Hôm nay,  

Chơi Với Mỹ

06/08/201600:00:00(Xem: 7762)
NAFTA và NATO trong cơn lốc tranh cử

Từ năm 2008 đến 2015, Hoa Kỳ mất bảy năm thương thuyết Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP căn cứ trên sáng kiến tự do mậu dịch năm 2005 của bốn nước nhỏ trên vành cung Thái Bình Dương, là Brunei, Chile, New Zealand và Singapore. Nhưng tới khi hoàn thành ngày năm Tháng 10 năm ngoái, và ký kết với 11 quốc gia đối tác vào ngày bốn Tháng Hai năm nay, thì thỏa ước lại bị khựng vì không được Quốc hội Mỹ phê chuẩn.

Ban đầu còn hoài nghi lợi ích của chế độ tự do thương mại mở rộng, sau một năm cân nhắc do dự, Chính quyền Barack Obama tiến hành việc đàm phán qua hơn hai chục hội nghị chuyên môn và tin rằng đây là điều có lợi cho nước Mỹ, thậm chí là một trong những di sản lịch sử của Obama. Trở ngại của việc thông qua Hiệp ước TPP xuất phát từ sự chống đối của đa số bên đảng Dân Chủ của ông Obama và càng trở thành nan giải hơn vì lần này, đảng Cộng Hòa cũng hoài nghi giá trị của TPP, chứ không ủng hộ mạnh như hoàn cảnh Hiệp ước Tự do Thương mại Bắc Mỹ NAFTA do Chính quyền Bill Clinton bên đảng Dân Chủ thi hành từ năm 1994 với hậu thuẫn Cộng Hòa.

Những mâu thuẫn ấy trong nội tình chính trị của nước Mỹ còn được khuếch đại vì năm nay Hoa Kỳ có tổng tuyển cử, khi dân Mỹ bầu lại lãnh đạo Hành pháp (Tổng thống và Phó Tổng thống), toàn thể 435 Dân biểu, 34 Nghị sĩ và 12 Thống đốc Tiểu bang. Đặc biệt hơn cả, hai ứng cử viên thụ ủy hai liên danh Cộng Hòa và Dân Chủ đều mạnh mẽ chống đối Hiệp ước TPP mà còn đòi thương thuyết lại Hiệp ước NAFTA với hai đối tác Bắc Mỹ và hai bạn hàng lớn nhất của nước Mỹ là Canada. Các dân biểu nghị sĩ đang lo tái tranh cử cũng phải suy nghĩ lại về lập trường của mình vì phản ứng chống hay thuận của cử tri địa phương, căn cứ trên số phận của họ và trên cách giải trình của báo chí.

Chìm sâu trong cuộc tranh luận, người ta thấy ra một hiện tượng tương đối mới lạ, là trào lưu bảo vệ quyền lợi quốc gia dân tộc đang lấn át lý tưởng tự do ngoại thương, kinh tế thị trường và hiện tượng toàn cầu hóa mà nước Mỹ từng cổ võ và phát huy. Một khía cạnh khác của trào lưu này là chủ nghĩa quốc gia, hay tinh thần “Hoa Kỳ Trên Hết” mà tỷ phú New York là Donald Trump đã nâng thành chủ thuyết và minh diễn qua lập tường của ông về Minh ước Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương NATO.

Trong 10 năm “Chiến tranh Việt Nam” sau khi Hoa Kỳ giật tay lái để tiến hành cuộc chiến trong khung cảnh Chiến tranh lạnh, người Việt ta biết rất ít về nội tình chính trị của nước Mỹ vào mùa tổng tuyển cử, thí dụ như 1964, 1968 hay 1972, và bẽ bàng rồi kinh hoàng về quyết định của lãnh đạo Hoa Kỳ. Lần này, chúng ta đang chứng kiến, ở tại chỗ, một trường hợp tương tự trong khi tâm tư vẫn âu lo về sóng gió ngoài Đông Hải và mối nguy từ Trung Cộng.

Vì vậy, chúng ta nên tìm hiểu hiện tượng này, cụ thể là qua hai hồ sơ NAFTA và NATO.

Chúng ta chưa biết dân Mỹ nghĩ sao về việc chưa có mà đã đầy chướng ngại là TPP, nhưng có thể thấy ra bài toán chính trị của lãnh đạo Hoa Kỳ qua hiệp ước kinh tế năm 1994 là NAFTA (nội dung của bài tuần này) và một hiệp ước về an ninh năm 1949 là NATO (xin hẹn tuần sau!)

***

Trong cuộc tranh cử năm nay, ngoài những mâu thuẫn về chủ trương và đả kích về tư cách bất xứng của đối phương, hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ duy nhất có chung một ý kiến.

Đó là đòi xét lại nguyên tắc tự do mậu dịch (hay tự do thương mại, hay giao dịch ngoại thương và đầu tư theo tinh thần tự do) và thậm chí thẩm định lại giá trị của hiện tượng toàn cầu hóa. Một cách cụ thể, cả hai ứng cử viên Donald Trump và Hillary Clinton không chỉ phản bác Hiệp ước TPP chưa áp dụng mà cùng muốn thương thuyết lại Hiệp ước NAFTA đã thi hành từ 22 năm trước.

Khi theo dõi - và nếu muốn hiểu ra ưu thế của nền dân chủ thì nên theo dõi - người ta có thể thấy chính trường Mỹ tranh luận về NAFTA căn cứ trên một yếu tố chính là nhân dụng, cụ thể là ảnh hưởng của hiệp định thương mại trên công ăn việc làm của dân Mỹ.

Có một quy ước chung được mọi người Mỹ đồng ý là qua giao kết buôn bán với nước khác. Hoa Kỳ có thể được lợi nhưng nhiều thành phần sản xuất bị thiệt hại và chính quyền liên bang có nhiệm vụ trợ giúp việc chuyển hướng làm ăn cho những người bị thất thế. Cộng Hòa hay Dân Chủ đều biết, nói ra và thi hành việc trợ giúp ấy. Nhưng với nhiều người thì hình như là chưa đủ. Mà muốn đủ thì chính trường phải can thiệp vào thị trường!

Y như cuộc tranh luận năm nay về TPP, trong các năm 1992-1994 rồi sau đó, chính trường Mỹ tranh luận về sự lợi hại của NAFTA và về chương trình yểm trợ việc chuyển hướng sau khi áp dụng.

Về sự lợi hại, trước khi biểu quyết, Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ đã có 141 phát biểu chống đối và 219 phát biểu ủng hộ. Từ phe chống, có 112 vị dân cử nêu ra kết luận là NAFTA sẽ diệt công ăn việc làm của công nhân Mỹ và từ phe thuận có 199 tham luận nói rằng NAFTA sẽ tạo ra công ăn việc làm. Then chốt ở đây là người ta tranh luận về những gì chưa xảy ra cho nên chỉ có thể căn cứ trên các dự báo.


Ai thực hiện các dự báo này cho các chính khách?

Câu trả lời là các chuyên gia kinh tế. Họ là ai và dựa trên cơ sở gì để đưa ra những dự phóng ấy? Câu trả lời còn nhức tim hơn: các chuyên gia kinh tế có sẵn lập trường chính trị, nhiều khi cộng tác với các trung tâm chính trị và dùng chuyên môn để hậu thuẫn cho chính trị.

Có trụ sở tại Paris, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD (được mấy chục nước phát triển thành lập từ năm 1961) đã công bố kết quả thẩm xét ảnh hưởng nhân dụng của NAFTA qua 10 công trình nghiên cứu được đưa ra trước khi phê chuẩn Hiệp ước.

Các công trình nghiên cứu dùng nhiều phương pháp chuyên môn để nêu ra các dự phóng về công ăn việc làm. Kết quả tóm lược: bốn phúc trình cho là NAFTA có ảnh hưởng thấp hoặc vô hại cho việc làm của dân Mỹ; hai phúc trình kết luận là lợi hơn hại; một phúc trình dự báo là việc làm sẽ tăng từ hơn 40 ngàn đến 61 ngàn; một phúc trình còn kết luận là sẽ có thêm 175 ngàn công việc mới. Duy nhất một công trình nghiên cứu đưa ra dự đoán u ám là trong 10 năm tới, có một triệu 600 ngàn việc làm bị mất. Phúc trình sau cùng thì nêu ra ước tính mơ hồ hơn: thêm chừng 225 ngàn tới 264 ngàn việc nhưng có thể mất từ 400 đến 900 ngàn việc, mơ hồ như vậy vì đấy là tùy theo lượng đầu tư ngoại quốc vào xứ Mexico. Trong khi đó, năm 1994, xứ Mễ bị khủng hỏang tài chánh và xém vỡ nợ nên có hoàn cảnh kinh tế khác bất thường, dựa trên đó mà đoán thì đôi khi lạc quẻ.

Không thể đi sâu vào chi tiết, ta chỉ cần thấy là trước khi phê chuẩn Hiệp ước, đa số giới chuyên gia thời đó cho rằng hiệu ứng NAFTA trên thị trường lao động Mỹ, theo hướng lợi hay hại, thật ra không đáng kể.

Nhưng vì thời ấy vẫn có người chống nên Hành pháp Clinton và Lập pháp khi ấy do đảng Dân Chủ kiểm soát cả hai viện mới giàng thêm một đạo luật NAFTA-TAA trước khi ký kết: gọi là NAFTA Trade Adjustment Assistance Program, để trợ giúp bất cứ công nhân nào bị mất việc hay bị giảm lương vì khuôn khổ kinh tế mới. Biện pháp này không có gì mới lạ vì, như đã nói ở trên, hai đảng đều đồng ý và ban hành việc yểm trợ mỗi khi Hoa Kỳ có một hiệp ước thương mại kể từ thời 1960, khi John Kennedy làm Tổng thống. Từ khi chương trình này được ban hành năm 1994, đã có 845 ngàn người nộp đơn xin chính phủ trợ giúp.

Chúng ta phải nhắc lại bối cảnh dài dòng ấy để thấy mọi phe trong cuộc đều tham gia trận đánh NAFTA ngay từ đầu, nhưng hầu hết là các dự phóng dựa trên một số giả thuyết và lý luận theo hướng này hay hướng khác. Nổi bật trong phe chống NAFTA là Viện Chánh sách Kinh tế Economic Policy Institute thuộc cánh tả, có sự yểm trợ của nghiệp đoàn AFL-CIO. Với lập trường trung dung hơn, lò trí tuệ là think tank Peterson Institute for International Economics cũng được các doanh nghiệp tài trợ đến 44% ngân sách. Còn Phòng Thương mại Hoa Kỳ US Chamber of Commerce thì triệt để ủng hộ NAFTA vì là một hiệp hội vận động của doanh giới.

Nói chung thì tổ chức nào cũng chọn dữ kiện và thời điểm trắc nghiệm để đưa ra kết luận theo hướng có lợi cho lập trường chính trị của mình.

Sự thật ở đây, như phúc trình nghiên cứu của Quốc hội (US Congressional Research Service) công bố năm ngoái hoặc công trình nghiên cứu của Hội đồng Cố vấn Kinh tế bên Tổng thống nhận định năm nay: hậu quả bất lợi không đáng kể so với nhiều lợi ích khác. Quan trọng nhất, sự thật ít ai nói tới là kinh tế Hoa Kỳ lệ thuộc rất ít vào xuất cảng, chỉ có 14% của Tổng sản lượng, nên hậu quả tốt xấu về công việc làm liên quan đến xuất cảng thật ra không nguy ngập bằng hoàn cảnh hiện nay của nhiều nền kinh tế lớn khác trên thế giới, như Nam Hàn, Đức, Brazil hay Trung Quốc. Các quốc gia này đang điêu đứng như anh thuyền chài thủng ruột và kinh hoàng về chuyện công chúa Mỹ đứt tay!

Dù sao mặc lòng, vì có 845 ngàn công nhân Mỹ xin trợ giúp trong khuôn khổ NAFTA-TAA, kẻ lười biếng bèn kết luận là 22 năm qua NAFTA gây thiệt hại cho 845 ngàn người. Báo chí thiếu am hiểu cứ tung số liệu này ra mà không có thêm chi tiết nào về kết quả của chương trình trợ giúp. Trong khi đó, họ quên là thị trường lao động dân sự của Hoa Kỳ có khoảng 150 triệu người và mỗi năm nếu có 16 triệu dân mất việc thì có 18 triệu người tìn ra việc làm mới! Nếu NAFTA làm 100 ngàn người mất việc hàng năm thì đấy chỉ là 0,06% của việc đổi việc trên thị trường lao động.

Nghĩa là chuyện không có gì mà ầm ĩ, nhưng lại thành đề mục tranh chấp quốc tế trong mùa tranh cử vì khiến các chính quyền Canada và Mexico phải theo dõi sự lật lọng của lãnh đạo Hoa Kỳ và tự chuẩn bị cho kịch bản nước Mỹ đòi xóa bài làm lại.

Tậu voi chung với đức ông thì cũng nên biết sợ cồng bà, cứ bốn năm lại gióng lên một lần! Lần sau, ta nói chuyện binh đao khi Hoa Kỳ phải loay hoay với tấm khiên có 27 người vác trên đôi vai của nước Mỹ, là Minh ước NATO…. Nhờ đó, may ra ta hiểu “nỗi niềm Đông Hải”.

Ý kiến bạn đọc
07/08/201614:43:14
Khách
Điểm thứ Tư: Trump nói sẽ "renegotiate", đàm phán lại các điều khoản chứ không phải huỷ bỏ Hiệp ước FAFTA.

1. Như vậy có thể đây là "tin vui" cho Canada, vì Trump là người ủng hộ các ngành năng lượng thiên nhiên như than đá, dầu mỏ, etc. Việc bán dầu thô cuả Canada vào HoaKỳ có khả năng sẽ xúc tiến?

2. Song song với dự án trên, nếu có những ngành mới khác mở ra, ví dụ như sản xuất xe Tesla, thì Trump phải kịp thời đảm bảo là người lao động Mỹ phải được hưởng lợi trước tiên, chứ không để thất thoát ra các nước khác như đã từng với Trung Quốc trước đây.

Như vậy việc Trump muốn "renegotiate" các điều khoản là có mục đích bảo vệ quyền lợi cho người dân và sở thuế Hoa Kỳ, tạo ra một hiệp ước Win-Win chứ không phải để cho đối tác đơn phương được hưởng lợi. Truyền thông đã bóp méo những thông điệp cuả Trump, chứ thật sự ông ta là một nhân tuyển tốt.
07/08/201614:26:05
Khách
https://www.youtube.com/watch?v=lMCVRu5m1ig

"DONALD TRUMP: A Trump Administration will change our failed trade policy - quickly Here are 7 steps I would pursue right away to bring back our jobs. One: I am going to withdraw the United States from the Trans-Pacific Partnership, which has not yet been ratified. Two: I'm going to appoint the toughest and smartest trade negotiators to fight on behalf of American workers. Three: I'm going to direct the Secretary of Commerce to identify every violation of trade agreements a foreign country is currently using to harm our workers. I will then direct all appropriate agencies to use every tool under American and international law to end these abuses. Four: I'm going tell our NAFTA partners that I intend to immediately renegotiate the terms of that agreement to get a better deal for our workers. And I don't mean just a little bit better, I mean a lot better. If they do not agree to a renegotiation, then I will submit notice under Article 2205 of the NAFTA agreement that America intends to withdraw from the deal. Five: I am going to instruct my Treasury Secretary to label China a currency manipulator. Any country that devalues their currency in order to take advantage of the United States will be met with sharply Six: I am going to instruct the U.S. Trade Representative to bring trade cases against China, both in this country and at the WTO. China's unfair subsidy behavior is prohibited by the terms of its entrance to the WTO, and I intend to enforce those rules.
http://www.realclearpolitics.com/vide...
Seven: If China does not stop its illegal activities, including its theft of American trade secrets, I will use every lawful presidential power to remedy trade disputes, including the application of tariffs consistent with Section 201 and 301 of the Trade Act of 1974 and Section 232 of the Trade Expansion Act of 1962. "
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.