô…Lời Kinh Đêm, Ôi! Lời Kinh Đêm…”


Nhạc bỗng chuyển sang một tiết-tấu nhanh hơn; các ca-sĩ Quế-Thanh, Ngọc-Sương tay cầm đèn cầy bước ra đứng hai bên Bích-Ngọc để cùng hòa tiếng hát trong bài Kinh-Khổ và ca-sĩ Thanh-Hùng cũng xuất-hiện trong trang-phục nâu sòng nhịp theo bằng tiếng gõ mõ cầu kinh.  


Chúng tôi đã mượn những lời nhạc của cố nhạc-sĩ Trầm-Tử-Thiêng để nói lên ý chính của chương-trình “Nhạc Bi Hùng Ca Cầu Nguyện Cho Các Oan Hồn Uổng Tử Nhân Mùa Tháng Tư Đen” đêm thứ Bảy 29 tháng 4, 2017 tại Brisbane, Úc châu.


“… Lời nguyện cầu này dành cho nhau.  Từ khi loạn ly vào đêm đầu.  Tình người tiêu-hao.  Niềm tin bội bạc…Một thời điêu-linh.  Một phen hoạn-nạn.  Còn lại đêm nay những lời kinh tình-yêu đầy nhiệm màu…”


C:\Users\DBN\Pictures\IMG_18.JPG

Trái qua phải: ca-sĩ Ngọc-Sương, Bích-Ngọc, Quế-Thanh, Thanh-Hùng &

Nhạc-sĩ:  Thái-Nguyên & Tom-Sĩ-Lê trình bày “Kinh Khổ” của Trầm-Tử-Thiêng.


Nối tiếp những bài nhạc sau đó là MỘT NGÀY TRÊN BIDONG (Hà-Thúc-Sinh), rồi đến nhạc-sĩ Thái-Nguyên hát bài HAI MƯƠI CHÍN NGỌN SÓNG BIỂN do chính anh sáng-tác để nói lên thân-phận nổi trôi của 29 thuyền nhân trên chuyến tàu vượt biển của anh năm 1978.  


Ca-sĩ Sơn-Ca xuất-hiện với liên-khúc của Lam-Phương: CHUYỆN BUỒN NGÀY XUÂN & CHIỀU TÂY ĐÔ.  Xen kẽ chương-trình là phần phát biểu cảm-tưởng của Bác-Sĩ Bùi-Trọng-Cường (Chủ-Tịch Cộng-Đồng Người Việt Tự-Do Úc – Queensland) nói về đêm nhạc do gia-đình “Chân Quê” lần đầu tiên đứng ra tổ chức.  Ông cũng đã kể lại những câu chuyện thương tâm “mắt thấy tai nghe” trong suốt nhiều năm đi thăm đồng-hương tại một số trại tỵ-nạn vùng Đông-Nam-Á sau 1975.


C:\Users\DBN\Pictures\IMG_1151.JPG  blank

             Bác-Sĩ Bùi-Trọng-Cường và MC. Trần-Quốc-Bảo                 Ca-Sĩ Sơn-Ca và M.C Trần-Quốc-Bảo                                                                               

Nghệ-sĩ Thu-Hường đã chạm đến trái tim khán-giả khi cô ngâm bài thơ “CHẠM CỬA THIÊN-ĐƯỜNG” của thi-sĩ Đoàn-Xuân-Thu:


“… Hòm cao-ủy phủ thân người yêu dấu, thay vòng tay anh ấm... tấm nilong, mộ chí đề tên, ngày em mất, mả lạn... tàn phai sương gió thời gian; mộ chí khắc bằng dao để lòng đau... anh nhớ... Anh hú, anh kêu: tiếng hú chiều tuyệt vọng ... ôi! em yêu! ôi! đất hỡi! trời ơi !sao nỡ đóng cửa thiên đường khi bàn tay em chạm tới…”


M.C Trần-Quốc-Bảo cũng đã góp giọng hát trầm-ấm như một tiếng thở dài của kẻ ly-hương qua  nhạc bản SAIGON NIỀM NHỚ KHÔNG TÊN của Nguyễn-Đình-Toàn.


Tiếp đó ca-sĩ Quế-Thanh trình bày bài QUÊ-HƯƠNG BỎ LẠI (Tô-Huyền-Vân), rồi cùng song ca ngọt ngào với ca-sĩ Ngọc-Sương nhạc phẩm ĐƯỜNG VỀ QUÊ-HƯƠNG (của Lam-Phương) nói lên niềm mong ước trở về Việt-Nam khi không còn bóng Cộng thù.


M.C Trần-Quốc-Bảo cũng đã nhắc nhở nhiều kỷ-niệm thân tình giữa gia-đình “Chân Quê” với cố nhạc-sĩ Việt-Dzũng trước khi giới-thiệu ca-sĩ Ngọc-Sương hát bài CHÚT QUÀ CHO QUÊ-HƯƠNG.


Đến khi Bích-Ngọc trở lại sân khấu để hát HẸN NHÉ trong phần cuối chương-trình thì M.C Trần-Quốc-Bảo đã thưa với khán-giả rằng:


“Những ai đã từng tạm dung ở Pulau Bidong, Mã-Lai-Á vào những tháng cuối năm 1981; chắc hẳn không quên rằng mỗi khi có dịp người tiễn chân người rời đảo đi định-cư tại một đệ tam quốc-gia thì nhạc phẩm HẸN NHÉ của Hà-Thúc-Sinh lại được phát thanh trên đảo; vang vang mãi tận đến chân cầu Zetty.  Thưa quý vị!  Người hát bài này lúc ấy chính là ca-nhạc-sĩ Bích-Ngọc và… 36 năm sau; đêm nay Bích-Ngọc sẽ hát như một lời hứa hẹn: BẠN ƠI! ĐỪNG QUÊN HẸN NƠI VIỆT-NAM; ĐỜI LƯU VONG HÃY NHỚ NHAU TRONG LỜI NGUYỆN-CẦU: VỀ VỚI VIỆT-NAM, HẸN GIỮA VIỆT-NAM MỘT NGÀY MAI ĐẤT NƯỚC HUY-HOÀNG”.


Hai bài nhạc để kết thúc chương-trình là VẪN CÒN ĐÂY CÁC CON CỦA MẸ (sáng-tác: Nguyệt-Ánh) và VIỆT-NAM, VIỆT-NAM (Phạm-Duy) được toàn thể mọi người cùng vỗ tay hát theo với tất-cả các ca-nhạc-sĩ.


Chúng tôi thật sự cảm-động vì khán-giả không ai ra về sớm, tất-cả đã ở lại đến giây phút cuối cùng bịn rịn không muốn chia tay.  Có nhiều người than rằng chương-trình sao quá ngắn!  Họ nói:  “Chúng tôi muốn nghe thêm nữa vì chưa bao giờ cộng-đồng người Việt tại đây lại có một đêm nhạc tuyệt-vời như vầy!”


Ca-nhạc-sĩ Bích-Ngọc và Thái-Nguyên đã hứa rằng sẽ hẹn gặp lại khán-giả thật đáng yêu của thành-phố Brisbane, tiểu-bang Queensland, Úc Châu trong nhiều chương-trình âm-nhạc thật ý-nghĩa trong tương-lai để không phụ lòng mong đợi của tất-cả mọi người.


blank

(Chụp hình lưu-niệm cùng thân-hữu sau chương-trình nhạc 29 Tháng 4, 2017)

Trái qua phải: chị Ngọc-Liên, ca-sĩ Ngọc-Sương và phu-quân Hải-Vân, Thái-Nguyên và phu-nhân,

Bác-Sĩ Bùi-Trọng-Cường, M.C Trần-Quốc-Bảo, ca sĩ Thanh-Hùng, nhạc-sĩ Tom-Sĩ-Lê, Bác-Sĩ Dung,

Ca-sĩ Quế-Thanh, đôi Uyên-Ương Nhàn-Nguyễn & Anh-Lê (Professional Photographer).


*****













Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.