Hôm nay,  

Ngày 25 Tháng Tư, 2017 Gia Đình Chân Quê Tri Ân Cựu Chiến Binh Úc

02/04/201700:01:00(Xem: 11564)
NGÀY 25 THÁNG TƯ, 2017  
GIA ĐÌNH CHÂN-QUÊ TRI-ÂN CỰU-CHIẾN-BINH ÚC.
 
Tác-giả: Chân-Quê – (Sưu-tầm, cảm-nhận & biên-soạn).

ANZAC là chữ viết tắt của “Australian and New Zealand Army Corps”.  ANZAC DAY tạm dịch là “Ngày Liên-Quân Úc-Đại-Lợi và Tân-Tây-Lan”; được tổ-chức trọng thể hằng năm vào ngày 25 Tháng 4 tại cả hai quốc-gia nói trên.  

Tưởng cũng nên nhắc lại: khi Thế-Chiến Thứ I bùng nổ vào ngày 28 tháng 7, 1914.  Gần 1 năm sau, theo kế-hoạch của Winston Churchill (First Lord of the Admiralty); các binh sĩ Úc và Tân-Tây-Lan đã đổ bộ vào bán đảo Gallipoli, Thổ-Nhĩ-Kỳ hôm 25 tháng 4, 1915 với mục-đích là chiếm bằng được thủ-đô Constantinople, để từ đó mở đường tới Biển Đen cho các lực-lượng

hải-quân đồng-minh. (Biển Đen hay Hắc-Hải là một đại-dương nằm giữa Đông-Nam Châu Âu và vùng Tiểu-Á ‘tiếng Hy-Lạp là Anatolia’ - Ngày nay thuộc Thổ-Nhĩ-Kỳ.  Biển Đen được nối với Địa-Trung-Hải qua eo biển Bosporusbiển Marmara).


Hơn 8000 quân-nhân Úc và 2700 lính Tân-Tây-Lan đã tử trận trong chiến-dịch Gallipoli nêu trên và để vinh-danh cho lòng dũng-cảm cùng sự can-đảm hy-sinh của họ, người dân cả hai nước đã chọn ngày 25 tháng 4 hằng năm là ngày ANZAC DAY; cũng là ngày đại lễ quốc-gia.


Ngoài Chiến-Tranh Thế-Giới Thứ I (World War I), quân đội Úc cũng đã tham-gia trong Chiến-Tranh Thế-Giới Thứ II (World War II), chiến tranh Nam Bắc Hàn, Việt-Nam, Iraq và Afghanistan …

Từ 2014-2018, bốn năm liên tiếp; nước Úc thực-hiện chương-trình lễ ANZAC DAY thật long-trọng để kỷ-niệm 100 năm ngày lính Úc tham-gia vào Thế-Chiến Thứ I.  Cũng nhằm nhắc-nhở người dân về cuộc chiến khốc-liệt nhất trong lịch-sử của Úc-Đại-Lợi.


anzac
Poster Kỷ-Niệm 100 Năm Anzac Day do các Cựu-Chiến-Binh Úc trao tặng
gia-đình ca-nhạc-sĩ Bích-Ngọc & Thái-Nguyên.

Trên trang nhà Bộ-Trưởng Bộ Cựu-Chiến-Binh ‘Minister for Veteran’s Affair’ và bản tin ngày 16 tháng 3, 2017 của ký-giả Stephanie Anderson trên truyền-hình ABC News (Úc-Châu) cũng đã cảnh báo là sẽ không có Lễ Anzac Day ở Long-Tân năm nay. (No Anzac Day ceremony at Long Tan this year …)


http://minister.dva.gov.au/media_releases/2017/mar/va022.htm


http://www.abc.net.au/news/2017-03-17/no-anzac-day-ceremony-at-long-tan-this-year2c-government-confi/8364496


Chúng tôi xin tạm dịch tóm-tắt ý chính phần tin trên như sau:


“… Vào năm ngoái, nhà cầm quyền Việt-Nam đã không đưa ra một lý-do nào rõ-ràng về việc đợi đến phút cuối họ mới ra lệnh hủy bỏ chương-trình ‘Anzac Day’, nhưng người ta tin rằng vì các cựu-chiến-binh đã dự định tổ-chức buổi lễ thật trọng-đại nhằm tưởng-niệm và vinh-danh các binh lính Úc tử trận tại chiến-trường Long-Tân; đây chính là điều sỉ-nhục đến Việt-Cộng…


Vào ngày 18 tháng 8, năm 1966 nơi gần căn-cứ đóng quân chính của lính Úc, có 108 Liên-Quân Úc và Tân-Tây-Lan đã chiến đấu với khoảng 2,500 Cộng-Quân Bắc-Việt.  


18 quân-nhân Úc tử-trận, ước tính khoảng 245 tên Việt-Cộng bị tiêu diệt, trận này được xem là lớn nhất của người Úc trong chiến-cuộc Việt-Nam.”

(... No clear reason was given by the Vietnamese Government after last year's cancelled ceremony, but it is believed the size and the tone of the commemorative events had offended the communist Government...


On August 18, 1966, 108 Anzac soldiers fought an estimated 2,500 North Vietnamese soldiers near Australia's main army base.  


Eighteen Australian soldiers were killed, along with an estimated 245 North Vietnamese, making it one of Australia's largest encounters during the Vietnam War).

Ký-giả Rochelle Johnson (Radio Australia - ABC News) vào 3 năm trước: 2014, khi viết về “Truyền-Thống Ngày Anzac” – (Anzac Day Traditions) đã đề-cập tới việc diễn-hành như sau:


“Lúc đầu ‘Ngày Liên-Quân Úc-Đại-Lợi và Tân-Tây-Lan’ chỉ có các cựu-quân-nhân từng phục-vụ trong Thế-Chiến Thứ I đi diễn hành, nhưng sau này số người tham-dự đông hơn vì bao gồm luôn cả các cựu-chiến-binh; những người từng xông-pha trận-mạc trong bất kỳ cuộc xung kích nào có sự tham dự của nước Úc.


Diễn hành được tổ-chức trong nhiều thành-phố và các thị-trấn xuyên quốc-gia với số người góp mặt ngày một đông đảo.  Trong những năm gần đây, nhiều thân-nhân của các tử sĩ hoặc thành-viên trong gia-đình các cựu-chiến-binh quá yếu cũng đã đi diễn hành thay cho họ.”


(At first the Anzac Day march was intended for veterans who'd served in World War I, but over time it's grown to include veterans who've served in all conflicts involving Australia.

Marches are held in cities and town across the country and attended by many. In recent years relatives of service personnel have also joined in, taking the place of family members who have either passed away, or are too frail to take part themselves.)


http://www.radioaustralia.net.au/international/2014-04-24/anzac-day-traditions/1299878


Được biết từ năm 1962 có khoảng 60 ngàn người lính Úc đã vào Việt-Nam để tham-chiến, họ là quân-đội đồng-minh của lính Mỹ và Quân-Lực-Việt-Nam-Cộng-Hòa.  Ước lượng có hơn 3000 chiến-binh Úc bị thương và khoảng 521 người tử-trận trên đất nước Việt-Nam.  Đồn trú của quân-đội Úc phần lớn đóng ở tỉnh Bà-Rịa, Phước-Tuy. Vũng-Tàu.  Ngoài việc đánh giặc, họ đã có công mở các lớp dậy học tiếng Anh, dậy các môn thể-thao, tổ-chức cắm trại cho thanh-thiếu-niên Việt-Nam, xây những trụ quạt gió để dẫn nước sạch đến các vùng thôn quê hẻo lánh v.v… Họ chính là ân-nhân của gia-đình nhạc-sĩ Thái-Nguyên (vì quê anh ở ngay tỉnh Bà-Rịa, Vũng-Tàu).


Thật là một duyên may cho gia-đình chúng tôi (mới dọn nhà từ California, Hoa-Kỳ về Úc nghỉ hưu hơn 3 tháng nay); lần đầu tiên sẽ hội ngộ cùng các cựu-chiến-binh Úc ở tiểu bang Queensland trong ngày Anzac Day 2017.  Đây cũng là cơ-hội cho những thuyền nhân tỵ-nạn Việt-Nam chúng tôi được tỏ lòng tri-ân đến những người lính Úc.  Sẽ có bài viết tường-trình đầy đủ về buổi sinh-hoạt của gia-đình “Chân-Quê” với các cựu-chiến-binh Úc sau  “Ngày Liên-Quân Úc-Đại-Lợi và Tân-Tây-Lan” 25 tháng Tư năm nay.


Xin tạ-ơn nước Úc là quốc-gia đầu tiên đã cưu mang đời tỵ-nạn của tôi; cũng là dịp để tạ-ơn các chiến-sĩ Quân-Lực Việt-Nam-Cộng-Hòa.  Tạ-Ơn các anh đã hy-sinh ngoài chiến-trường, cho tôi có được một thời tuổi nhỏ rất vô-tư và yên-ổn nơi thành-phố Saigon “Hòn Ngọc Viễn-Đông” thuở ấy.  


Muôn đời tri-ân người chiến-sĩ Quốc-Gia và những Đồng-Minh không tên, không tuổi, đã anh-hùng xông pha trận mạc, phải bỏ lại một phần thân-thể nơi chiến trường và những Tử-Sĩ đã chết cho chúng tôi (người dân miền Nam, Việt-Nam) được sống trong an-bình trước ngày 30 tháng Tư, 1975.  Thành-Kính Tri-Ân đến các anh: người Chiến-Sĩ Vô-Danh./.



***



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.