Hôm nay,  

Phỏng Vấn Blogger Tạ Phong Tần

04/11/201600:00:00(Xem: 6745)

Thanh Thư thực hiện

Thanh Thư: Mới đây blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt, xin cho biết quan điểm của cô về vấn đề đàn áp phong trào đấu tranh hiện nay qua chuyện Mẹ Nấm. Liệu có phải là một chiến dịch đàn áp mới hay không? và liệu phong trào dân chủ trong nước nên chuẩn bị gì để đối phó?

Tạ Phong Tần: Cộng sản Việt Nam từ trước đến nay có bao giờ ngưng đàn áp người dân Việt Nam đấu tranh đòi tự do dân chủ đâu mà gọi là “có chiến dịch” với “không chiến dịch”. Bọn họ luôn luôn dùng công-dân-tù- nhân-chính-trị để mặc cả với Chính phủ Mỹ và các nước phương Tây nhằm đòi hỏi quyền lợi nào đó cho họ. Khi có một người mới bị bắt, có nghĩa là có một người cũ sắp ra khỏi nhà tù nhỏ. Trang bị kiến thức pháp luật, học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước, vượt qua sợ hãi, đó là điều phong trào dân chủ trong nước cần phải làm đầu tiên. Tôi chỉ có một câu ngắn gọn: “Đừng sợ những gì cộng sản làm. Hãy làm những gì cộng sản sợ.”

----------------

Tiểu sử Tạ Phong Tần

Tạ Phong Tần sinh ngày 15 tháng 9 năm 1968 tại thị xã Bạc Liêu (nay là thành phố Bạc Liêu), tỉnh Bạc Liêu. Cô bị bắt ngày 05 tháng 9 năm 2011 vì các bài viết đã đăng trên blog cá nhân và các tờ báo tiếng Việt ở nước ngoài vạch trần thực trạng xã hội và vấn nạn tham nhũng ở Việt Nam dưới sự cai trị của nhà cầm quyền cộng sản độc tài. Vào ngày 24 tháng 9 năm 2012, Tạ Phong Tần đã bị tuyên án mười năm tù giam. Ngày 19/09/2015, cô được “tạm đình chỉ thi hành án” và sang Hoa Kỳ tỵ nạn sau những can thiệp của Hoa Kỳ và các nước khác. Cô hiện sống ở Nam Cali.

-----------

blank
Hình mới chụp ngày 08 tháng 10/2016 cùng đồng hương biểu tình chống Formosa ủng hộ đồng bào Công giáo miền Trung.

TT: Cô có theo dõi các vấn đề thời sự nóng đang xảy ra trong nước? Cô nghĩ gì về cuộc chiến nội bộ trong đảng hiện nay giữa Nguyễn Phú Trọng và phe Nguyễn Tấn Dũng qua chuyện Trịnh Xuân Thanh?

TPT: Cái gọi là “cuộc chiến nội bộ” chẳng qua do các vị tự suy diễn ra thôi chớ chẳng có bằng chứng nào cho thấy Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng là hai phe cả. Tôi không quan tâm đến chuyện đấu đá nội bộ của cộng sản Việt Nam, bản chất cộng sản, đặc biệt là bọn chóp bu, đều giống như nhau. Kẻ nào lên kẻ nào xuống dân Việt Nam cũng khổ thế thôi. Chỉ khi nào đảng cộng sản bị thay thế bằng một đảng phái chính trị khác thì khi đó tình hình xã hội Việt Nam mới có thay đổi theo chiều hướng tốt. Tôi thấy có nhiều người lên mạng internet tung hô Trịnh Xuân Thanh như anh hùng chống cộng sản, “đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại”. Mắc cười lắm, Trịnh Xuân Thanh đã “chạy lại” chúng ta bao giờ đâu mà lo tính chuyện “đánh” với “không đánh”. Đồng ý rằng hiện nay những người ý thức được rằng cộng sản độc tài đang làm đất nước Việt Nam giãy giụa trong ngập ngụa tham nhũng và ô nhiễm họ chiếm con số ít so với tổng dân số, nhưng ít không có nghĩa là phải “vơ bèo vạt tép”. “Trâu buộc thì ghét trâu ăn”. Trịnh Xuân Thanh chỉ là con sâu tham nhũng lớn, nếu chưa bị “lộ” thì con sâu này vẫn nghiễm nhiên quyền cao chức bự tiếp tục ăn xương uống máu dân lành, vơ vét của công. Trịnh Xuân Thanh chưa bao giờ chống đảng cộng sản mà chỉ không thích Nguyễn Phú Trọng. Trịnh Xuân Thanh chưa hề công bố tài liệu gì chứng minh bộ sậu cộng sản chóp bu tham nhũng, hoặc họp báo tố cáo tham nhũng, mà chỉ núp trong bóng tối mặc cả, “cò kè bớt một thêm hai” với đảng cộng sản thôi. Giả sử Nguyễn Phú Trọng không còn ngồi ghế Tổng Bí nữa thì Trịnh Xuân Thanh với đảng cộng sản lại vẫn “đồng chí” như xưa???

TT: Xin cho biết lý do tại sao cô ra khỏi “Câu lạc bộ báo chí tự do”

TPT: Sau cuộc họp CLB NBTD gồm 11 thành viên ở Nam Cali, tôi đã đăng thông báo công khai, rõ ràng trên trang FB cá nhân rồi, nay xin nhắc lại nội dung thông báo đó:

“Bạn Tạ Phong Tần đã tuyên bố rút tên khỏi Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do vào lúc 11 giờ 30 phút giờ Califonia, ngày 28/11/2015.

Lý do: Bạn Tạ Phong Tần cảm thấy mình không phù hợp với cách làm việc của CLB NBTD hiện nay” (Tôi nhấn mạnh hai chữ “hiện nay”).

Trong mười người rút tên thì có ba người là tôi, vợ chồng anh Uyên Vũ là những người tỵ nạn chính trị từ trong nước đi ra đăng thông báo công khai thôi, bảy người còn lại rút tên nhưng không đăng thông báo. Tôi không muốn mọi người có sự hiểu lầm, kể từ ngày 28/11/2015 tôi không dính dáng và không chịu trách nhiệm về CLB NBTD nữa.


TT: Hiện nay trên thế giới mạng đầy rẫy các “Dư Luận Viên” được cài vào. Là một blogger tranh đấu kỳ cựu, cô có lời khuyên nào hay cách nào đối phó lại họ không?

TPT: DLV là những kẻ được trả lương để suốt ngày ngồi cào bàn phím. Theo thông tin công khai của cộng sản Việt Nam thì năm 2014 họ có hơn 80 ngàn DLV. Lũ này chúng chỉ “copy and paste” những “bài” do tuyên giáo đưa ra thôi, cho dù bạn có nói đúng thì chúng cũng không có quyền thừa nhận bạn nói đúng, chúng phải nói theo “bài” thì mới được trả lương, tranh luận với chúng chẳng khác nào nói với đầu gối, đừng bao giờ phí thời gian với chúng.

Tôi còn phải làm việc lo cuộc sống của tôi, còn phải học hành nâng cao kiến thức, còn phải cùng với anh chị em ở đây làm những việc “hướng về đồng bào quốc nội”, chớ tôi không rảnh như bọn DLV đó. Vì vậy, tôi không quan tâm đối phó với DLV, tôi để thời gian làm những việc khác ích lợi hơn. Hãy để bọn DLV và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam “tự sướng” với nhau trên “sân nhà” của chúng. Tôi có “sân nhà” riêng của tôi và có bạn đọc của tôi, tôi không cho phép bọn chúng bén mảng vào trang của tôi “múa gậy vườn hoang”.

blank
Tạ Phong Tần trong một cuộc biểu tình. (nguồn hr4vn.files.wordpress.com)

TT: Xin cho một lời bình luận về cuộc biểu tình của ba ngàn đồng bào chống formosa.

TPT: Tức nước thì vỡ bờ thôi. Tôi cho đó là điều tất yếu sớm muộn gì cũng phải xảy ra. Khi người dân bị nhà cầm quyền đẩy vào chân tường không còn đường sống thì họ bắt buộc phải phản ứng. Người xưa có câu: “Sự cùng tất biến. Sự biến tất thông”. Người Công giáo miền Trung đã bắt đầu vượt lên sợ hãi, đoàn kết bảo vệ lẫn nhau đấu tranh với nhà cầm quyền độc tài cộng sản để đòi quyền sống. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, trong khi cả nước từ Bắc vào Nam đều bị ô nhiễm môi trường trầm trọng, chỉ cần cả nước có 20% dân số biết đấu tranh như người dân miền Trung thôi, cộng sản Việt Nam bắt buộc phải thay đổi, đáp ứng đòi hỏi chính đáng của người dân và cộng sản cũng không dám đàn áp người biểu tình.

TT: Định cư ở Hoa Kỳ một thời gian, cô đã tìm được sự an bình trong tâm hồn chưa, sức khoẻ của cô ra sao? Xin cho biết quá trình hội nhập của cô với cuộc sống mới? Cô có dự định gì cho tương lai.

TPT: Định cư không phải là đã xong, tôi chưa thấy thanh thản vì còn nhiều người ở Việt Nam vẫn phải sống dưới ách thống trị của nhà cầm quyền độc tài cộng sản bất lương, trong đó có người thân của tôi. Cháu tôi đi học ở trường Tiểu học vẫn bị phân biệt đối xử. An ninh cộng sản vào đến tận trường học nói với thầy, cô giáo gia đình tôi là “gia đình phản động”. Bất cứ ai ở Việt Nam ngủ một đêm thức dậy đều có khả năng bỗng dưng thấy mình trở thành tù nhân của cộng sản Việt Nam. Sức khỏe của tôi hiện nay đã khá hơn trước, nhưng vẫn còn đang tiếp tục chữa bệnh. Ở Nam Cali tôi có những người- bạn-anh- em tốt luôn giúp đỡ tôi. Tôi tham gia các phong trào đấu tranh chống cộng sản độc tài và hướng về đồng bào trong nước, cộng đồng người Việt tự do Nam Cali rất ủng hộ tôi. Hiện nay tôi đang học tiếng Mỹ và viết báo. Thời gian 5 năm tới vẫn cứ như vậy. Tôi đang viết Hồi ký “Đứng Thẳng Làm Người – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam)” hiện đăng 2 kỳ/tuần trên Nhật báo Người Việt Nam Cali, khi nào viết xong sẽ in thành sách phát hành. Và tôi sẽ viết tiếp một tập truyện ngắn về thực trạng xã hội ở Việt Nam. Còn tới nữa nếu cộng sản Việt Nam sụp đổ tôi sẽ có kế hoạch khác.

TT: Là một trong những tù nhân lương tâm được định cư tại hải ngoại. Ngoài việc lo toan cho cuộc sống hiện tại và cố gắng hội nhập với cuộc sống mới, cho đến hôm nay cô vẫn còn hoạt động trên blog của mình. Ngọn lửa tranh đấu trong cô vẫn chưa hề tắt, theo cô, những hoạt động nào của cô sẽ giúp cho cuộc đấu tranh của những người trong nước hữu hiệu nhất.

TPT: Tôi có kiến thức pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn. Tôi tự học nhiều, đọc nhiều, hiểu nhiều. Tôi hiểu rõ cung cách làm việc và bản chất đảng cộng sản Việt Nam. Vì vậy, tôi đã và đang phát huy thế mạnh đó để giúp đỡ người đấu tranh trong nước.

Thanh Thư

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.