Hôm nay,  

Lắc Đầu Vì Môi Trường

27/11/201600:00:00(Xem: 3537)
Chớ bảo vì sao du lịch Việt Nam không khá được. Hãy hình dung mình như một du khách quốc tế, thế rồi nhìn quanh đâu cũng thấy khác với quốc tế: nơi nào cũng rác, bụi thổi tứ phương, giấy vụn quăng khắp nơi, vẽ quảng cáo đầy tường, hồ nước đục ứ đọng... và vân vân.

Báo Pháp Luật & Xã Hội kể rằng mới sáng 22/11, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh bao cao su, băng vệ sinh bất ngờ xuất hiện số lượng lớn trên mặt hồ Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội).

Báo PL&XH đã phỏng vấn và được anh Benjamin James Park cho biết, khoảng 7h30 phút sáng ngày 22/11/2016, anh đi dạo qua hồ Linh Đàm thì thấy rất nhiều bao cao su, băng vệ sinh bị sóng đánh dạt vào vệ hồ.

“Ngày nào tôi cũng dắt chó đi bộ ở quanh hồ nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy hiện tượng bao cao su, băng vệ sinh nổi ở hồ này. Quá mất vệ sinh và thiếu ý thức”, anh Benjamin James Park nói.

Mới tuần trước, báo Dân Trí nêu một thống kê cho biết: Mỗi năm, Việt Nam có thể thiệt hại 5% GDP vì ô nhiễm môi trường.

Bản tin DT viết rằng Việt Nam chưa thành nước công nghiệp nhưng vấn đề về môi trường đã rất nghiêm trọng. Mỗi năm VN thiệt hại do ô nhiễm môi trường tương đương với 5% GDP, bằng nửa con số này ở Trung Quốc là 10%.

Đây là nhận định trong báo cáo nghiên cứu: "Việt Nam - thiên đường ô nhiễm của các doanh nghiệp nước ngoài" do PGS, TS Đinh Đức Trường, Đại học Kinh tế Quốc dân đưa ra tại Hội thảo bàn về phát triển kinh tế Việt Nam trong trung hạn, tác động của môi trường.

Như vây, với GDP của Việt Nam vào khoảng 204 tỷ USD năm 2015, theo tính toán của PGS Trường, Việt Nam sẽ mất 5%, tương đương 10 tỷ USD, chủ yếu là tác động tiêu cực làm giảm giá trị tăng trưởng các ngành sản xuất, chi phí để cải tạo môi trường và sức khỏe cộng đồng...

Bản tin Dân Trí ghi rằng trong bản nghiên cứu, ông Trường cho hay, hiện Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn về phát triển về ô nhiễm môi trường, càng phấn đấu tăng trưởng, Việt Nam càng gặp phải thách thức từ: biến đổi khí hậu (thiên tai, tự nhiên gây ra) và những biến đổi môi trường do con người, do hoạt động sản xuất. Quy định và hàng rào về tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn về kỹ thuật, môi trường, chi phí xả thải của Việt Nam còn thấp hơn nhiều nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp (DN) tận dụng, lách luật.


Dẫn chứng từ số liệu của Tổng cục Thống kê, ông Trường cho hay: Trong số 100 khu công nghiệp Việt Nam có đến 80% khu đang vi phạm quy định về môi trường, số DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm tới 60% trên tổng các DN xả thải vượt tiêu chuẩn. Tình hình xả thải ở hầu hết các doanh nghiệp còn nhiều bất cập.

Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu về hành vi môi trường của các doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho thấy có 23% doanh nghiệp FDI xả thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép, trong đó, nồng độ các chất BOD, COD, TSS vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 5 đến 12 lần.

Tuy nhiên, bản tin VOV dựa vào báo cáo chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy con số thiệt hại vì môi trường đã được phù phép cho đẹp mắt.

VOV viết: GDP có thể giảm 0,6% mỗi năm do thiên tai và môi trường.

VOV hôm 20/11/2016 ghi rằng:

“Ô nhiễm môi trường và thiệt hại do thiên tai không được hạn chế thì tăng trưởng trung bình mỗi năm sẽ giảm khoảng 0,6% GDP.

Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong giai đoạn 2016 -2020, nền kinh tế sẽ thoát khỏi giai đoạn suy thoái và bắt đầu vào chu kỳ phục hồi mới.”

Giữa con sô thiệt hại 5% GDP do TS Đinh Đức Trường đưa ra, với con số thiệt hại 0,6% GDP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra... con số nào khả tín hơn?

Nhìn trước mắt, nhìn quanh mình, hẳn là con số thiệt hại có khi nhiều gấp nhiều lần 2 con số trên...

Báo Tuổi Trẻ nói: Ô nhiễm môi trường không thể chịu thêm được nữa.

Chính lời một ông Bộ Trưỏởng nói như thế.

Bản tin TT viết:

“Trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Trần Hồng Hà thừa nhận ô nhiễm “đã đến ngưỡng không chịu thêm được nữa”.

Và để khắc phục vấn đề này, theo Bộ trưởng là phải gắn bảo vệ môi trường với tái cơ cấu nền kinh tế...”

Khó kinh khủng phải không? Bởi vì tái cơ cấu nền kinh tế là đụng chạm quyền lợi cán bộ rồi...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.