Hôm nay,  

Gs. Lý Chánh Trung có là trí thức cánh tả?

19/03/201600:01:00(Xem: 8818)

Gs. Lý Chánh Trung có là trí thức cánh tả?

 

Bùi Văn Phú

 

Giới trí thức thời Việt Nam Cộng hòa ai cũng nghe biết đến giáo sư Lý Chánh Trung qua những bài viết gây sôi nổi về tinh thần dân tộc, lòng yêu nước và về tinh thần tôn giáo nhập thế.

 

Qua những tập sách, cùng hàng trăm bài viết trên các báo, ông đưa ra lý luận triết học, những cái nhìn từ đường phố, qua đó phản ánh quan điểm của ông là chống lại sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Việt Nam, là mơ ước một xã công bằng, không còn cảnh người giầu bóc lột người nghèo.

 

Trong sinh hoạt của giới trí thức thời đó, giáo sư Trung không chỉ ngồi trong tháp ngà hay quanh quẩn ở sân trường, nơi giảng đường đại học để nói những điều lý thuyết mà ông đã dấn thân, xuống đường cùng với những nhà đối lập, những lãnh đạo tôn giáo, với thanh niên, sinh viên vì mục tiêu độc lập, tự chủ của đất nước. Ông tham dự ngày Ký giả Ăn mày dưới đường phố Sài Gòn, ông đến chùa Quảng Hương dự lễ ra mắt của Mặt trận Nhân dân Cứu đói.

 

Sinh hoạt của các phong trào, mặt trận này sau ngày 30/4/1975 đã được nhiều lãnh đạo thành đoàn xác nhận là những bình phong hoạt động của cộng sản.

 

Qua tác phẩm “Tìm về dân tộc”, xuất bản lần đầu năm 1967, khi tình hình chính trị miền Nam đầy rối ren và lính chiến đấu Mỹ đã được đưa vào Việt Nam, ông lên tiếng cảnh báo về một đất nước đang rơi vào hoàn cảnh bị đô hộ bởi người Mỹ, sau nhiều năm bị đô hộ bởi thực dân Pháp, cho dù ông đã được theo học ở các “trường dòng”, tức trường công giáo, từ Taberd ở Sài Gòn, Providence (Thiên Hựu) ở Huế và ông đã theo đạo công giáo năm 20 tuổi, chọn tên Thánh là Phêrô. Năm 1950 ông đi du học Bỉ tại Đại học Công giáo Louvain và tốt nghiệp cử nhân tâm lý học và cử nhân chính trị học.

 

Năm 1956 ông về nước, làm việc tại Bộ Giáo dục với chức công cán ủy viên rồi lên đến đổng lý văn phòng của bộ này. Ông cũng dạy triết tại các đại học ở Sài Gòn, Huế, Đà Lạt.

 

Ông chủ trương một đất nước hoàn toàn độc lập, không chấp nhận có trường Tây trên lãnh thổ miền Nam, vì cho rằng như thế sẽ đào tạo ra một lớp người Việt vong bản, mất gốc ngay trên quê hương. Ông kêu gọi phụ huynh cho con em theo học trường Việt cho dù số học sinh quá đông, đến 60 trong mỗi lớp, và trường sở phương tiện giáo dục còn thiếu thốn.

 

Rồi những năm sau đó ông lại chê hệ thống giáo dục của miền Nam khi ông viết trên báo Điện Tín ngày 20/1/1972:

 

Ngay trong một môi trường tương đối thuận lợi như VĐH Đà Lạt, tôi thấy công cuộc giáo dục chẳng đi tới đâu hết cả, ngoài cái việc cấp phát hằng năm một mớ văn bằng. Những văn bằng mỗi năm thêm mất giá! Chẳng những mất giá vì trình độ sút giảm mà còn mất giá vì văn chương chữ nghĩa ngày nay đã rẻ hơn bèo, vì bực thang giá trị đã hoàn toàn đảo lộn, vì chiến tranh đã bít nghẽn mọi tương lai”. [“Đối diện với chiến tranh” tr. 165. Lý Chánh Trung, Nxb Trẻ 2000]

 

Từ những cái nhìn về triết học, tôn giáo, và trên quan điểm dân tộc giáo sư Lý Chánh Trung đã tham gia vào chính trị, vào các phong trào tranh đấu.

 

Trước Tết năm 1968, ông cùng 65 giáo chức đại học ký tên vào một thư ngỏ với mục đích kêu gọi ngưng bắn giết trên quê hương: “Để có không khí thích hợp cho những cuộc đối thoại cởi mở giữa những phe tham chiến và nhất là để cứu hàng ngàn người tiếp tục đổ máu trong khi những người có trách nhiệm đang đi tìm sáng kiến giải quyết xung đột, chúng tôi thiết tha kêu gọi các phe tham chiến hãy kéo dài vô hạn định thời gian hưu chiến nhân dịp Tết Nguyên đán và tìm phương thức tiến ngay đến hòa bình thực sự”. [Báo Sống Mới ngày 24/1/1968, in lại trong “Đối diện với chiến tranh” tr. 22]

 

Một tuần sau khi lời kêu gọi được đưa ra, bộ đội cộng sản Bắc Việt mở những cuộc tấn công vào các tỉnh thành miền Nam ngay trong những ngày đầu năm âm lịch. Đó là Tổng Tấn công Tết Mậu Thân đã đi vào lịch sử của cuộc chiến tranh tàn khốc trên quê hương.

 

Lời kêu gọi đó của những người trí thức, vì thực sự muốn hòa bình hay việc làm này đã được một ai trong lãnh đạo thành đoàn cộng sản chỉ đạo, để che đậy cho chiến dịch tấn công quân sự đang được khai triển? Nghi vấn đó cũng đã được nhiều người đặt ra cho giáo sư Lý Chánh Trung: Ông chỉ là người trí thức công giáo cánh tả, thuộc Thành phần thứ Ba hay ông được cộng sản móc nối để hoạt động nội thành?

 

Trong quá khứ ông đã phát biểu rằng ông không là đồng chí với người cộng sản mà chỉ đồng hành với họ. Ông được cho là đứng chung với những nhóm tranh đấu cho một miền Nam không lệ thuộc ngoại bang, không cộng sản.

 

Nhưng nhìn lại các phong trào tranh đấu chống chính quyền ở miền Nam, sau ngày 30/4/1975 nhiều cán bộ nội thành đưa ra những bằng chứng cho thấy nhiều tổ chức cánh tả và Thành phần thứ Ba đã được điều phối bởi cộng sản.

 

Những nhân vật chính trị như Ngô Công Đức, Nguyễn Văn Binh, Hồ Ngọc Nhuận, Dương Văn Ba, Lý Quý Chung; tôn giáo như Phan Khắc Từ, Trương Bá Cần, Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín và thành phần sinh viên học sinh như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng, Dương Văn Đầy, Lê Văn Nuôi, Nguyễn Công Khế, Ngô Kha, chưa kể đến những người đã quyết định vào bưng theo cộng sản như Trương Như Tảng, Lê Văn Hảo, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường v.v…

 

Sau ngày 30/4/1975 giáo sư Lý Chánh Trung đã bị nhiều sinh viên một thời xem ông là thần tượng phản đối vì thái độ ủng hộ chính quyền mới của ông trước vấn đề sinh viên không được học hành mà bị bắt buộc phải đi nghe nhà nước tuyên truyền chính trị, về vấn đề học tập cải tạo kéo dài đối với quân cán chính miền Nam.

 

Trong khi đó ông tham gia Mặt trận Tổ quốc, là ủy viên ban chấp hành trung ương, làm phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh và được đưa vào Quốc hội các khoá VI, VII và VIII.

 

Ông chỉ bị thất sủng và sau đó bị loại ra khỏi các chức vụ nhà nước sau khi ông phát biểu năm 1988 về việc bầu Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, tức thủ tướng, mà chỉ có một ứng cử viên. Ý của ông là không muốn bầu cử độc diễn vì trước đây ở Sài Gòn ông đã chống lại ông Nguyễn Văn Thiệu ra tranh cử chỉ có một mình vào năm 1971.

 

Khoảng thời gian đó là lúc có chính sách đổi mới về kinh tế và cởi trói về văn nghệ nên ông còn mời nhà văn Dương Thu Hương đến nói chuyện về những tác phẩm của bà.

 

Giáo sư Trung cũng được chú ý đến nhiều khi viết bài trên báo đưa ra nhận định là môn học chính trị về triết thuyết Mác-Lê không còn hợp thời đại vì thày thì không muốn dạy và trò cũng không còn muốn học.

 

Sau khi các chế độ cộng sản ở Đông Âu sụp đổ và Liên bang Xô-viết tan rã thì ở Việt Nam mọi thứ lại bị xiết lại, với cá nhân ông, cũng như trong sinh hoạt của giới trí thức, văn học.

 

Giới trí thức miền Nam cũ mong đợi ông sẽ có những thái độ với nhà cầm quyền cộng sản trước những bế tắc của xã hội do bởi chính sách độc tài chuyên chính dựa trên chủ thuyết Mác-Lê, như một số nhân vật đã lên tiếng là Tướng Trần Độ, nhà toán học Phan Đình Diệu, ủy viên Bộ Chính trị Trần Xuân Bách, linh mục Chân Tín, giáo sư Nguyễn Ngọc Lan, luật sư Đoàn Thanh Liêm, giáo sư Đoàn Viết Hoạt, luật sư Lê Hiếu Đằng v.v… Nhưng ông đã không lên tiếng.

 

Kể từ đầu thập niên 1990 ông hầu như im lặng trước những vần đề của thời cuộc.

 

Đến năm 2000, 50 bài viết của ông từ thời Việt Nam Cộng hòa được cho phép in lại trong tập “Đối diện với chiến tranh”. Đó là những bài chọn ra từ 300 bài viết đã được đăng trên các báo ở miền Nam như Sống Mới, Đối Diện, Tin Sáng, Điện Tín trước năm 1975.

 

Nhiều người trách thái độ xu thời theo cộng sản của ông. Theo hồi ký của kỹ sư Võ Long Triều, một người từng là bạn của giáo sư Trung, thì đó là vì thái độ ham danh lợi của ông.

 

Dưới thời Việt Nam Cộng hòa giáo sư Lý Chánh Trung năng nổ xuống đường, có dăm bảy tác phẩm được xuất bản và rất nhiều những bài chính luận, nhận định về sự đồi trụy văn hóa, bất công xã hội, về nguy cơ bị nô lệ ngoại bang đã được đăng trên các báo và tạp chí.

 

Nhưng trong 40 năm sống với cộng sản, ông dường như im lặng trước một xã hội vẫn đầy bất công, nền giáo dục xuống cấp, hòa hợp hòa giải dân tộc không có, quyền tự quyết không được tôn trọng là những điều trước đây ông luôn quan tâm và công khai lên tiếng.

 

Giáo sư Lý Chánh Trung sinh ngày 23/12/1928 tại Trà Vinh, mất ngày 13/3/2016 tại Sài Gòn, hưởng thọ 89 tuổi.

 

Các tác phẩm của ông: Cách mạng và đạo đức (1960), Ba năm xáo trộn (1967), Tìm về dân tộc (1967), Tìm hiểu nước Mỹ (1969), Những ngày buồn nôn (1972), Tôn giáo và dân tộc (1973) và Đối diện với chiến tranh (2000).

 

© 206 Buivanphu.wordpress.com

 
blank

H01: Gs. Lý Chánh Trung (1928-2016)

 blank

H02: Tác phẩm của Gs. Lý Chánh Trung

 blank

H03: 50 bài báo trước năm 1975 của Gs. Lý Chánh Trung được xuất bản trong nước năm 2000

 


.
.

Ý kiến bạn đọc
22/03/201606:09:23
Khách
Phê bình của tôi về Cộng sản Lý chánh Trung ngày hôm qua sao hôm nay đã biến đi rồi ?! Sao thế ? Việt Báo có tay trong Cộng sản nằm vùng ? Hệt như Cộng sản Lý chánh Trung nằm vùng ở Sài gòn trước kia chăng ?
21/03/201618:15:22
Khách
Phê bình của tôi về Cộng sản Lý chánh Trung ngày hôm qua sao hôm nay đã biến đi rồi ?! Sao thế ? Việt Báo có tay trong Cộng sản nằm vùng ? Hệt như Cộng sản Lý chánh Trung nằm vùng ở Sài gòn trước kia chăng ?
20/03/201623:33:18
Khách
Phê bình của tôi về Cộng sản Lý chánh Trung ngày hôm qua sao hôm nay đã biến đi rồi ?! Sao thế ? Việt Báo có tay trong Cộng sản nằm vùng ? Hệt như Cộng sản Lý chánh Trung nằm vùng ở Sài gòn trước kia chăng ?
20/03/201600:42:42
Khách
Đất nước ngày nay mất dần biển, đảo, đất đai vào tay Tàu đế quốc một phần cũng vì lũ Việt cộng đội lốt quốc gia như tên Lý chánh Trung phá hoại hậu phương miền Nam góp phần đưa đến chiến thắng cho bọn thái thú Cộng sản Hà nội - tay sai cho bọn Tàu cộng .
20/03/201600:04:25
Khách
"Dưới thời Việt Nam Cộng hòa giáo sư Lý Chánh Trung năng nổ xuống đường, có dăm bảy tác phẩm được xuất bản và rất nhiều những bài chính luận, nhận định về sự đồi trụy văn hóa, bất công xã hội, về nguy cơ bị nô lệ ngoại bang đã được đăng trên các báo và tạp chí.

Nhưng trong 40 năm sống với cộng sản, ông dường như im lặng trước một xã hội vẫn đầy bất công, nền giáo dục xuống cấp, hòa hợp hòa giải dân tộc không có, quyền tự quyết không được tôn trọng là những điều trước đây ông luôn quan tâm và công khai lên tiếng."(trích)

Như thế là "bưng bô" cho CS chứ " trí thức cánh tả cách tiếc ' gì!!!
19/03/201614:03:35
Khách
Tôi là một nông dân Miền Nam , it học .Ăn nói thô lỗ cọc cằn.Đọc xong bài này,
tôi rât ghét mấy thằng trí thức loại này.
Xin lỗi tât cả mọi ngươi ,cho tôi được chửi mấy câu cho đã tức :
Tổ sư cha mấy thằng :" Ăn Cơm Quốc Gia ,Thờ Ma Công sản " nêu trên.
19/03/201613:43:13
Khách
Nhung ngai an com "QG" mien Nam tho con ma giac Cong can ra toa lanh an tuy theo nang nhe co the chu di hay nem da de ran de nhung dua sap hay am muu theo giac giet dan Viet pha dat Viet (luat phap mien Nam dat
giac Cong ngoai vong luat phap) ngai nao theo giac ra bac Ben Hai nhe.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.