Hôm nay,  

Lệnh Cấm 7 Quốc Gia Hồi Giáo Vào Hoa Kỳ

07/02/201710:57:00(Xem: 6046)

Thứ Sáu ngày 27/01/2017, Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh (executive order) dưới đề tựa PROTECTING THE NATION FROM FOREIGN TERRORIST ENTRY INTO THE UNITED STATES (Bảo Vệ Quốc Gia Để Không Bị Khủng Bố Nước Ngoài Xâm Nhập Vào Hoa Kỳ).  


Sắc lệnh này được biết đến qua tên gọi vắn tắt “travel ban” (lệnh cấm đi lại) với một số điều khoản chính yếu:

  • Cấm dân từ bẩy quốc gia Hồi giáo là Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen không được vào Hoa Kỳ trong vòng 90 ngày

  • Đình chỉ ngưng không nhận tất cả người tị nạn trong vòng 120 ngày

  • Cấm vô thời hạn không nhận người tị nạn từ Syria


Tuy vậy, khi lệnh cấm được thi hành, hoảng hốt và rối loạn (panic) đã xẩy ra tại các phi trường của Hoa Kỳ hay trên thế giới, nơi công dân của bẩy quốc gia nói trên đang trên đường vào Hoa Kỳ.  Kết quả là sắc lệnh cấm này đã gây ra những biểu tình và chống đối mạnh mẽ nhất từ lúc Trump lên nhậm chức tổng thống.


Một vòng Thế giới


Anh: Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao Boris Johnson đã ghi trên Twitter:  “Chúng tôi sẽ bảo vệ quyền và tự do của người dân có quốc tịch Anh trong nhà và ngoại quốc. Có sự kỳ thị bởi vì quốc tịch là điều chia rẽ và sai lầm.”


blank


Trước đó, vào ngày 27/01/2017, Thủ tướng Theresa May là vị lãnh tụ nước ngoài đầu tiên có họp chính thức với Trump và cả hai đã chào mừng "mối quan hệ đặc biệt" của hai quốc gia.  Chỉ sau đó vài tiếng, Trump đã ký sắc lệnh cấm.  Cuối cùng, Thủ tướng May cũng đưa ra một tuyên bố nói chính phủ Anh "không đồng ý" với lệnh cấm, nhưng di dân là "một vấn đề của chính phủ của Hoa Kỳ."


Pháp: Bộ trưởng Ngoại giao Jean-Marc Ayrault nói rằng chào đón những người tị nạn là một "nhiệm vụ của đoàn kết." Ông viết trên Twitter "Khủng bố không có quốc tịch; kỳ thị phân biệt không phải là một câu trả lời."


Đức: Thủ tướng Angela Merkel nói, “Không thể lấy lý do cần phải cương quyết trong cuộc chiến đấu chống lại khủng bố để biện minh cho việc nghi ngờ những người có đức tin khác, trong trường hợp này là người theo Hồi giáo hoặc từ một gốc gác nào đó." Và, "Những hành động này, theo tôi, là đi ngược lại ý tưởng quan yếu của viện trợ quốc tế dành cho người tị nạn và sự hợp tác quốc tế."


Phát ngôn viên của Thủ tướng Merkel cho biết bà đã gọi cho Trump để giải thích cho ông ta nhiệm vụ của Hoa Kỳ theo Công ước Geneva về người tị nạn.


Thổ Nhĩ Kỳ: Là Phó Thủ tướng của quốc gia có đa số dân theo Hồi giáo và không nằm trong danh sách cấm, ông Mehmet Simsek viết trên Twitter, "Chúng tôi vui vẻ chào đón nhân tài toàn cầu không được phép trở lại #USA."


Canada: Không đề cập đến sắc lệnh của Trump, Thủ tướng Justin Trudeau chỉ viết trên Twitter, “Với những người chạy trốn sự ngược đãi, khủng bố và chiến tranh, người dân Canada sẽ mở rộng vòng tay chào đón các bạn, không phân biệt đức tin.  Đa dạng (diversity) là sức mạnh của chúng ta.”


blank


Úc: Thủ tướng Malcolm Turnbull nói, "Điều quan trọng là mỗi quốc gia đều có thể kiểm soát những người đi qua biên giới của mình." Và ông là một trong rất ít các nhà lãnh đạo công khai thể hiện sự hỗ trợ lệnh cấm đi lại.


Pakistan (Hồi quốc): Pakistan không nằm trong danh sách cấm của Trump, nhưng Bộ trưởng Nội vụ Chaudhry Nisar lên án sắc lệnh, nói rằng nó sẽ không ảnh hưởng đến những kẻ khủng bố. Thay vào đó nó sẽ "tăng thêm những khổ đau của các nạn nhân của khủng bố.  Những người khốn khổ nhất của khủng bố là người Hồi giáo, và họ đã hy sinh nhiều nhất chống lại tai họa này."


Saudi Arabia: Chính quyền Saudi Arabia đã không công khai công bố thế đứng của họ.  Nhưng hãng hàng không quốc gia Saudi Airlines đã ra tuyên bố là công dân của bẩy quốc gia bị nêu tên "sẽ không được phép bay trên Saudi Airlines.  Công dân với chiếu khán ngoại giao hoặc làm việc cho cơ quan quốc tế và có những chiếu khán hợp lệ thì được miễn trừ."


Hữu phái tại Âu Châu


Anh: Nigel Farage, nhân vật lớn tiếng nhất trong vụ ly khai Brexit, đã chào mừng sắc lệnh của Trump và nói với BBC, "Ông ta được bầu lên để cứng rắn. Ông ta được bầu để nói là ông ta sẽ làm bất cứ điều gì trong quyền lực của ông ta để bảo vệ Hoa Kỳ không bị xâm nhập bởi khủng bố ISIS. Có bẩy quốc gia trong danh sách đó.  Ông ta có quyền làm chuyện đó. Ông ta đã được bầu lên vì việc này."


Hòa Lan: Là sáng lập viên và lãnh tụ của đảng Party for Freedom ông Geert Wilders viết trên Twitter, "Chấm dứt di dân từ bất cứ quốc gia Islam nào chính là điều chúng ta cần. Tương tự ở Hòa Lan, đạo Hồi Islam và tự do không tương hợp."


blank


Phản đối từ dân chúng trong nước Hoa Kỳ


blank

Đã có hàng chục ngàn người biểu tình phản đối sắc lệnh cấm và bày tỏ sự đoàn kết (solidarity) với người tị nạn và người Hồi giáo.  


Theo New York Times, số ra ngày 29/1/17, thì tính đến thời điểm đó đã có hơn 40 cuộc biểu tình phản đối diễn ra tại nhiều phi trường và thành phố trên các tiểu bang của Hoa Kỳ.  Và trong những ngày gần đây vẫn còn có một số cuộc biểu tình được ghi nhận.


Phản đối từ phía Lập pháp Hoa Kỳ


Đảng Cộng Hòa

Hai Thượng nghị sĩ John McCain của Arizona và Lindsey Graham của South Carolina đã cho ra một thông cáo chung:


"Chính phủ của chúng ta có trách nhiệm bảo vệ biên giới, nhưng chúng ta phải làm theo một cách thế sao cho chúng ta được an toàn hơn và duy trì được tất cả những giá trị tốt đẹp và phi thường của đất nước của chúng ta.


"... Và chúng ta không nên quay lưng lại đối với những người tị nạn mà qua quá trình chọn lọc kỹ lưỡng đã cho thấy họ không là mối đe dọa cho quốc gia của chúng ta, và họ là những người đã gánh chịu những nỗi thống khổ kinh hoàng, mà đa số là đàn bà và trẻ em.


“… Sắc lệnh này đã gửi ra một tín hiệu, vô tình hay hữu ý, là Hoa Kỳ không muốn người Hồi giáo đến quốc gia của chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng tôi sợ rằng sắc lệnh này có thể giúp tuyển mộ quân khủng bố nhiều hơn là giúp cải thiện sự an ninh của chúng ta.”


Thượng nghị sĩ Bob Corker của Tennessee, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cho biết ông ủng hộ việc gạn lọc kỹ càng hơn, nhưng nhận thấy sắc lệnh đã được "thi hành rất tệ hại", đặc biệt là đối với người có thẻ xanh.  Ông Corker nói, "Chính quyền nên lập tức có những điều chỉnh thích hợp, và tôi hy vọng qua các xem xét kỹ lưỡng và thực hiện các biện pháp cải tiến an ninh thì các chương trình này sẽ có nhiều phần được cải thiện và phục hồi."


Đảng Dân Chủ

Vào tối ngày 30/1/17, Dân biểu Nancy Pelosi của California, Thủ lãnh phe Thiểu số tại Hạ viện, và các Dân biểu và Thượng nghị sĩ tập hợp trước Tối cao Pháp viện để phản đối sắc lệnh cấm đi lại.  Bà còn viết trong một thông báo, "Hành động của Tổng thống không những vi hiến mà còn trái với đạo đức".


Thượng nghị sĩ Chuck Schumer của New York,  Thủ lãnh phe Thiểu số tại Thượng viện, kêu gọi ông Trump phải ngay lập tức đổi ngược lại hành động đã làm, nói rằng sắc lệnh đó làm cho Hoa Kỳ "ít nhân đạo hơn, ít an toàn hơn, ít tinh thần của người Mỹ hơn."  Trong một cuộc họp báo, ông Schumer nói "Phải đảo ngược lại sắc lệnh đó ngay lập tức, và đảng Dân chủ sẽ đưa ra đạo luật để đánh đổ nó."


Giải thích từ Tổng thống Donal Trump


Trước những phản đối và phê bình chỉ trích đến từ mọi nơi, Tổng thống Donald Trump đã công bố bản văn:  


“Hoa Kỳ là một quốc gia tự hào về những người di dân và chúng ta sẽ tiếp tục thể hiện lòng trắc ẩn (compassion) đối với những chạy trốn khỏi sự áp bức, nhưng chúng ta sẽ làm như vậy trong khi vẫn phải bảo vệ công dân và biên giới của chúng ta. Hoa Kỳ luôn luôn là vùng đất của tự do và ngôi nhà của dũng cảm. Chúng ta sẽ giữ cho nó được tự do và giữ cho nó được an toàn, một điều như các giới truyền thông đều biết, nhưng họ từ khước không nói ra. Chính sách của tôi cũng tương tự như những gì Tổng thống Obama đã làm trong năm 2011 khi ông cấm cung cấp chiếu khán cho người tị nạn từ Iraq trong sáu tháng. Bảy nước có tên trong Sắc Lệnh cũng là những nước trước đây được chính quyền Obama chỉ ra (identified) là nguồn gốc của khủng bố. Để được rõ ràng, đây không phải là một lệnh cấm người Hồi giáo, như các giới truyền thông đã phúc trình sai lạc. Đây không phải là về tôn giáo - mà đây là về khủng bố và giữ cho quốc gia của chúng ta được an toàn. Hiện có hơn 40 quốc gia khác nhau trên toàn thế giới mà đa số dân theo Hồi giáo đã không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm này. Chúng ta sẽ cấp chiếu khán cho tất cả các nước một khi chúng ta chắc chắn là đã xem xét và thực hiện được các chính sách an ninh nhất trong 90 ngày sắp đến. Tôi có một cảm giác (thương cảm) rất là to lớn đối với những người đang bị liên lụy trong cuộc khủng hoảng nhân đạo khủng khiếp này tại Syria. Ưu tiên thứ nhất của tôi sẽ luôn luôn là bảo vệ và phục vụ đất nước của chúng ta, nhưng là một Tổng thống, tôi sẽ tìm cách giúp đỡ tất cả những ai đang đau khổ.”


Ngoài ra, sau đó Chánh văn phòng của Tòa Bạch Ốc ông Reince Priebus cho biết là những người đang có thẻ xanh sẽ không bị cấm không cho trở về lại Hoa Kỳ, ngay cả khi họ là người của một trong bảy quốc gia có tên trong sắc lệnh cấm.


Tính Hợp pháp của Sắc lệnh


Đã có nhiều nơi đưa đơn kiện sắc lệnh này. Quan trọng nhất phải kể đến tiểu bang Washington và sau đó có thêm tiểu bang Minnesota đã nộp đơn kiện sắc lệnh cấm này tại Seattle, Washington.


Thứ Sáu ngày 03/02/2017, Thẩm phán liên bang James Robart, trước đây đã được Tổng thống George W. Bush bổ nhiệm, đã ra lệnh ngưng thi hành sắc lệnh cấm đi lại này trên toàn quốc.


Thứ Bẩy ngày 04/02/2017, sau khi có quyết định của Thẩm phán James Robart, Bộ An ninh Nội địa của Hoa Kỳ đã rút lại các lệnh không cấp chiếu khán cho công dân của bẩy quốc gia nói trên.  


Cùng trong ngày thứ Bảy, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ sẽ cho phục hồi lại khoảng gần 60,000 chiếu khán mà trước đó đã bị thu hồi khi sắc lệnh cấm đi lại được ban hành.


Sang nửa đêm Chủ Nhật ngày 05/02/2017, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã nộp đơn kháng án, yêu cầu Tòa Chống án Liên bang (The Ninth Circuit Court of Appeals) ra lệnh ngưng phán quyết của Thẩm phán Robart để phục hồi sắc lệnh của Trump.


Sáng sớm Chủ Nhật ngày 05/02/2017, Tòa Chống án Liên bang đã bác bỏ lời yêu cầu khẩn cấp của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ và đồng thời đã yêu cầu cả hai bên nộp bản tóm tắt quy phạm pháp luật trước khi tòa án này đưa ra quyết định.


Điều này có nghĩa là các phán quyết của Thẩm phán James Robart đình chỉ việc thi hành sắc lệnh cấm đi lại sẽ tiếp tục có giá trị - trong lúc này.


3:00 giờ chiều ngày thứ Ba 07/02/2017, Tòa Chống án Liên bang tại San Francisco sẽ nghe luận điểm của hai bên về sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump và sẽ quyết định số phận của lệnh ngưng thi hành của Thẩm phán James Robart.  


Dù quyết định của Tòa Chống án Liên bang này như thế nào, thì có nhiều phần trăm chặng kế tiếp sẽ là Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ - nơi cuối cùng sẽ quyết định số phận của sắc lệnh cấm đi lại của Tổng thống Donald Trump.


Team Trump


Về sắc lệnh cấm đi lại này, rất có thể nội các mới của ông Trump có nhiều thành viên chưa đủ kinh nghiệm chính trị hay điều hành và đã thiếu sót khi viết ra sắc lệnh,  cũng như đã cho thi hành một cách vội vã thiếu chuẩn bị.  


Tuy nhiên, trước một sắc lệnh có tầm cỡ quan trọng như sắc lệnh này, khó có thể hiểu được tại sao Team Trump lại không thực hiện những thăm dò (survey), và những nghiên cứu khả thi (feasibility study) về mọi khía cạnh của sắc lệnh này.   


Điều khá chắc chắn là Team Trump sẽ không thể ngờ nghệch đến độ tin rằng nội các của Trump lại có thể "ung dung" thực hiện những sắc lệnh gây bão tố như lệnh cấm đi lại này và sẽ không bị kiện ra tòa án.  


Với bộ tham mưu có đầy đủ khả năng đánh bại các đối thủ có tầm cỡ của cả đảng Cộng Hòa và Dân Chủ trong thời gian tranh cử, thì quả là một điều đáng ngạc nhiên khi Team Trump lại có thể mắc phải lỗi lầm sơ đẳng không tham khảo và không phối hợp với Bộ Ngoại giao và Bộ An ninh Nội địa khi thi hành lệnh cấm đi lại theo như các tường trình.


Và do vậy, những missteps nói trên đã đưa đến một làn sóng phản đối lan rộng từ bên trong Hoa Kỳ ra đến nước ngoài, như một cơn cuồng phong giông bão.

Ý kiến riêng


Ngay giữa trung tâm cơn bão của những biểu tình và ý kiến chống đối khắp nơi về sắc lệnh cấm đi lại này, thì ngoại trừ các ý kiến của các Trump haters luôn luôn tiêu cực, cũng còn có rất nhiều quan tâm rất chính đáng về mặt nhân đạo hay kỳ thị tôn giáo.


Tuy nhiên, theo thiển ý của người viết, thuần túy về mặt chính trị, “cơn bão” này cũng đã đem lại khá nhiều kết quả tương đối tốt cho Team Trump:


  • Đối với cử tri Hoa Kỳ:  Dù ủng hộ hay chống đối, họ đều thấy Tổng thống Trump đã thực hiện điều mà ứng cử viên Trump đã đưa ra trong thời gian vận động tranh cử, đặc biệt là về việc trong vòng 3 tháng tạm thời ngăn chận sự du nhập vào Hoa Kỳ của những người theo đạo Hồi xuất phát từ những nơi mà thành phần khủng bố Hồi giáo có thành tích.


  • Khủng bố Hồi giáo:  Không như vị tổng thống tiền nhiệm Obama và chính quyền của ông đã né tránh việc nêu đích danh "Islamic terrorism" (khủng bố Hồi giáo) vì ngại làm “buồn lòng" hơn 1.6 tỉ người Hồi giáo, chính quyền Trump đã cho thấy họ không ngần ngại dùng đến biện pháp mạnh đối với các thành phần Hồi giáo cực đoan - vốn không phải là cả khối Hồi giáo.


Không nhất thiết phải đưa ra lời cảnh cáo hăm dọa hay vạch ra lằn đỏ (drawing the red line) nào, team Trump đã hành động và “action speaks louder than words.”


  • Địch thủ và đối thủ: Các chính quyền Bắc Hàn, Iran, Nga và nhất là Trung Hoa cộng sản qua “cơn bão” này, hẳn đã thấy chính quyền Trump có vẻ như không hề ngại "đụng chạm."


Dù chắc chắn vẫn còn muốn khoe khoang với thế giới - và nhất là dân chúng trong nước - thấy là họ vẫn thuộc loại "kiên cường", hẳn các quốc gia này cũng đã âm thầm "take notes" về Team Trump. Hy vọng các chính quyền này sẽ nghiêm chỉnh hơn khi phải cùng Hoa Kỳ giải quyết những xung đột.  


  • Láng giềng Châu Mỹ La Tinh:  “Cơn bão” cấm đi lại vào nước Mỹ này đã gây chấn động khắp thế giới, và chắc chắn sẽ truyền đến phía Nam Hoa Kỳ sang tới El Salvador, Guatamela, Honduras và nhất là Mễ.  


Thông điệp gián tiếp sẽ là:  Nước Mỹ không còn là nơi vườn không, nhà trống có thể tùy tiện ra vào.  Tại vùng đất trước đây đã quá dễ dàng cho việc tự do xâm nhập, một tấm bảng vô hình đã được dựng lên: Caution: Enter at your own risk!


  • Đồng minh của Hoa Kỳ:  nhất là các "đồng minh” loại free riders (chuyên đi xe chùa) đều có thể nhận được thông điệp của vị “new sheriff in town”: Wake up and smell the coffee!


Vì như Trump đã nói, “We can’t let the world take advantage of us from an economic standpoint.” - Chúng ta không thể để cho thế giới lợi dụng chúng ta về mặt kinh tế.


Với cung cách làm việc của Trump, xem ra ông đã đi theo đúng lời khuyên của Niccolo Machiavelli dành cho một lãnh tụ trong quyển Quân Vương (The Prince): "It is better to be feared than loved, if you cannot be both."  - Tốt hơn hết là để bị sợ hơn là để được yêu, nếu không thể có được cả hai.


Trần Trung Tín – Feb 07, 2017

 

Ý kiến bạn đọc
09/02/201702:05:21
Khách
TT Trump không phải là dân chính trị lão làng .
Không phải như những lão ông , lão bà chính khách cả đời chỉ ăn bám vào tiền thuế của dân . Họ hứa đủ chuyện nhưng ít khi thực hiện lời hứa lúc tranh cử .
Chỉ có dân tài tử , không chuyên nghiệp như Trump mới ngớ ngẩn thực hiện lời hứa lúc tranh cử .
Chính khách thứ thiệt thì HỨA nhưng KHÔNG LÀM ,
Hãy nghe cựu TT Clinton nói về di dân bất hợp pháp .
Nói nhiều nhưng chẳng làm bao nhiêu nên không động chạm đến quyền lợi của ai .
Xin xem bài diễn văn của TT Clinton trên yuo tube , ngắn chưa tới 2 phút .
Cùng luận điệu nhưng DC chẳng ai gào thét biểu tình , thưa kiện chi cả .
------------------------

https://www.youtube.com/watch?v=auZRVqrCLY8

------------------------------

Hay cựu nghị sĩ O3ma cũng lên tiếng về vấn nạn di dân BẤT HỢP PHÁP .
Xin xem you tube : ( ngắn dưới 1 phút )

https://www.youtube.com/watch?v=T7LGoHV3aKs
08/02/201706:18:42
Khách
Bravo.......President Trump!
08/02/201706:16:57
Khách
Bravo.......President Trump.
08/02/201705:32:37
Khách
Thẩm phán liên Bang James Robart người đang thu hồi lại sắc lệnh (EO) của White House nhận định sắc lệnh này ảnh hưởng rất nhiều đến thuê mướn nhân công, giáo dục, kinh doanh, quan hệ gia đình và quyền tự do đi lại.
Đọc kỹ sắc lệnh này từ section1 cho đến section 11. Tui không thấy Tân Tổng đã làm gì vượt quyền hạn của một người lãnh đạo quốc gia.
Chắc chắn cuộc ra toà chống án Liên Bang ở San Francisco ngày hôm nay 07/02 đa phần White House sẽ thắng.
08/02/201702:20:54
Khách
Hôm nay chổng mông ngoài phi trường van xin gào thét, xuống nước mong tình thương xót !
Mai mốt đây sẽ trả thfu chuyện năn nỉ này cho hả dạ, thay vì ôm 1 trái bom khủng bố, sẽ ôm 10 trái để giết thật nhiều, thật nhiều để trả thù cho hả dạ !
Hãy diệt trừ hậu họa, lệnh Trump phải được tuân hành, đã ngạnh công thì ngạnh công cho đích đáng, như đạo là tự sát !
Đã cưỡi lưng cọp mà xuống là nguy ngay !
Các vị hãy nhớ, đã cương thì không nên nhu, nhu cương ấm ớ, kiểu ba rọi là sẽ thua ngay lập tức !
Chổng mông đấy nhưng ôm bom đấy !
Hãy nghĩ tới an nguy của nước Mỹ !
07/02/201720:45:44
Khách
Xưa nay chính tà lưỡng lập. Ma cao chính trượng, Phật cao chỉ mười. Cuối cùng cái đúng, điều chính sẽ thắng. TT đã, đang, sẽ làm những điều đã hứa và dân đã bấu. tất cả đếu là những điều đất nước đang cần để tồn tại và vững mạnh. Ý đồ biến đổi tận căn nước Mỹ nếu chưa xóa bỏ được thì cũng sẽ bị ngăn chặn.
07/02/201719:41:35
Khách
Có một diều mỉa mai là Thủ tướng Malcolm Turnbull cùa Úc bài bác lệnh về di dân của Trump, nhưng chính nước Úc đã không nhận 1250 tuyền nhân (từ các nước Hồi giáo) nhập cư Úc mà tìm cách tống khứ qua Mỹ. Đểu thật !
07/02/201719:25:50
Khách
No matter what the left tries to gain ground by any means, the righteousness will always prevails. The president is right. He did what need to be done forthe country. Look at what the leftist have done in Vn
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mỗi khi tai qua nạn khỏi hay gặp một điều lành, chúng ta đều nhắc tới chữ Phúc Đức: “Nhờ phúc ông bà nên tôi vừa thoát nạn.” “Nhờ phúc nhà nên cháu vừa thi đỗ.” “Cầu phúc tổ tiên cho được mẹ tròn con vuông.”...
Có 6 loại cán bộ, đảng viên sẽ bị loại khỏi thành phần Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XIV, nhưng tiêu chuẩn người được chọn “vẫn cũ như trái đất”...
Ông Bill Burns, Trùm CIA, hôm 19/04/24, cảnh báo « Ukraine có thể thua cuộc chiến sanh tử với Poutine từ đây tới cuối năm ». Lời tuyên bố đưa ra trước hôm Hạ viện Huê kỳ biểu quyết có nên tháo khoán 61 tỷ USD để giúp Ukraine hay không? Nay thì Ukraine có 61 tỷ, và còn thêm phần viện trợ của Otan nữa, để tăng cường khả năng quân sự và cả kinh tế để đối đầu với Poutine. Vậy tới cuối năm, chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc và thắng lợi sẽ ngả về phía Ukraine?
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.