Hôm nay,  

Mặt Thật Của Thỏa Thuận Hiệp Định Thương Mại Tự Do-TPP

20/11/201510:48:00(Xem: 5921)

MẶT THẬT CỦA THỎA THUẬN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO-TPP 
.

Đào Như
.

Việt Nam chính thức gia nhập đàm phán TPP vào năm 2010. Như vậy với Việt Nam, sau hơn 5 năm, qua hơn 30 vòng đàm phán cam go, Hiệp định Thương mại Tự do-TPP- vừa công bố đạt được Thỏa Thuận Hoàn Tất Đàm Phán vào ngày 5-tháng 10 năm 2015 tại Atlanta, Mỹ. TPP được xem như là hiệp định thương mại lớn nhất trong 20 năm qua với sư tham gia của 12 nước vành đai Thái Bình Dương, gồm có Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Các thành viên TPP cùng kỳ vọng Thỏa Thuận TPP sẽ giúp nước họ nâng cao mức sống của người dân, khuyến khích sự minh bạch, hiệu quả điều hành, cải thiện bảo vệ người lao động và môi trường. Thỏa thuận TPP cũng được coi như là động cơ thúc đẩy tiến trình thương mại tư do trong vùng châu Á-Thái Bình Dương.
.

Mỹ và VN khác biệt như thế nào đối với thỏa thuận TPP vừa đạt được?-  Hôm 20-5-2015, ngoại trưởng Mỹ, John Kerry, phát biểu: “Mỹ phải đạt được thoả thuân TPP nếu không muốn bị thiệt thòi lớn. TPP là một thực thể mới-Rất mới-Một hiệp định thương mại của thế kỷ XXI”. Trước đó một tháng, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Ashton Carter, tuyên bố: “Hiệp định TPP là một bộ phận quan trọng của Chiến Lược Xoay trục Châu Á Thái Bình Dương của Chính phủ Obama” và ông Carter đã thúc đẩy Quốc Hội Hoa Kỳ phải thông qua mọi dự luật giúp cho Hoa Kỳ sớm đạt được thỏa thuận TPP. Trong khi đó, Brad Glosserman, Giám đốc Diễn đàn Thái Bình Dương của Mỹ cho biết sự thành công của hiệp định thương mại TPP là một trói buộc, nối kết Mỹ với các nước khu vực châu Á-TBD chặt chẽ hơn chẳng những về mặt kinh tế mà còn cả về Chính trị và Quân Sự. Rõ ràng ông Glosserman xem hiệp định thương mại TPP như Hiệp định Liên minh quân sư Quốc phòng hỗ tương giữa Mỹ và các thành viên TPP. Thoạt kỳ thủy Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nhìn TPP như là một khu vực của tự do mậu dịch đa phương. Chính phủ Obama đã coi đó như là sự may mắn bất ngờ-Windfall- một di sản bằng vàng từ trời rơi xuống cho nước Mỹ. Đó là sự quan trọng của thỏa thuận TPP đối với Hoa Kỳ. Còn đối với VN thì sao? Xuyên qua 14 hiệp định Tư Do thương mại FTA mà ViệtNam đã ký kết trong ba năm qua, TPP là hiệp định FTA duy nhất ràng buộc Việt Nam với những cam kết về Luật Lao Động theo qui ước quốc tế. Điều khoản này có những tác động toàn diện về mặt chính trị với VN: Người lao động được thành lập Công Đoàn Lao Động độc lập với Nhà nước, với ĐCSVN và tự do tổ chức biểu tình đòi hỏi những yêu sách chính đáng, hợp lý, Chính phủ và ĐCS không có quyền ngăn cấm hoặc đàn áp dưới bất cứ hình thức nào. Điều này đi ngược lại chủ trương và chính sách của ĐCSVN và Nhà nước VN hiện tại. Do đó VN có cách nhìn bản Thỏa thuận TPP khác đi một phần nào với cách nhìn của các thành viên khác của TPP, nhất là với cách nhìn của Mỹ.
.

Nội dung Thỏa thuận Hiệp định Thương mại TPP vừa được New Zealand công bố hôm 5-11-2015- Theo lệ thường, nội dung của những thỏa thuận đàm phán thương mại quốc tế chỉ được công bố sau khi các bên tham gia đàm phán đã hoàn tất thủ tục ‘rà soát pháp lý’. Tuy nhiên trước nhu cầu tìm hiểu thông tin rất lớn của người dân và các doanh nghiệp, các nước thành viên TPP đã nhất trí giao cho New Zealand công bố Toàn văn nội dung thỏa thuận hiệp định TPP mặc dầu việc rà soát pháp lý của cả 12 thành viên TPP chưa nước nào được xem như là đã hoàn tất. Như vậy bắt buộc mọi người phải hiểu bản công bố thỏa thuận TPP trong lúc này không phải là bản công bố cuối cùng có tánh quyết định tuyệt đối.  Bản công bố cuối cùng trong tương lai chắc sẽ có những thay đổi.
.

    Theo nguyên tắc, sau khi có được bản công bố Toàn văn Hiệp định Thương mại TPP, các thành viên sẽ nhanh chóng rà soát pháp lý dựa trên những những qui định pháp luật của nước mình, để chuẩn bị cho việc ký kết lần cuối bản hiệp định. Mỗi nước cũng sẽ dành một số thời gian nhất định khả dĩ, từ 60 đến 90 ngày để người dân của họ có đủ thì giờ nghiên cứu tinh thần của hiệp định trưóc khi ký kết. Sau khoảng thời gian này các thành viên TPP sẽ tiến hành ký kết chính thức. Thời điểm ký kết chính thức bản hiệp định TPP hiện chưa được xác định, nhưng theo dự kiến chung sẽ không sau quí 1/2016. Sau khi ký kết chính thức, các nước sẽ tiến hành thủ tục phê chuẩn hiệp định theo qui định của pháp luật của mỗi nước. Phần lớn là phải thông sự chuẩn thuận của Quốc Hội. Điều này không phải là chuyện dễ làm cho bất cứ quốc gia thành viên nào, nhất là Hoa Kỳ đang vào thời kỳ tranh cử chiếc ghế Tổng thống. Thật sự thỏa thuận hoàn tất đàm phán TPP chỉ là sự thống nhất của các bộ trưởng thương mại 12 nước thành viên TPP chứ chưa phải là quyết định cuối cùng. Do đó viễn cảnh của hiệp định TPP, tuy được quốc tế nhìn dưới ánh mắt lạc quan, kỳ vọng, nhưng trong thực tế TPP vẫn còn nhiều thách đố đang chờ phía trước. Mặc dầu đàm phán TPP đã được hoàn tất và Toàn Văn Hiệp đinh TPPP đã được công bố, Tổng thống Obama vẫn bị chỉ trích từ cả hai phía Dân Chủ lẫn Cộng Hòa. Tổng thống Obamas cần phải thuyết phục Quốc Hội Mỹ thông qua TPP. Bạch ốc cũng đã thận trọng cho biết việc bỏ phiếu thông qua TPP tại Quốc Hội Mỹ có thể kéo dài vài tháng vì vẫn còn nhiều bất đồng liên quan đến việc thông qua hiệp định thương mại này. Trong lúc đó có nhiều đồn đoán cho rằng khó mà đạt được chuẩn thuận của Quốc Hội Mỹ trước tháng Giêng năm 2017 nghĩa là trước khi chấm dứt nhiệm kỳ hai của Tổng Thống Barack Obama. Như vậy việc công bố Toàn văn của hiệp định TPP hôm 5-11-2015 được coi như là quá sớm, 12 thành viên TPP nhất là Mỹ đã cố tình ‘đặt cái cày trước con trâu’, đặt người dân và các doanh nghiệp trước việc đã rồi!. Nhưng người ta có thể buộc con lừa đến bến nước, nhưng con lừa có chịu uống nước đục hay không là chuyện khác.    


.

Hơn thế nữa, đặc biệt bên cạnh những đàm phán đa phương, Hiệp định TPP cũng đạt được những thỏa thuận từ những cuộc đàm phán song phương. Những thỏa thuận song phương này chỉ liên quan đến hai bên ký kết nên chỉ được hai bên ký kết sẽ công bố riêng. Dĩ nhiên kết quả của những thoả thuân từ những những cuộc đàm phán song phương thường được thực hiện giữa hai đối tác sau những cánh cửa khép kín riêng tư chỉ có hai bên ký kết mới biết được. Điều này cũng là một chỉ dấu cho thấy bản công bố toàn văn của thỏa thuận thương mại TPP không phải hoàn trong sáng, minh bạch. Bản thỏa thuận TPP vẫn còn tiềm ẩn nhiều góc khuất cần phải được minh bạch nhất là nội dung của những đàm phán song phương giữa các nước lớn, nhất là giữa Nhật bản và Hoa Kỳ mà Thế giới thường gọi hai quốc gia này là hai kẻ làm chủ cuộc chơi TPP! Các thành viên TPP cũng muốn biết cái giá mà Mỹ đã phải trả cho Nhật Bản để Nhật Bản có thể chấp thuận việc Chính phủ Mỹ có quyền trợ giá nông sản thực phẩm- nghĩa là Mỹ đã dùng đàm phán song phương kín với Nhật để vượt thoát vòng tròn đàm phán Doha tại buổi đàm phán WTO tại Qatar vào năm 2003. Theo luật minh bạch của một hiệp định thương mại quốc tế tầm cỡ như TPP, thì người dân và doanh nghiệp có quyền đòi hỏi mọi điều kiện thỏa thuận song phương cũng như đa phương cần phải được minh bạch trước công chúng. Đàm phán song phương riêng tư giữa hai thành viên TPP đã là một nhược điểm lớn xoi mòn giá trị của hiệp định TPP.
.
Điều này đã khiến nhiều người, nhiều cơ quan, nhiều quốc gia ngay cả tại Mỹ cũng có nhiều tiểu bang, nhiều làng từ chối thừa nhận hiệp định TPP. Để minh họa sự kiện này, sau đây là bản phúc trình của làng Oak park, thuộc bang Illinois, đã trưng ra ý kiến của họ như sau đối với hiệp định thương mại TPP:
“Nhiều cuộc đàm phán TPP ẩn sau cánh cửa khép kín giữa các đại diện của các quốc gia thành viên mà các dại biểu Quốc Hội của chúng tôi không được ghé mắt vào... Do đó chúng tôi, người dân của làng Oak park thuộc bang Illinois yêu cầu ban quản trị của làng ra tuyên cáo làng Oak park, một vùng không chấp nhận Hiệp định Thương mại Tự do-TPP-(Classified “Top Secret” by the Obama administration, negotiations have occurred behind closed doors. While corporate advisers have been allowed to ship the TPP, our Congressional Representatives have only restricted access…Shall the voters of Oak park reject the secretly negotiate rules laid down without our consent and call upon the Village Board of Oak park to enact an ordinance declaring the Village of Oak park, Ill to be a TPP free zone…”   

 Do vậy, vào thời điểm này có thể nói Hiệp định Thương mại Tu do TPP đã hoàn tất tốt điểm khởi hành, nhưng điểm đến trông chừng còn xa…/.

Đào Như

Thetrongdao2000@yahoo.com

Oak park, Ill,USA

Nov, 18th-2015
.

GHI CHÚ VỀ NGUỒN

Các dữ kiên trong bài viết trên đều dựa vào các links sau đây

1-Oak park voters Weight in on Trade Agreement

http://www.chicagotribune.com/suburbs/oak-park/ct-oak-park-advisory-referendum-tl-1023-20141016-story.html

2-Cam kết về lao động trong TPP-Cần đánh giá tác động toàn diện.

http://nghiencuuquocte.net/2015/11/16/cam-ket-lao-dong-viet-nam-tpp-tac-dong-toan-dien/#more-12080

3-Hiệp định thương mai TPP đang ở đâu?          của cùng tác giả Đảo Như

http://luatkhoavietnam.com/Documents/DaonhunhandinhHiepdinhkinhtexuyenthaibingduong.pdf

4-TPP-Siêu Sức Mạnh Mềm của Mỹ                   của cùng tác giả Đào Như

http://www.diendantheky.net/2015/05/ao-nhu-tpp-sieu-suc-manh-mem-cua-my.html

5-The TPP’s impact on Vietnam=preliminary assessment

http://www.iseas.edu.sg/images/pdf/ISEAS_Perspective_2015_63.pdf

6-THE FRAUGHT POLITICS OF THE TPP

http://www.project-syndicate.org/commentary/tpp-economic-gains-political-obstacles-by-koichi-hamada-2015-10







.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.