Hôm nay,  

Dân số và phát triển kinh tế: Phòng thí nghiệm khổng lồ của Trung quốc

14/11/201512:36:00(Xem: 5595)
 
Dân số và phát triển kinh tế:
Phòng thí nghiệm khổng lồ của Trung quốc
 
Trần Bình Nam
.

Vấn đề dân số thế giới và thực  phẩm đã được mục sư Thomas Malthus người Anh nghiên cứu từ đầu thế kỷ thứ 19. Qua “Luận đề về dân số thế giới” (An Essay on the Principle of Population) mục sư

Malthus tiên đoán với đà dân số tăng theo cấp số nhân trong khi mức độ sản xuất thực phẩm tăng theo cấp số cộng sẽ đến một lúc thực phẩm không đủ ăn sẽ sinh ra nạn đói và bệnh tật tại Âu châu, chưa nói đến những vùng khác trên thế giới. Mục sư Malthus cảnh cáo nếu không làm gì để chận đứng sự sinh sản thì đại nạn sẽ tới. Và mục sư Malthus khuyên cá nhân tự chế trong vấn đề sinh lý  và khuyên chính phủ ban hành các biện pháp chận đứng sự sinh sản bừa bãi đối với những gia đình không có khả năng kinh tế.

.
Khi thuyết được đưa ra, nhiều người nghi ngờ mục sư Malthus có dụng ý tôn giáo, nhằm khuyến khích con người tiết dục và sống điều độ. Nhưng trong thế kỷ thứ 19 tại Âu châu có nhiều vùng bị nạn đói (do nhiều nguyên nhân khác nhau chứ không nhất thiết do nạn nhân mãn) và thuyết Malthus vẫn có một chỗ đứng vững chắc trong giới nghiên cứu về quan hệ dân số và nạn đói.

Tuy nhiên bước qua thế kỷ 20, với đà tiến bộ của khoa học sự sản xuất thực phẩm đã vượt quá nhu cầu tiêu thụ của dân số dù càng ngày càng đông, và thuyết Malthus  trở thành lỗi thời .
.

Qua thời kỳ lo có cái ăn cho khỏi đói, cuối thế kỷ thứ 20 thế giới lo đến sự phát triển kinh tế nhằm mang lại cho con người một đời sống ấm no, ăn ngon, mặc đẹp, sống hạnh phúc trong một xã hội phát triển. Một vấn đề được đặt ra. Có cần kiểm soát dân số để bảo đảm sự phát triển kinh tế của một quốc gia không?

Vấn đề này trở thành cấp bách đối với Trung quốc vào cuối thế kỷ 20. Trung quốc là nước đông dân nhất thế giới lại vừa trải qua một cuộc nội chiến lâu dài. Sau khi thống nhất được đất nước dưới chế độ cộng sản Mao Trạch Đông nhận chìm Trung quốc qua hai cuộc cách mạng “nhảy vọt” và “cách mạng văn hóa” làm cho Trung quốc trở thành một đất nước tan hoang.
.

Sau khi Mao chết Đặng Tiểu Bình lên cầm quyền và ông ta quyết đưa Trung quốc vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của phát trỉển kinh tế để chen vai thích cánh với các lực lượng kinh tế khác trên thế giới mà hàng đầu là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Vấn đề trước tiên là kiểm soát dân số, không phải vì sợ đói mà vì không kiểm soát thì làm ra bao nhiêu ăn bấy nhiêu không còn gì tích lũy để phát triển.

Để bảo đảm sự thành công của công cuộc phát triển kinh tế, năm 1980 Trung quốc ban hành chính sách một gia đình chỉ được phép có một đứa con. Đây là một cuộc thí nghiệm chưa từng có trên thế giới. Chính sách một con này sẽ đưa đến một xã hội trong đó không có tình cảm anh chị em, không có anh em con cô cậu ruột, anh em chú bác ruột, không có cô dì, chú bác ruột. Những thứ tình cảm và quan hệ họ tộc đã bao nhiêu thế hệ làm chất liệu cho những tác phẩm văn chương có gía trị của xã hội Trung Hoa bỗng nhiên biến mất.
.

Chính sách ban hành năm 1980 được áp dụng chặt chẽ tại các đô thị, thôn quê được áp dụng lỏng lẻo hơn tùy các viên chức địa phương. Các cặp vợ chồng tàn tật được miễn, cũng như các gia đình sống bằng nghề đánh cá và các dân tộc thiểu số ở miền núi.

Chính sách một con là một thành công giúp Trung quốc phát triển kinh tế, nhưng một hệ lụy là dân số Trung quốc càng lúc càng nhiều người già, khả năng lao động quốc gia giảm sút kéo theo sự trì trệ của sự phát triển kinh tế.

Do đó – và do nhiều nguyên nhân khác nữa - hôm Thứ Năm 29 tháng 10, tại Bắc Kinh, khi ban hành kế hoạch kinh tế ngũ niên (2015-2020) đảng Cộng sản Trung quốc bao gồm trong kế họach một biện pháp cho phép các cặp vợ chồng  được có hai con.

Quyết định này sẽ có ảnh hưởng gì đến dân số Trung quốc và dân số thế giới và sẽ đóng vai trò gì trong chính sách lớn của Trung quốc là sẽ vươn lên trở thành một siêu cường trên thế giới trong thế kỷ này?

Theo thống kê chính phủ Trung quốc cho biết chính sách một con trong 35 năm qua đã hạn chế dân số ở con số nuôi nổi 1.3 tỉ người, nếu không dân số Trung quốc hiện nay sẽ là 1.7 tỉ người và sẽ không tránh được nạn đói và Trung quốc đã không thể là một lực lượng kinh tế thứ nhì thế giới như hiện nay.
.

Thật ra chính sách cho phép phụ nữ Trung quốc sinh hai con không có tính đột ngột. Kể từ năm 1980 khi ban hành chính sách một con, chính phủ Trung quốc đã đối diện với sự ta thán của nhân dân trước một chính sách biến quan hệ gia tộc thành một quan hệ “không có mặt người”. Và quan trọng hơn khi đời sống kinh tế khá giả, phụ nữ có nhiều cơ hội tạo dựng tương lai của chính mình họ bớt tha thiết đến việc sinh con đẻ cái, và chính sách một con – như đã nói - làm cho xã hội Trung quốc càng lúc càng có nhiều người cao niên làm giảm lực lượng lao động trong xã hội .

Do đó, mười năm qua, chính phủ Trung quốc đã nới lỏng chính sách một con, cho phép những gia đình mà vợ chồng đều là con một được sinh hai con. Đến năm 2013 cho phép những gia đình mà vợ hoặc chồng là con một được có hai con. Theo thống kê của Ủy ban Kế hoạch hóa Sức khỏe Gia đình Quốc gia (The national Health and Family Planning Commission) năm 2014 có 16.9  triệu trẻ em ra đời cao hơn năm 2013 470.000 trẻ em, chứng tỏ sự thay đổi chính sách đã có kết quả làm trẻ dân số. Nhưng chỉ trong một giới hạn nào đó .Vì trớ trêu là khi được phép sinh con thì phụ nữ Trung quốc lại càng ít muốn đèo bòng. Thống kê cho đến tháng 5 năm 2015 này cho thấy trong số 11 triệu phụ nữ được quyền sinh đứa con thứ hai chỉ có 1.45 triệu phụ nữ nộp đơn xin sinh con.

Kết quả, lực lượng lao động vẫn không đủ cho nhu cầu quốc gia. Đó là lý do chính phủ Trung quốc chấm dứt chính sách một con và cho phép mọi cặp vợ chồng được có hai con. Viện thống kê quốc gia (National Bureau of Statictics ) của Trung quốc ghi nhận trong năm 2012 lực lượng lao động giảm 3.45 triệu, năm  2013 giảm 2.44 triệu và năm 2014 giảm 3.71. Cũng theo dự liệu thống kê đến năm 2016,  25% dân số Trung quốc thuộc thành phần lớn tuổi, sức lao động giảm và khoảng năm 2040 tỉ số người làm việc trên số nghỉ hưu là 1.6 (hiện nay tỉ số này là 5-1).
.

Các quan sát viên dân số nhận xét rằng quyết định cho phép sinh hai  con của Trung quốc đã đến hơi trễ để tạo thành một lực lượng lao động cần thiết cho Trung quốc trong thời gian trước mắt, ngoại trừ Trung quốc áp dụng những chính sách giúp chỉ số sinh sản (birthrate) tăng lên trên chỉ số 1.18  hiện nay (trung bình 118 cặp vợ chồng có 100 con) và quan trọng hơn là tăng khả năng sản xuất của lực lượng thợ thuyền, thị trường hóa sinh hoạt kinh tế và dễ dãi hóa chính sách đưa nhân công từ thôn quê vào các khu sản xuất và tăng tuổi nghỉ hưu. Tại Trung quốc hiện nay đàn ông 60 tuổi nghỉ hưu, phụ nữ 55 tuổi được xem là quá sớm so với các quốc gia phát triển Tây phương.

Nhưng chuyện tăng lực lượng lao động bằng cách tăng chỉ số sinh sản giống như chuyện một anh nhà quê cao to mà có một cái chăn ngắn, kéo đắp đằng đầu thì hở đằng chân. Tăng chỉ số sinh sản thì dân số tăng lên cũng tạo thành hằng trăm vấn nạn thực phẩm, môi trường, giáo dục, nhà cửa …

Và vấn đề sẽ là một cuộc thí nghiệm dài dài đòi hỏi sự điều chỉnh liên tục không bao giờ chấm dứt.

.

Trần Bình Nam

Nov. 15, 2015

binhnam@sbcglobal.net

www.tranbinhnam.com

.

Tài liệu tham khảo:

  1. Google: Thomas Malthus và “An Essay on the Principle of Population”

  2. “Population growth revisited”  by Julie Makinen  - Los Angeles Times, Friday 30, 2015

  3. “Now, the two-child policy” The Economist – November 7, 2015


.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Với sự miễn nhiệm ba nhân vật ở vị trí lãnh đạo quốc gia như Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội của Việt Nam chỉ trong vòng một năm từ năm 2023 đến năm 2024 vì lý do ba nhân vật đó thiếu liêm chính đã dẫn đưa người ta có cái nhìn về viễn ảnh trước mắt là sự khủng hoảng cơ cấu và sự bất ổn kinh tế làm cho giới đầu tư nước ngoài e dè, thận trọng, và chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia khác...
Mỗi khi tai qua nạn khỏi hay gặp một điều lành, chúng ta đều nhắc tới chữ Phúc Đức: “Nhờ phúc ông bà nên tôi vừa thoát nạn.” “Nhờ phúc nhà nên cháu vừa thi đỗ.” “Cầu phúc tổ tiên cho được mẹ tròn con vuông.”...
Có 6 loại cán bộ, đảng viên sẽ bị loại khỏi thành phần Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XIV, nhưng tiêu chuẩn người được chọn “vẫn cũ như trái đất”...
Ông Bill Burns, Trùm CIA, hôm 19/04/24, cảnh báo « Ukraine có thể thua cuộc chiến sanh tử với Poutine từ đây tới cuối năm ». Lời tuyên bố đưa ra trước hôm Hạ viện Huê kỳ biểu quyết có nên tháo khoán 61 tỷ USD để giúp Ukraine hay không? Nay thì Ukraine có 61 tỷ, và còn thêm phần viện trợ của Otan nữa, để tăng cường khả năng quân sự và cả kinh tế để đối đầu với Poutine. Vậy tới cuối năm, chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc và thắng lợi sẽ ngả về phía Ukraine?
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.